a 1 2 3 b 5 3 2 c 6 7 8 9 3 2
Phương pháp đặt ống đo detector vết anpha
a- Trong hố; b- Trong ao, đầm; c- Trên hồ; d- Trong lỗ khoan ; 1- đất; 2- ống đo; 3- detector; 4- giấy dầu hoặc tấm nilon; 5- cọc nhọn; 6- phao; 7- lá cờ đánh dấu; 8- túi; 9- quả nặng; 10- dây nilon dầu hoặc tấm nilon; 5- cọc nhọn; 6- phao; 7- lá cờ đánh dấu; 8- túi; 9- quả nặng; 10- dây nilon
92 2 10 5 d 4
• Lĩnh vực và điều kiện của phương pháp này tương tự phương pháp đo khí phóng xạ, song chúng có các ưu điểm là các detector được chôn sâu trong hố và đo tích luỹ trong khoảng thời gian khoảng 20 ngày nên có độ chính xác cao và loại trừ được nhiễu. Nhưng do
detector vết phải chôn trong thời gian dài nên năng suất thấp vì vậy chỉ áp dụng phương pháp này khi đã đo gamma hoặc ở những vùng có lớp phủ dày.
• Dưới tác dụng của bức xạ từ Rn và các chất phát khác trên detector được tạo thành các vết, mật độ vết tỷ lệ với nồng độ khí
phóng xạ cần xác định. Để đếm vết người ta dùng kính hiển vi có độ phóng đại 100 - 400 lần.
• Kết quả của phương pháp detector vết alpha được biểu diễn dưới 2 dạng: bản đồ mật độ vết (số vết/mm. Ngày) hoặc nồng độ khí phóng xạ và bản đồ đẳng mật độ vết hoặc đẳng nồng độ khí phóng xạ. Trên các bản đồ này cần thể hiện các yếu tố địa chất như ranh giới, thành phần đá, đứt gãy, vị trí các điểm lấy mẫu, hào, lò,…
5.6 Ứng dụng của phương pháp phóng xạ
• Phục vụ đo vẽ bản đồ địa chất
Phương pháp phóng xạ có thể dùng để vạch ranh giới các loại đất đá có thành phần khác nhau, phân chia các tầng đất đá không có hoá đá, vẽ đứt gãy và các đới phá huỷ, vỡ vụn, phân chia các pha của đá xâm nhập, phun trào. Điều kiện thuận lợi để áp dụng phương pháp này là lớp phủ Đệ tứ mỏng hoặc
không có lớp phủ, áp dụng tốt ở vùng phát triển đá magma.
• Áp dụng tìm kiếm thăm dò các mỏ phóng xạ, không phóng xạ
Đây là phương pháp duy nhất có hiệu suất cao để phát hiện các mỏ phóng xạ. Nó được sử dụng trong tất cả các giai đoạn của công tác thăm dò tìm kiếm mỏ phóng xạ như U, Th, K, …. Ngoài ra còn sử dụng phương pháp này để tìm kiếm các mỏ quặng không phóng xạ vì trong qúa trình hình thành các mỏ này, ngoài các nguyên tố kim loại còn chứa các nguyên tố phóng xạ cộng sinh ví dụ như boxit, vàng, photphorit…
5.6 Ứng dụng của phương pháp phóng xạ (tiếp)