CHĂM SÓC BỆNH NHÂN SAU MỔ UTBT NGÀY THỨ 2

Một phần của tài liệu chăm sóc bệnh nhân phẫu thuật ung thư buồng trứng (Trang 30 - 41)

Bệnh nhân : Trần Thi Oanh 54T Vào viện: 25-09-2012

Lý do vào viện : Đau bụng hạ vị

Bệnh sử : trước khi vào viện khoảng 1 tháng bệnh nhân đau tức vùng bụng dưới , bụng chướng, ăn kém, người cảm giác sốt nhẹ , thấy vậy bệnh nhân đi khám tại bệnh viện tỉnh và được chẩn đoán sơ bộ là ung thư buồng trứng sau đó được chuyển bệnh nhân lên bệnh viện K khám và điều trị.

Tình trạng bệnh nhân lúc vào viện : Bệnh nhân tỉnh táo, tiếp xúc tốt, da xanh, niêm mạc hồng. đau tức vùng hạ vị, hạ sườn trái, bụng chướng, không ra máu âm đạo, sốt nhẹ.

Dấu hiệu sinh tồn: HA:100/60mmHg, M: 90 lần/phút, T:37.70C, NT: 20

lần/phút.

Chẩn đoán lúc vào: Nghi ngờ UTBT

Chẩn đoán hiện tại: UTBT bên (P) giai đoạn FIGOIIIc Ngày phẫu thuật: 08-10-2012

Cách thức phẫu thuật: Cắt tử cung toàn bộ, cắt hai phần phụ, cắt buồng trứng hai bên, cắt mạc nối lớn.

* Nhận định : 8h ngày 10-10- 2012 bệnh nhân sau mổ ngày thứ 2.

- Toàn trạng:

+ Bệnh nhân tỉnh táo, tiếp xúc tốt. + Da hơi xanh, niêm mạc hồng

+ M 80 lần/ phút, HA 110/70 mmHg , T° 37°6C , Nhịp thở 18 lần/ phút. - Các hệ thống cơ quan:

+ Tuần hoàn- máu: nhịp tim đều, mạch nảy đều bắt rõ. Nghe không có tiếng tim bệnh lý.

+ Hô hấp: hai bên lồng ngực cân đối, không khó thở, rì rào phế nang rõ. + Tình trạng vết mổ : Vết mổ khô, không có dịch thấm băng, còn đau nhiều. + Các dẫn lưu : bệnh nhân có hai dẫn lưu ổ bụng là dẫn lưu Doglas và dẫn lưu hố lách. Dịch qua dẫn lưu hố lách khoảng 70ml/24h, dẫn lưu Doglas khoảng 90ml/24h, cả hai dịch đều có màu hồng nhạt, chân dẫn lưu không thấm dịch.

+ Tiết niệu - sinh dục: Hiện tại bệnh nhân đang đặt sonde tiểu, nước tiểu màu vàng nhạt, số lượng 2,5l/24h, âm đạo có ra ít dịch máu đỏ thẫm.

+ Dinh dưỡng - tiêu hóa: Bệnh nhân được nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch, kèm ăn nhẹ cháo loãng, ít sữa,bệnh nhân chưa đánh hơi, bụng chướng.

+ Cơ xương khớp: bệnh nhân kêu đau mỏi người do nằm thẳng lâu. + Nội tiết : chưa có phát hiện gì bất thường.

+ Hệ da : không có phù, không có xuất huyết dưới da.

+ Tâm - thần kinh: Bệnh nhân lo lắng không biết bệnh ung thư này của mình mổ xong ăn uống phải kiêng khem những thứ gì ? bao lâu có thể khỏe lại và phải điều tri hóa chất như thế nào, tốn nhiều tiền không ? Bệnh nhân ngủ được 4 giờ trong ngày.

Bệnh nhân được vệ sinh sạch trong ngày nhờ sự trợ giúp của người nhà. - Tham khảo hồ sơ bệnh án:

+ Xét nghiệm CTM ngày26-09-2012 WBC:16.95g/l

RBC:3.90T/l HGB:114g/l HTC:0.344l/l

+ Xét nghiệm sinh hóa: Ure:3.5mmol/l, cre:69umol/l, AST:38U/l, ALT:27U/l. + Xét nghiệm chất chỉ điểm khối u: CA12.5:166.7U/ml

+ Chụp cắt lớp vi tính: hình ảnh KBT phải, M phúc mạc, M lá bao gan, nhiều dịch ổ bụng.

