Xã Thanh Ninh thuộc huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên với tổng diện tích tự nhiên là 797,77 ha. Huyện có 21 đơn vị hành chính trong đó có 1 thị trấn và 20 xã. Hàng năm dưới sự chỉ đạo của cấp trên cùng với sự chỉ đạo của ban lãnh đạo huyện Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện tổ chức xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lí và sử dụng đất đai một cách hợp lý và có hiệu quả. Trong đó phải kể đến công tác chuyển QSDĐ diễn ra trên địa bàn huyện, từ khi Luật Đất đai năm 2003 ra đời và đưa vào áp dụng, có nhiều thay đổi về quy định cũng như các hình thức chuyển QSDĐ, ban lãnh đạo và các cơ quan chuyên môn đã tổ chức tuyên truyền hướng dẫn thực hiện các quy định mới của Luật Đất đai quy định, đồng thời cũng tổ chức tuyên truyền đến người dân nhằm nâng cao sự hiểu biết của người dân, thúc đẩy hoạt động chuyển QSDĐ trên địa bàn huyện diễn ra sôi động hơn. [5]
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Số liệu và kết quả chuyển QSDĐ của địa phương trong giai đoạn từ 2011 - 2013.
- Các văn bản liên quan đến các hình thức chuyển QSDĐ. - Các tổ chức cá nhân sử dụng đất.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu tất cả các hình thức chuyển QSDĐ theo Luật Đất đai 2003 trên địa bàn xã Thanh Ninh, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
3.2.1 Địa điểm:
- UBND Xã Thanh Ninh, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.
3.2.2 Thời gian:
- Từ 30/1/2014 đến 30/4/2014
3.3. Nội dung nghiên cứu và các chỉ têu theo dõi
3.3.1. Nội dung nghiên cứu
Nội dung 1: Điều tra cơ bản về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội; tình hình quản lí và sử dụng đất tại xã Thanh Ninh.
Nội dung 2: Đánh giá kết quả chuyển QSDĐ theo 8 hình thức chuyển quyền được quy định trong Luật Đất đai 2003 theo số liệu thứ cấp.
Nội dung 3: Đánh giá sự hiểu biết của người dân xã Thanh Ninh về chuyển QSDĐ theo số liệu điều tra.
3.3.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu
- Các chỉ tiêu về số lượng, diện tích và các trường hợp chuyển QSDĐ theo số liệu thứ cấp.
- Các chỉ tiêu về sự hiểu biết của người dân địa phương về chuyển QSDĐ theo tỉ lệ trả lời đúng.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu
3.4.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp
- Thu thập các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, đời sống văn hóa, giáo dục, y tế; tình hình quản lí và sử dụng đất tại xã Thanh Ninh.
- Thu thập các báo cáo về tình hình chuyển QSDĐ của huyện Phú Bình và xã Thanh Ninh trong giai đoạn 20011 - 2013.
- Tìm hiểu những khó khăn trong tổ chức, kết quả chuyển QSDĐ trên địa bàn.
3.4.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp
- Tiến hành điều tra phỏng vấn trên địa bàn xã bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp dân với bộ câu hỏi đã chuẩn bị sẵn.
- Phỏng vấn 30 người,đối tượng là cán bộ xã, nông dân.
3.4.2. Phương pháp tổng hợp, phân tích, xử lí số liệu
- Các số liệu điều tra thu thập được sử dụng phần mềm Word, Excel để tổng hợp xử lí.
- Từ các tài liệu thu thập tổng hợp, phân tích đối chiếu các quy định trong văn bản pháp lý, pháp quy của nhà nước để đánh giá và đưa ra các giải pháp nhằm đẩy mạnh và hoàn thiện công tác chuyển QSDĐ.
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Tình hình cơ bản của xã Thanh Ninh
4.1.1. Điều kiện tự nhiên của xã Thanh Ninh
4.1.1.1. Vị trí địa lí
Thanh Ninh là một xã trung du nằm phía Đông Nam huyện Phú Bình cách trung tâm huyện khoảng 7 km, tiếp giáp các xã sau:
Phía Bắc giáp xã Lương Phú. Phía Nam giáp xã Dương Thành. Phía Đông Bắc giáp xã Tân Đức. Phía Tây giáp xã Kha Sơn.
Phía Tây Nam giáp 2 xã Hoàng Thanh và Hoàng Lương(huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang).
