- Tiếng ghi ta là ẩn dụ hay nói đúng hơn là bài ca về cuộc đời, số phận và cái chết của Lorca Cuộc đời của con người ấy như tiếng
KHỔ 4 :QUAN TRỌNG
Những câu thơ tiếp theo như đặc tả cho một sự sống khác, mãnh liệt, âm thầm mà bất tử :
không ai chôn cất tiếng đàn tiếng đàn như cỏ mọc hoang giọt nước mắt vầng trăng long lanh trong đáy giếng
Đoạn thơ tái hiện khoảnh khắc kẻ thù của Lorca hèn hạ thủ tiêu chàng, ném xác xuống giếng, nhưng qua hình tượng âm thanh tiếng đàn ta nhận ra một sức sống mãnh liệt vẫn tiếp tục. kẻ thù
có thể vùi chôn thân xác của Lor-ca nhưng không thể vùi lấp và tiêu diệt được tinh thần và linh hồn của ông. Thanh Thảo rất có ý thức khi so sánh tiếng đàn với cỏ mọc hoang để cảm nhận về sức lan toả của sự sống mãnh liệt không gì có thể hủy hoại được. Sau khi Lor-ca chết, tiếng đàn ấy vẫn ngân vang như loài cỏ mọc hoang man dại đầy sức sống.
Nghĩa khác: Lor-ca chết đi giữa lúc khát vọng chưa thành. Khát vọng cách tân nền nghệ thuật già nua bị dừng lại giữa đường. Kẻ dẫn đường đã hi sinh. Nghệ thuật thiếu kẻ dẫn đường thì sẽ như cỏ mọc hoang mà thôi.
giọt nước mắt vầng trăng long lanh trong đáy giếng
Hai câu thơ bắt nguồn từ một sự việc thực: kẻ thù giết chết Lor-ca và quẳng xác ông xuống giếng để phi tang. Lor-ca và tâm hồn của ông cao khiết như vầng trăng. Nước mắt vầng trăng là sự thương tiếc cho vầng trăng hay nước mắt sáng trong và vĩnh cửu như vầng trăng ?Giếng nước nơi kẻ thù vứt xác anh lại là nơi tỏa sáng long lanh tâm hồn anh. Sự vùi lấp hóa thành sự thăng hoa, sự thê thảm chuyển hóa thành sự tôn vinh. Và đó là sự bất tử của người anh hùng.