* Chẩn đoán điều dƣỡng:

- Đau vết mổ liên quan đến hậu quả phẫu thuật.

Kết quả mong đợi: Bệnh nhân đau trong ngưỡng chịu đựng được. - Chướng bụng liên quan đến chưa có nhu động ruột.

Kết quả mong đợi: nhu động ruột hoạt động sớm trở lại trong vòng 8 giờ tới. - Mỏi người liên quan đến nằm lâu 1 tư thế.

Kết quả mong đợi: bệnh nhân được thay đổi tư thế, cảm thấy đỡ mỏi người. - Lo lắng liên quan đến chưa được cung cấp kiến thức về bệnh kip thời.

Kết quả mong đợi : Bệnh nhân đỡ lo lắng sau khi được tư vấn về bệnh . (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Lập kế hoạch chăm sóc

- Giảm đau cho người bệnh

+ Động viên, có mặt kịp thời khi bệnh nhân cần.

+ Thay đổi tư thế, cho bệnh nhân nằm ở tư thế thoải mái. + Dùng thuốc giảm đau theo y lệnh.

- Theo dõi:

+ Dấu hiệu sinh tồn 2 lần/ ngày.

+ Tình trạng vết mổ, dẫn lưu trong 24h.

+ Theo dõi tình trạng chướng bụng, đánh hơi của bệnh nhân. + Các bất thường có thể xảy ra.

- Can thiệp y lệnh trong ngày: + Truyền tĩnh mạch: 60 giọt/ phút Ringerlactac x 1500ml Glucose 10 % x 1000ml Kaliclorua1g x 1 ống Aminoplasma5% x 500ml Lipofudin10% x 250ml + Thuốc:

Zinacef0,75g x 3 lọ/ ngày (Tiêm tĩnh mạch 3 lần /ngày, sáng-chiều-tối). Paracetamol 1g x 2 lọ/ ngày(truyền tĩnh mạch xxx giọt/phút).

Morphin10mgx Một ống (tiêm dưới da) sáng – chiều. Diazepam 10mg x Một ống (tiêm bắp 21h).

- Cho bệnh nhân ngồi dậy, thay đổi tư thế thường xuyên, xoa bụng theo chiều kim đồng hồ giúp người bệnh nhanh đánh hơi.

+ Thay băng vết mổ và băng chân dẫn lưu 1 lần/ngày, đổ dịch dẫn lưu (theo dõi màu sắc, số lượng).

+ Đo lượng nước tiểu 24h, thay túi đựng nước tiểu. Vệ sinh âm đạo và bộ phận sinh dục ngoài cho bệnh nhân.

+ Đảm bảo dinh dưỡng trong ngày: Cho bệnh nhân ăn cháo, sữa chia nhỏ nhiều bữa trong ngày.

+ Đảm bảo vệ sinh trong ngày: Vệ sinh răng miêng 3 lần/ngày Vệ sinh thân thê 1 lần/ ngày - Giáo dục sức khỏe:

+ Hướng dẫn người nhà cho bệnh nhân ngồi dậy vận động nhẹ nhàng, xoa bụng theo chiều kim đồng hồ để nhanh có nhu động ruột.

+ Bệnh nhân ăn mềm, lỏng, rễ tiêu, không phải kiêng khem gì cả.

+ Động viên bệnh nhân phải chịu khó ăn uống, không lo lắng quá thì thời gian hồi phục mới nhanh. Bệnh nhân yên tâm là sau khi sức khỏe đã hồi phục và có kết quả giải phẫu bệnh về bác sỹ lúc này mới giải thích cặn kẽ và cụ thể xem phải truyền hóa chất như thế nào.

+ Hướng dẫn theo dõi các biến chứng sau mổ.

+ Bệnh nhân cần phải tuân thủ theo phác đồ điều trị thì cuộc mổ mới cò ý nghĩa và hiệu quả điều trị mới cao.

* Thực hiện kế hoạch chăm sóc

8h: Giảm đau cho bệnh nhân ( tiêm thuốc theo y lệnh ) 8h15: Đo M-HA-T-NT và ghi bảng theo dõi.

