ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN

Một phần của tài liệu một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần quang anh (Trang 63 - 91)

QUANG ANH

3.1. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀTÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN QUANG ANH TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN QUANG ANH 3.1.1. Những ưu điểm

Quá trình hình thành và phát triển trải qua bao khó khăn vất vả Công ty đã dần dần khẳng định được vị trí của mình trên thương trường. Để đạt được kết quả như vậy Công ty đã có định hướng đúng trong việc sắp xếp tổ chức quản lý lao động trong công ty và nắm bắt được nhu cầu thị trường, từ đó mở rộng quy mô sản xuất tăng số lượng và chất lượng sản phẩm sản xuất ra. Đồng thời công ty thực hiện hạch toán kinh tế tài chính toàn diện chính xác coi trọng hiệu quả trong kinh doanh.

Về bộ máy quản lý của công ty nhìn chung được tổ chức hợp lý với đặc điểm sản xuất kinh doanh và đáp ứng nhu cầu quản lý, đảm bảo việc kiểm soát nguồn vốn chặt chẽ tại Công ty.

Về tổ chức công tác kế toán, công ty đã áp dụng đúng đắn chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định 1141TC/QĐ-BTC và các nghị định thông tư hướng dẫn về quản lý tài chính trong các doanh nghiệp. Công tác kế toán đã chấp hành nghiêm chỉnh Pháp lệnh kế toán thống nhất, điều lệ tổ chức kế toán Nhà nước và vận dụng tốt chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành, tuân thủ các nguyên tắc kế toán và chuẩn mực kế toán cũng như lý luận cơ bản của lý thuyết hạch toán kế toán.

Bộ máy kế toán gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả với đội ngũ kế toán viên có trình độ chuyên môn cao. Từng phần hành kế toán được phân công nhiệm vụ cụ thể cho phù hợp với năng lực, trình độ chuyên môn của từng người, tạo điều kiện cho nhân viên kế toán phát huy năng lực và trình độ chuyên môn của mình. Trong việc phân chia trách nhiệm Công ty thực hiện theo nguyên tắc bất kiêm nghiệm giữa phê chuẩn và thực hiện nhiệm vụ. Điều này tạo sự kiểm soát lẫn nhau khá chặt chẽ trong công việc, hạn chế được những sai sót xảy ra trong quá trình thực hiện công tác kế toán.

Về hạch toán, mặc dù có tận 2 cơ sở nhưng công ty vẫn sử dụng hình thức kế toán tập trung. Vì nó giúp cho công ty có khả năng nắm bắt tình hình về sản xuất kinh doanh, từ đó phản ánh tốt hơn kết quả sản xuất của công ty. Đội ngũ kế toán của công

ty được đào tạo và có trình độ chuyên môn hoá cao nên việc xử lý các thông tin được tiến hành nhanh chóng, kịp thời.

Hệ thống tài khoản kế toán: kế toán công ty đã có sự vận dụng linh hoạt hệ thống tài khoản kế toán theo CĐKT. Đồng thời hệ thống chứng từ kế toán được sử dụng theo đúng các quy định hiện hành về biểu mẫu và ghi chép; đối chiếu và kiểm tra. Việc luân chuyển chứng từ cũng được thực hiện theo đúng quy định chung.

Hệ thống chứng từ kế toán: hệ thống chứng từ của Công ty được sử dụng theo đúng biểu mẫu và ghi chép, đối chiếu và kiểm tra. Việc luân chuyển chứng từ cũng theo đúng quy trình chung.

Hệ thống sổ sách kế toán: hình thức Chứng từ ghi sổ đang được áp dụng tại Công ty là khá phù hợp với mật độ, số lượng các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày. Hình thức kế toán này còn cho phép tập hợp, lưu trữ tài liệu kế toán theo từng Chứng từ ghi sổ, giúp cho công tác kiểm tra, đối chiếu dễ dàng hơn. Hệ thống sổ sách kế toán nói chung và kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm được thực hiện khá cẩn thận bởi các kế toán viên thuộc phần hành đó.