Tổng diện tích tự nhiên là 493.85 ha. Là xã nằm trong vùng I của huyện Phú Bình, (các xã trong vùng tưới tiêu của hệ thống thuỷ nông Sông Cầu) được xác định là vùng có tiềm năng và thế mạnh để phát triển nông nghiệp.
4.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Thanh Ninh là xã vùng trung du của tỉnh Thái Nguyên có địa hình bằng phẳng, độ chênh cao giữa các vùng trong xã không lớn, có độ cao trung bình thấp, hướng dốc từ phía Tây Bắc về phía Đông Nam.
Với địa hình như vậy có nhiều lợi thế trong việc bố trí hệ thống thuỷ lợi. Diện tích đất nông nghiệp lớn chiếm gần 2/3 diện tích tự nhiên trong toàn xã.
4.1.1.3. Khí hậu
Xã Thanh Ninh có khí hậu mang tính chất đặc thù của vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu trong năm được chia thành 4 mùa, trong đó có hai mùa phân hóa rõ rệt, đó là mùa Đông và mùa Hè.
+ Nhiệt độ trung bình trong năm từ 23 - 240C, tổng tích ôn giao động xấp xỉ bằng 8.0000C.
+ Lượng mưa trung bình trong năm từ 1.600 đến 1.900 mm, lượng mưa cao nhất vào tháng 8 là 2.110 mm và thấp nhất vào tháng 1 là 1.213 mm.
+ Độ ẩm trung bình cả năm là 82%, độ ẩm cao nhất vào tháng 6, 7, 8; Độ ẩm thấp nhất vào tháng 11, 12 hàng năm.
4.1.1.4. Thủy văn
Do có địa hình bằng phẳng nằm trong vùng tưới tiêu của hệ thống kênh đào chạy ở phía Đông Nam xã thuận lợi rất lớn cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt, hệ thống mương thuỷ lợi với chiều dài hơn 20 km đáp ứng chủ động nước tưới cho sản xuất nông nghiệp và các nhu cầu khác.
4.1.1.5. Nguồn tài nguyên
*Tài nguyên đất
Theo bản đồ thổ nhưỡng trên địa bàn xã Thanh Ninh có các loại đất chính sau:
- Đất đỏ vàng trên đá sét được phân bố ở các vùng bãi thấp đang được khai thác trồng các loại cây hoa màu và bố trí khu dân cư nông thôn.
- Đất lúa nước trên sản phẩm dốc tụ (Ld) được phân bố ở các khu vực thấp trong xã đang khai thác để trồng lúa nước.
- Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa (Lf) phân bố trong toàn xã.
- Ngoài ra, trên địa bàn xã còn có các loại đất khác như: đất màu nâu vàng trên mẫu đất phù xa cổ, đất feralit biến đổi do trồng lúa nước với số lượng nhỏ, nằm rải rác.
* Tài nguyên nước
- Nguồn nước mặt phục vụ sản xuất: Do vị trí địa lí nằm trong vùng tưới tiêu của hệ thống Sông Đào cộng với lượng mưa trung bình khoảng 1850 mm nên Thanh Ninh được hưởng rất nhiều về nguồn nước phục vụ sản xuất, do vậy luôn chủ động được vụ mùa và kế hoạch gieo trồng.
- Nguồn nước ngầm phục vụ sinh hoạt: Với địa hình tương đối bằng phẳng chất lượng nước ngầm tốt, trữ lượng dồi dào mực nước trung bình có độ sâu từ 6 – 8m rất thuận lợi cho đào giếng khơi và giếng khoan, nguồn nước đảm bảo chất lượng hợp vệ sinh. Xã hiện có 90% số hộ sử dụng nước giếng khoan, còn lại 10%sử dụng nước giếng khơi.
* Tài nguyên rừng
Rừng hiện nay chủ yếu là rừng trồng diện tích nhỏ lẻ phân tán trong toàn xã. Hiện nay theo thống kê năm 2013 xã có 7.16 ha chiếm 1.45% diện tích tự nhiên và đã giao hết cho các hộ gia đình quản lí.
4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội của xã Thanh Ninh
4.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế
* Ngành nông nghiệp
Tận dụng những lợi thế về đất nông nghiệp, địa hình, nguồn nước, nguồn nhân lực, xã đã nỗ lực phấn đấu phát huy những tiềm năng có sẵn của địa phương đưa tiến bộ khoa học vào sản xuất nông nghiệp, nâng diện tích đất nông nghiệp bằng biện pháp nâng hệ số sử dụng đất do vậy đã có những kết quả nhất định.
Tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay là 4,6%.