8h30: Can thiệp y lệnh thuốc trong ngày

9h30: Nâng bệnh nhân ngồi dậy, xoa bụng theo chiều kim đồng hồ cho bệnh nhân. 9h50: thay băng vết mổ và chăm sóc chân dẫn lưu cho bệnh nhân.

10h20: Vệ sinh âm đạo cho bệnh nhân. 11h: Bệnh nhân ăn 1 bát cháo con thịt nạc.

13h30: Đo M-HA-T-NT và ghi bảng theo dõi. 14h: thực hiện y lệnh thuốc buổi chiều. 15h: Bệnh nhân uống cốc sữa Ensua 200ml . 16h: Nói chuyện với bệnh nhân và người nhà. 21h : Tiêm thuốc an thần cho bệnh nhân.

* Lƣợng giá

23h10

- Bệnh nhân đỡ đau sau khi nằm thoải mái và tiêm thuốc giảm đau. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Bệnh nhân đã trung tiện, đỡ đau bụng.

- Các dấu hiệu sinh tồn ổn định.

- Bệnh nhân được thực hiện y lệnh thuốc đầy đủ.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu để viết chuyên đề (Chăm sóc bệnh nhân phẫu thuật ung thư buồng trứng) tôi đưa ra một số kết luận sau:

- UTBT là bệnh hay gặp trong ung thư phụ khoa và là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 4 trong các loại ung thư. Để điều trị bệnh UTBT thì phẫu thuật là một trong đa phương pháp điều trị không thể thiếu( phẫu thuât- hóa chất- xạ tri).

Chăm sóc và theo ngƣời bệnh sau phẫu thuật tại khoa ngoai E bệnh viện K

- CầnTheo dõi sát: Dấu hiệu sinh tồn, tình trạng vết mổ, tình trạng ống dẫn lưu,

các tác dụng phụ của thuốc và các dấu hiệu bất thường có thể xảy ra-> nhằm phát hiện sớm các biến chứng sau mổ như : Liệt ruột – tắc ruột, chảy máu sau mổ, đọng dịch, nhiễm trùng vết mổ, bí tiểu kéo dài.

- Can thiệp y lệnh: thuốc tiêm, thuốc uống, truyền dịch chính xác theo y lệnh liên

tục hàng ngày đến khi bệnh nhân ra viện, phụ bác sỹ làm thủ thuật.

- Về Chăm sóc cơ bản cần: Đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn khi chăm sóc tránh nhiễm trùng, chăm sóc vết mổ, chăm sóc dẫn lưu, chăm sóc tiêu hóa, chăm sóc tiết niệu, đảm bảo dinh dưỡng, đảm bảo vệ sinh cá nhân. Đối với bệnh nhân có đặt hậu môn nhân tạo thì cần có sự chăm sóc đặc biệt hơn để phòng tránh nhiễm trùng vết mổ, và giúp người bệnh tự tin trong cuộc sống.

- Bệnh nhân sau phẫu thuật UTBT có nhiều các biến chứng, cũng như những tâm

lý lo lắng. Vì vậy vai trò của người điều dưỡng trong chăm sóc và theo dõi phát hiện ra các biến chứng sớm, giúp người bệnh giảm lo lắng tin tưởng điều trị là vô cùng quan trọng. Nếu người bệnh được chăm sóc tốt phát hiện ra sớm biến chứng để xử trí kịp thời thì giảm thời gian nằm viện, giảm kinh phí và sớm đưa người bệnh trở lại cộng đồng.

PHỤ LỤC

Bảng 1: Kỹ thuật thay băng - rửa vết thƣơng thông thƣờng

Thứ tự Nội dung

Chuẩn bị người bệnh

1 Thông báo, giải thích để bệnh nhân yên tâm phối hợp.

2 Tư thế: hướng dẫn người bệnh ở tư thế thích hợp.

Kỹ thuật tiến hành

3 Sát khuẩn tay nhanh, lật nắp hộp đặt xuống dưới và dùng hộp đựng

bông gạc, cắt gạc miếng và gạc củ ấu cho vào hộp.

4 Bộc lộ vùng vết thương, trải tấm nilon lót dưới vùng thay băng và đặt

túi nilon nhỏ cạnh vết thương.

5 Dùng tay hoặc kìm nhẹ nhàng bóc băng bẩn, kìm bỏ vào chậu dung dịch

khử khuẩn.