Hệ thống báo cáo kế toán tại công ty tuy một lúc phải đáp ứng rất nhiều người sử dụng báo cáo tài chính như các cổ đông, nhà quản trị, thuế vụ, đối tác ..nhưng hệ thống báo cáo tài chính vẫn được lập và nộp đúng về quy cách, có sự giải trình đầy đủ về số liệu trong các báo cáo. Bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán: tài liệu kế toán có khu vực lưu trữ riêng, được sắp xếp gọn gàng, khoa học và chống tác động của thời tiết. Đồng thời toàn bộ hệ thống sổ sách kế toán còn được lưu trữ trong các thiết bị lưu trữ điện tử (đĩa CD-ROM, ổ cứng) tạo sự thuận tiện trong công tác kiểm tra, đối chiếu và tái sử dụng.

Kế toán chi phí và tính giá thành đã đáp ứng được yêu cầu của công tác lập báo cáo quyết toán tài chính hàng năm, cung cấp thông tin cho các cơ quan quản lý Nhà nước, đồng thời cho phép công ty phân tích, đánh giá tổng quát kết quả sản xuất kinh doanh.

Ngoài ra, việc lựa chọn đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm, phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cũng khá phù hợp với đặc điểm riêng có của đơn vị, thuận lợi cho công tác kế toán chi phí và tính giá thành tại Công ty.

Bên cạnh những thuận lợi trên công tác kế toán còn gặp một số tồn tại, khó khăn. Những hạn chế này không chỉ nằm trực tiếp trong tổ chức công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm, mà còn tồn tại cả trong tổ chức bộ máy quản lý của Công ty.

a. Tổ chức bộ máy của công ty

Công ty Cổ phần Quang Anh chưa có bộ phận kiểm toán nội bộ hoặc bộ phận kiểm tra kế toán riêng. Đồng thời Công ty chưa có quy chế khen thưởng, xử lý vi phạm rõ ràng và chính thức dưới dạng văn bản, nhất là đối với bộ phận tài chính kế toán và bộ phận bảo quản, lưu trữ tài sản. Điều này có thể dẫn tới sự thiếu trách nhiệm trong công tác quản lý tài sản hoặc lợi dụng kẽ hở để tư lợi.

b. Tổ chức bộ máy kế toán

Thứ nhất là do công ty sản xuất vật liệu xây dựng nên sản phẩm của công ty chỉ tiêu thụ theo vụ mùa, vì nó còn tuỳ thuộc vào từng vụ mùa xây dựng. Vì vậy việc khấu hao bình quân TSCĐ theo tháng trong năm là chưa hợp lý.

Thứ hai là công tác quản trị doanh nghiệp, đặc biệt là công tác kế toán quản trị trong đó có kế toán chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm chưa được chú trọng. Hệ thống sổ sách, báo cáo kế toán quản trị chi phí sản xuất còn sơ sài chưa đáp ứng được nhu cầu quản lý chi phí. Kế toán và phân tích chi phí còn đơn giản chủ yếu là để đáp ứng yêu cầu tính giá thành thực tế mà chưa chú trọng đến yêu cầu kiểm tra, quản lý và kiểm soát chi phí.

Thứ ba, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành mới chỉ dừng lại ở kế toán theo giá thành thực tế. Các khoản mục chi phí phát sinh được tính toán theo chi phí thực tế doanh nghiệp đã chi ra và tập hợp cho từng đối tượng chịu chi phí. Cuối kỳ căn cứ vào chi phí thực tế đã tập hợp để tính giá thành thực tế sản phẩm hoàn thành. Giá thành thực tế các khoản mục chi phí sản xuất được phản ánh theo chi phí thực tế. Các khoản mục chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công...có thể xác định được ngay từ những chứng từ nội bộ, nhưng cũng có những khoản mục chi phí sản xuất chung phụ thuộc chứng từ đối tác bên ngoài Công ty như: hoá đơn tiền điện, hoá đơn tiền nước và điện thoại. Do đó những thông tin chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm phải đợi đến cuối kỳ kế toán mới có được. Các thông tin này chỉ thích hợp phục vụ Báo cáo kế toán tài chính, nhưng chưa kịp thời đáp ứng được yêu cầu về công tác quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm và việc ra quyết định của nhà quản lý.