Tổng sản lượng lương thực cây có hạt năm 2013 đạt 3.110 tấn. Trong đó thóc: 2.510 tấn, ngô đạt 600 tấn. Bình quân lương thực đầu người đạt 630 kg.
Do là xã thuần nông nên việc chăn nuôi có tầm quan trọng rất lớn, đáp ứng được nhu cầu về cày kéo, cung cấp phân bón cho sản xuất nông nghiệp, tiêu thụ nguồn thức ăn từ ngành trồng trọt. Năm 2013 theo số liệu điều tra ngành chăn nuôi, xã có: Đàn trâu: 301; đàn bò: 970 con; lợn thịt: 9.800 con; lợn nái sinh sản: 1.650 con; gia cầm: 40.500 con.
* Ngành sản xuất tiểu thủ công nghiệp – thương mại dịch vụ
Hiện nay do yêu cầu thực tế trong sản xuất, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân, cùng với sự chuyển dich cơ cấu kinh tế nói chung đã tự phát thành những ngành nghề sau: sửa chữa cơ khí phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, kinh doanh vận tải, chế biến các sản phẩm nông nhiệp như làm bánh, bún, đậu…
Theo số liệu điều tra hiện nay trong xã có khoảng 10% số người tham gia vào các ngành nghề, trong đó:
- Kinh doanh vận tải có 10 xe ô tô, 50 xe công nông, 30 xe ngựa.
- Dịch vụ có 190 hộ, trong đó: 26 máy xay xát, 20 điểm gia công và sửa chữa cơ khí nhỏ, thợ mộc, thợ nề và 80 hộ kinh doanh buôn bán.
Các ngành nghề này đã giải quyết được một số công ăn việc làm và có thu nhập khá. Tuy nhiên các ngành nghề này quy mô vẫn còn ở phạm vi nhỏ hẹp.
* Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kĩ thuật, hạ tầng xã hội * Giao thông
Xã có đường tỉnh lộ 261C chạy qua và đường huyện lộ 287 đi Bắc Giang chạy qua trung tâm xã với chiều dài trên 2 km, đây là thuận lợi lớn trong giao lưu kinh tế - xã hội với các địa phương khác. Các tuyến đường liên xã, liên thôn đã trải nhựa, bê tông hoá được 40 km, cơ bản đáp ứng được điều kiện giao thông cho người dân.
* Y tế:
Trạm được xây dựng mới năm 2010 nhà cao tầng kiên cố đạt chuẩn quốc gia, diện tích 120 m2. Các công trình phụ trợ như: giếng nước, các công trình vệ sinh đảm bảo vệ sinh môi trường, trang thiết bị đạt tiêu chuẩn đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng trong công tác khám và chữa bệnh tại cơ sở. Đội ngũ y tế xã gồm 4 người: 1 bác sỹ, 3 y tá và 13 y tế thôn.
*Thuỷ lợi:
Công tác thuỷ lợi trong những năm gần đây được sự quan tâm của Nhà nước và sự đóng góp của người dân đang dần từng bước cứng hoá hệ thống kênh mương.
- Nguồn nước phục vụ sản xuất hiện nay chủ yếu là do hệ thống nước Sông Đào cung cấp.
- Hệ thống mương tưới trong toàn xã có trên 20 km kênh mương, hiện nay đã cứng hoá được 6,6 km, còn lại mương đất chất lượng nói chung chưa đảm bảo cho việc dẫn nước tưới tiêu.
Hệ thống điện đã trải khắp trên địa bàn toàn xã với 4 trạm biến áp với công suất 560 KVA. Toàn bộ các hộ trong xã đã được sử dụng điện, chất lượng điện đảm bảo.
* Giáo dục đào tạo:
Được sự quan tâm của Nhà nước, thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục, do vậy cơ sở vật chất của trường đang được đầu tư quan tâm cho sự nghiệp giáo dục của toàn xã, nên hiện nay xã đã có một hệ thống trường lớp tương đối hoàn chỉnh với 1 trường mầm non, 1 trường tiểu học và 1 trường trung học cơ sở.
4.1.2.2. Thực trạng phát triển dân số, lao động và việc làm
Xã Thanh Ninh có 5.655 khẩu và 1.287 hộ, được phân thành 13 xóm, phân bố không đều, xóm đông nhất là xóm Đồng Trong có 482 khẩu và 116 hộ, xóm ít dân nhất là xóm Đồi Thông có 215 khẩu và 50 hộ.
