CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN CÁC KHU ĐÔ THỊ MỚI CỦA HÀ NỘ

Một phần của tài liệu Thực trạng của việc phát triển các khu đô thị mới trên địa bàn Hà Nội (Trang 30 - 34)

MẠNH PHÁT TRIỂN CÁC KHU ĐÔ THỊ MỚI CỦA HÀ NỘI

1. Phương hướng

1.1. Dự báo xu hướng phát triển các khu đô thị mới tại Hà Nội

Một xu hướng phát triển khu đô thị mới ở Hà Nội hiện nay là hình thành các khu đô thị kiểu mẫu.

Bộ Xây dựng đã ban hành thông tư hướng dẫn về việc đánh giá, công nhận thế nào là một khu đô thị kiểu mẫu . Theo thông tư ban hành thì một KĐT kiểu mẫu phải có các tiêu chí sau:

- Dân cư của các KĐT từ 5.000 người trở lên hoặc tương đương với 1.000 căn hộ.

- KĐT bao gồm các nhà cao tầng, nhà chung cư, biệt thự

- Tỷ lệ xây dựng hạ tầng kỹ thuật phải lấp đầy hơn 70% diện tích và phải đạt 100% lượng cư dân đến ở.

- Đảm bảo sự tiếp cận sử dụng các công trình hạ tầng công cộng, dịch vụ chung đối với người khuyết tật

- Hệ thống phòng cháy chữa cháy chung của khu đô thị và riêng đối với công trình.

- Tỷ lệ đất giao thông, chỗ để xe tính theo người, độ rộng vỉa hè phù hợp quy chuẩn quy hoạch xây dựng.

- Khoảng cách tiếp cận với các phương tiện giao thông công cộng từ nơi ở, làm việc không quá 500 m.

- Tiêu chuẩn cấp nước tại các khu đô thị kiểu mẫu phải từ 150 lít/người/ngày trở lên. Chất lượng nước phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam. Áp lực nước trong hệ thống đường ống tại điểm bất lợi nhất phải đạt tối thiểu là 10 m cột nước, đảm bảo liên tục 24/24 giờ, đảm bảo khả năng tiêu thoát nước bề mặt.

- Hệ thống thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt, y tế, công nghiệp… Tỷ lệ chất thải rắn được thu gom đạt 100%, có phân loại tại nguồn, xử lý thu gom rác độc hại…

- Tỷ lệ cây xanh công cộng từ 7 m2/người trở lên. Đảm bảo sự phù hợp về cây xanh chức năng, cây xanh đường phố; đảm bảo mỹ quan.

- Hệ thống thông tin liên lạc (truyền hình cáp, điện thoại, Internet ...) đầy đủ, đáp ứng yêu cầu cuộc sống đô thị hiện đại.

- Các công trình hạ tầng xã hội như khu hành chính, thương mại, dịch vụ, trường học các cấp, bệnh viện, nhà văn hoá, các công trình thể thao phù hợp đúng theo quy hoạch chi tiết đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, phù hợp quy chuẩn, tiêu chuẩn về số lượng, quy mô diện tích.

Đây được coi là xu hướng tất yếu trong bối cảnh các khu đô thị hiện có còn tồn tại quá nhiều bất cập. Việc ban hành tiêu chuẩn đô thị kiểu mẫu cũng là một biện pháp ngăn chặn các sai phạm xây dựng của các chủ đầu tư, và rõ ràng khi đó cuộc sống của người dân mới thật sự được cả thiện.

Một xu hướng khác đang hình thành trong việc phát triển khu đô thị mới ở Việt Nam nói chung, và Hà Nội nói riêng là xây dựng khu đô thị sinh thái.

Như đã phân tích ở trên, khi phát triển các dự án đô thị nhiều chủ đầu tư đã tận dụng tối đa quỹ đất, nên mật độ xây dựng cao, không gian xanh ngày càng bị thu hẹp và trở thành món đầu tư xa xỉ. Vì vậy mà không gian sống của người dân không hề được cải thiện như mục tiêu ban đầu khi phát triển các khu đô thị mới.

Nhận thức được thực trạng trên, một xu hướng mới hình thành ở các chủ đầu tư là xây dựng khu đô thị sinh thái.

Thống kê về bất động sản cho thấy, trong tổng số 145 dự án khu đô thị đang và sẽ thực hiện tại Việt Nam, có gần 30 dự án tham gia với hình thức sinh thái. Nổi bật nhất ở khu vực phía Nam là Đồng Nai vì từ đầu năm 2009 đến nay, tỉnh có ít nhất 6 khu đô thị sinh thái được giới thiệu như Khu đô thị sinh thái Long Hưng, Cù Lao Tân Vạn, Giang Điền, Sơn Tiên, Hoa Sen, Đại

Các doanh nghiệp phía Bắc cũng nhanh chóng nắm bắt xu thế mới của thị trường. Một trong những dự án thu hút nhiều sự chú ý là Khu đô thị Ecopark với quy mô gần 500 ha, tổng vốn đầu tư dự kiến gần 6 tỉ USD. Ngoài Ecopark, phía Bắc còn có khoảng 20 dự án khác thuộc loại hình này.

Không thể phủ nhận xây dựng khu đô thị sinh thái là hoàn toàn hợp lý trong bối cảnh các khu đô thị mới chưa đáp ứng được kỳ vọng của người dân. Tuy nhiên, các chủ đầu tư cần tình toán kỹ khi đầu tư vào loại hình bất động sản này, bởi mỗi khu đô thị sinh thái cần diện tích rất lớn, điều gần như không thể có tại các khu vực gần trung tâm thành phố, và một thực tế các khu đô thị sinh thái hiện có đa phần chỉ để phục vụ nhu cầu du lịch nghỉ dưỡng của người dân hơn là nhu cầu nhà ở.

1.2. Các mục tiêu phát triển khu đô thị mới của Hà Nội trong thờigian tới gian tới

Mục tiêu chung của việc phát triển khu đô thị mới trên địa bàn Hà Nội là quy hoạch khu đô thị mới đảm bảo đủ cả về số lượng và chất lượng đáp ứng nhu cầu nhà ở và nhu cầu cải thiện không gian sống của người dân, hoàn thiện cơ sở hạ tầng để khắc phục những bất cập đang tồn tại.

Mục tiêu cụ thể trong thời gian tới là phấn đấu đạt được các chỉ tiêu cụ thể sau:

- Đảm bảo mật độ xây dựng trong khu đô thị không vượt quá 40%. - Diện tích nhà ở bình quân trong khu đô thị là 14- 15m2 sàn/người. - Diện tích cây xanh bình quân đạt 7 – 8m2/người.

- Đất công trình công cộng từ 3 đến 3,5 m2/người bao gồm nhà trẻ mẫu giáo, trường tiểu học…

- Tiêu chuẩn cấp nước 200 lít/người mỗi ngày đêm. - Tiêu chuẩn thoát nước 200 lít/người/ngày đêm. - Chỉ tiêu rác thải 1- 1,5 kg/người/ngày.

Một phần của tài liệu Thực trạng của việc phát triển các khu đô thị mới trên địa bàn Hà Nội (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w