Thứ tư, chứng từ kế toán liên quan đến chi phí và tính giá thành sản phẩm nói chung là khá phù hợp, rõ ràng và phản ánh đầy đủ các loại chi phí. Tuy nhiên còn một số cần khắc phục như việc tập hợp chi phí sản xuất công ty lại tiến hành ghi chép từ các sổ chi tiết TK 1541, 1542, 1544. Như vậy công việc sẽ mất rất nhiều thời gian và rườm rà liên quan đến nhiều sổ sách.

Việc tập hợp chi phí Công ty còn thiếu Bảng tập hợp chi phí nên bảng tính giá thành được lấy từ các sổ chi tiết TK 1541, TK 1542, TK 1544 như vậy là chưa hợp lý. Phương pháp kế toán nguyên vật liệu trực tiếp công ty có nhiều loại mặt hàng và chủ yếu là các loại đá được gia công sau đó bán cho khách hàng nên chi phí về nguyên vật liệu phụ rất ít, nên kế toán khi xuất kho nguyên vật liệu phụ thường tính chung cho tất cả các sản phẩm nhưng lại không tiến hành phân bổ riêng cho các sản phẩm đó như vậy là kém chính xác.

Phương pháp tính giá trị sản phẩm dở dang: vào cuối tháng, kế toán không tiến hành tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh dở dang mà tính luôn giá thành sản phẩm kết chuyển trực tiếp sang TK 155 mặc dù hàng tháng vẫn có sản phẩm dở dang cuối tháng, đến cuối năm mới tập hợp chi phí của sản phẩm dở dang như vậy là chưa chính xác và giá thành sản phẩm sẽ không phản ánh đúng giá trị của nó.

Chính vì vậy cần phải hoàn thiện công tác kế toán nhằm quản trị tốt chi phí sản xuất, đảm bảo tính chính xác của số liệu kế toán, phục vụ kịp thời thông tin kinh tế trong quản trị doanh nghiệp để công tác kế toán thực sự trở thành một công cụ quản lý có hiệu quả.

3.2. Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Quang Anh

Hoàn thiện bộ máy quản lý tại Công ty sẽ góp phần hoàn thiện công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm. Một công việc mà các nhà quản lý Công ty cần tiến hành xây dựng ngay hệ thống quy chế về khen thưởng và xử lý vi phạm đối với bộ phận Tài chính- kế toán ở khối văn phòng. Việc đánh giá hiệu quả của bộ máy tài chính kế toán và công tác tài chính kế toán phải được xác định bằng những tiêu thức cụ thể, gồm cả các tiêu thức định tính (trình độ, đạo đức nghề nghiệp..) và các tiêu thức định lượng (thời hạn hoàn thành báo cáo kế toán, các chỉ tiêu tài chính..).

Trong thời gian tới, Công ty nên thiết lập một ban kiểm toán nội bộ hoặc bộ phận kiểm tra kế toán. Bộ phận này có thể đặt dưới sự quản lý trực tiếp của Ban kiểm soát

nhằm thống nhất hoạt động. Chức năng chính của bộ phận này là giúp đỡ nhà quản trị thanh tra và kiểm soát hoạt động tài chính-kế toán của Công ty.

Trong điều kiện hoạt động sản xuất kinh doanh như hiện nay, Công ty cần quan tâm đầu tư cho việc hoàn thiện công tác kế toán, hướng tới mục đích tăng cường quản trị doanh nghiệp. Vấn đề này được coi là một trong những công cụ quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tích luỹ vốn, nâng cao uy tín và khả năng cạnh tranh của công ty.

Trước hết, hoàn thiện tổ chức kế toán phải tiến hành đồng bộ từ hạch toán ban đầu đến vận dụng các tài khoản kế toán, tổ chức hệ thống sổ và báo cáo kế toán. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hoàn thiện tổ chức kế toán phải đảm bảo tính khả thi và tính hiệu quả. Các giải pháp hoàn thiện phải phù hợp với đặc điểm kinh doanh, trình độ đội ngũ cán bộ của Công ty và các chính sách, pháp luật của nhà nước. Đảm bảo thông tin kịp thời, chính xác cho các nhà quản lý trong việc lựa chọn các phương án sản xuất tối ưu nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm phải kết hợp chặt chẽ giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị theo những nội dung cơ bản như sau:

- Thực hiện kế toán chi phí sản xuất chi tiết tới từng loại sản phẩm để đáp ứng yêu cầu tính giá thành sản phẩm chính xác khách quan và nhanh chóng.