- Lao động và việc làm: Số lao động tính đến tháng 12 năm 2013 toàn xã là 3.102 người. Số lao động này được phân bổ trên 13 xóm, đây là lực lượng lao động chính là nguồn nhân lực để thúc đẩy nền kinh tết của địa phương, hiện nay do đặc thù là xã thuần nông các ngành nghề phụ chưa phát triển. Việc tạo công ăn việc làm trong lúc gối vụ chưa có, thu nhập của người dân chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp nên đời sống còn thấp. Thu nhập bình quân trên đầu người hiện nay là 4.500.000đ/người/năm.
4.1.3. Hiện trạng sử dụng đất và tình hình quản lí đất đai tại xã Thanh Ninh
4.1.3.1. Hiện trạng sử dụng đất tại xã Thanh Ninh
Hiện trạng sử dụng đất xã Thanh Ninh năm 2013 được thể hiện tại bảng 4.1:
Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất xã Thanh Ninh năm 2013
Thứ tự Chỉ tiêu Mã
Hiện trạng năm 2010 Diện tích
(ha) Cơ cấu(%)
Tổng diện tích tự nhiên 493,85 100.00
1 Đất nông nghiệp NNP 389,49 78,87
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 378,23 76,59
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 293,69 59,47
1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 228,30 46,23
1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC
1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 65,38 13,24
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 84,49 17,11
1.2 Đất lâm nghiệp LNP 17,48 3,54 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 17,48 3,54 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 10,50 2,13 1.4 Đất làm muối LMU 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH
2 Đất phi nông nghiệp PNN 97,20 19,68
2.1 Đất ở OTC 30,86 6,25
2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 30,86 6,25
2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT
2.2 Đất chuyên dung CDG 36,69 7,43 2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, CTSN CTS 0,25 0,05 2.2.2 Đất quốc phòng CQP 2.2.3 Đất an ninh CAN 2.2.4 Đất sản xuất, KD PNN CSK 2.2.5 Đất có mục đích công cộng CCC 36,45 7,38
2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 0,30 0,06
2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 1,97 0,4
2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng SMN 3,11 0,63
2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK
3 Đất chưa sử dụng CSD 7,16 1,45
3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS
3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 7,16 1,45
3.3 Núi đá không có rừng cây NCS
Qua bảng 4.1 ta thấy: Xã Thanh Ninh có tổng diện tích tự nhiên là 493.85 ha.
* Phân tích hiện trạng sử dụng các loại đất:
- Đất nông nghiệp: Đất nông nghiệp 389.49 ha, Chiếm 78.87% so với tổng diện tích tự nhiên, trong đó:
+ Đất trồng lúa nước: 228,30 ha, chiếm 46,23% so với tổng diện tích tự nhiên.
+ Đất trồng cây hàng năm còn lại: 65,38 ha, chiếm 13,24% so với tổng diện tích tự nhiên.
+ Đất trồng cây lâu năm: 84.48 ha, chiếm 17,11% so với tổng diện tích tự nhiên.
+ Đất nuôi trồng thuỷ sản: 10.50 ha, chiếm 2.13% so với tổng diện tích tự nhiên.
- Đất phi nông nghiệp: Đất phi nông nghiệp là 97,20 ha, Chiếm 19,68% so với tổng diện tích tự nhiên, trong đó:
+ Đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp: 0,25 ha, chiếm 0,05% so với tổng diện tích tự nhiên.
+ Đất tôn giáo, tín ngưỡng: 0,30 ha, chiếm 0,06% so với tổng diện tích tự nhiên.
+ Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 1,97 ha, chiếm 0,4% so với tổng diện tích tự nhiên.
+ Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: 3,11 ha, chiếm 0,63% so với tổng diện tích tự nhiên.
+ Đất có mục đích công cộng: 36,45 ha, chiếm 7,38% so với tổng diện tích tự nhiên.
+ Đất ở tại nông thôn: 46,84 ha, chiếm 6,25% so với tổng diện tích tự nhiên (UBND xã Thanh Ninh, 2013). [14]
4.1.3.2. Tình hình quản lí đất đai tại xã Thanh Ninh
Xã Thanh Ninh đã phối hợp chặt chẽ với phòng Tài nguyên Môi trường huyện Phú Bình thực hiện theo 13 nội dung quản lý nhà nước về đất đai.
Tổ chức tốt chỉ thị 245/CT- TTg của thủ tướng Chính phủ về giao đất cho các tổ chức, hộ gia đình. Đất sản xuất nông nghiệp cấp GCNQSDĐ đạt 99%, đất ở đã giao và cấp GCNQSDĐ đạt 97%. Số hộ còn lại chưa được cấp