- Phân loại chi phí sản xuất nhằm đáp ứng yêu cầu của kế toán tài chính kết hợp kế toán quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

Kế toán chi phí nguyên vật liệu phải đảm bảo quản lý chặt chẽ nguyên vật liệu trong quá trình mua, dự trữ tại kho hay phân xưởng tránh hao hụt thất thoát, đảm bảo hạch toán đúng, đủ khoản mục chi phí nguyên vật liệu. Xây dựng hệ thống định mức đối với các loại chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí sản xuất chung hợp lý.

Xây dựng hệ thống định mức chi phí nguyên vật liệu, nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung hợp lý. Đảm bảo quản lý chi phí chặt chẽ đến từng bộ phận sản xuất. Đồng thời có chế độ khen thưởng kịp thời đối với những cá nhân, bộ phận có thành tích trong việc tiết kiệm chi phí mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm và tiến độ sản xuất.

Chú trọng việc đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn của kế toán viên trong doanh nghiệp. Định kỳ tổ chức cho kế toán viên tham gia các lớp tập huấn về chế độ

Tài chính - kế toán tạo điều kiện cho họ tiếp cận và nắm vững được sự thay đổi trong chế độ tài chính kế toán.

Cán bộ quản lý và cán bộ kế toán trong Công ty cần phải nhận thức được vai trò của kế toán quản trị, đặc biệt là kế toán quản trị chi phí giá thành trong công tác quản trị doanh nghiệp. Xây dựng mô hình kế toán chi phí và giá thành phù hợp với điều kiện cụ thể của Công ty phục vụ cho việc ra quyết định quản lý.

3.2.1. Hoàn thiện về chứng từ kế toán

Kế toán nên lập thêm bảng tổng hợp chi tiết nguyên vật liệu để tiện cho việc đối chiếu giữa kế toán và thủ kho, đồng thời cung cấp thông tin phân tích tình hình dự trữ sử dụng từng loại NVL. Để lập bảng tổng hợp chi tiết từng loại vật liệu kế toán tổng hợp phần giá trị, số lượng vật tư từ các dòng bảng kê nhập, xuất, tồn.

Đồng thời, để thuận tiện cho việc phản ánh và phân bổ chi phí khấu hao TSCĐ cho từng bộ phận sử dụng TSCĐ, cùng với đó là phục vụ tốt cho việc ghi sổ tập hợp chi phí tính giá thành kế toán công ty nên lập Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ cho các bộ phận sử dụng TSCĐ hàng tháng.

Để phục vụ cho việc xác định chi phí nhân công trực tiếp đúng, đủ trong bảng thanh toán lương hàng tháng cần phải phản ánh tiền lương cơ bản, bậc công việc, tiền lương sản phẩm của công nhân trực tiếp sản xuất trong danh sách và tiền lương công nhân thuê ngoài khi thời vụ căng thẳng. Đồng thời, để giúp cho việc tính toán các khoản trích theo lương thuận tiện, làm cơ sở phản ánh trên Bảng phân bổ tiền lương và BHXH cũng như việc theo dõi, kiểm tra và kiểm soát nội bộ về chi phí tiền lương trực tiếp đảm bảo đúng tiến độ. Tăng cường trách nhiệm kế toán, thống kê tại các phân xưởng, tổ, đội sản xuất trong việc nghiệm thu khối lượng và chất lượng sản phẩm hoàn thành để làm căn cứ chính xác trong tính lương theo công việc.

Tuy Bảng chấm công và Bảng thanh toán lương phân xưởng cho từng nhân công trong phân xưởng không phải là căn cứ hạch toán chi phí lương nhưng lại là các bằng chứng để kiểm tra việc thực hiện chính sách lương, do vậy cuối tháng, phân xưởng

nên gửi các chứng từ này lên phòng Tài chính- kế toán. Các chứng từ này sẽ được dùng khi đối chiếu với Bảng thanh toán tiền lương, Bảng tính và phân bổ tiền lương, sau đó được lưu trữ cùng với chứng từ ghi sổ hạch toán lương.

Một phần của tài liệu một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần quang anh (Trang 63 - 91)