6 Quan sát đánh giá tình trạng vết thương.

7 Sát khuẩn tay nhanh, đi găng.

8 - Lau phía đối diện người bệnh trước, lau tiếp bên điều dưỡng sau. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Gắp gạc củ ấu thấm nước muối lau từ chân chỉ hất ra, miết sát gạc củ ấu vào da người bệnh.

9 Thấm trực tiếp lên vết thương, quan sát gạc củ ấu, nếu còn đen thì tiếp

tục rửa cho đến khi sạch.

10 Dùng gạc thấm khô dịch trên vết thương.

11 Sát khuẩn vết thương bằng dung dịch sát khuẩn ( nếu đọng dịch dùng

gạc khô thấm ).

12 Dùng gạc vô khuẩn che kín vết thương, chùm ra ngoài vết thương 1-

2cm, rồi băng lại.

13 Chongười bệnh nằm lại tư thế thoải mái, kéo quần áo cho ngay ngắn

dặn người bệnh những điều cần thiết.

14 Thu dọn dụng cụ, gập nilon ( mặt bẩn vào trong ) để vào chậu dung dịch

khử khuẩn.

Bảng 2: Kỹ thuật Rửu âm hộ - âm đạo Thứ tự Nội dung

1 Chuẩn bị:

- Dụng cụ: bàn khám phụ khoa, bàn để dụng cụ, khăm trải bàn vô

khuẩn, khay men vô khuẩn 25 x 30cm, một mỏ vịt vô khuẩn, một kẹp phụ khoa vô khuẩn, bông gạc vô khuẩn.

- Thuốc: Betadin phụ khoa 10% hoặc Cytial chai 250ml x 1 lọ

2 Bệnh nhân

+ Thông báo, giải thích để bệnh nhân yên tâm

+ Đưa bệnh nhân sang phòng làm thủ thuật, cho bệnh nhân nằm theo tư thế phụ khoa.

3 Tiến hành:

- Sát khuẩn vùng tầng sinh môn, âm hộ.

- Đặt mỏ vịt mở van âm đạo.

- Dùng kẹp, kẹp bông vổ khuẩn tẩm dung dịch Betadin 10% đã pha

loãng 10 lần tiến hành lau rửa âm hộ, âm đạo, cổ tử cung,các túi cùng 3 lần.

- Sau đó đặt một gạc vô khuẩn tẩm Betadin 10% pha loãng 10 lần

trong âm đạo (gạc này lấy ra sau 24 giờ, ngày làm liên tiếp 1 lần đến khi khỏi).

- Trường hợp viêm hoại tử nặng có thể làm như trên ngày 2 lần.

4 Đánh giá ghi hồ sơ báo cáo:

- Ghi ngày giờ làm thủ thuật. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 3: Kỹ thuật thay băng hậu môn nhân tạo Thứ tự Nội dung

1. Điều dưỡng rửa tay, đội mũ, đeo khẩu trang

2. Chuẩn bị dụng cụ:

- Dụng cụ vô khuẩn: Chén chung chứa dung dịch sát trùng, nước muối sinh lý 0,9%, bông sạch, gạc.

- Dụng cụ sạch: Túi đựng phân, thước đo, bút viết, kéo cắt túi đựng phân, bồn hạt đậu, găng tay sạch, vải trai cao su, chai dung dịch rửa tay nhanh, túi rác y tế, thau đựng dung dịch sát khuẩn ngâm dụng cụ sau khi đã sử dụng.

3. Đem dụng cụ đến bên giường bệnh, báo và giải thích cho người bệnh

4. Cho người bệnh nằm ở tư thế thuận tiện

5. Đặt tấm lót dưới hậu môn nhân tạo

6. Kê bồn hạt đậu dưới hậu môn nhân tạo

7. Sát khuẩn tay nhanh và mang găng tay sạch

8. Gỡ túi đựng phân, quan sát và đánh giá tính chất phân, số lượng phân,

gom tất cả lại gòn gàng và bỏ vào túi rác y tế.

9. Tháo bỏ găng tay bẩn

10. Mang găng tay sạch mới

11. Mở mâm vô trùng và sắp xếp dụng cụ trọng mâm

12. Rửa niêm mạc hậu môn nhân tạo

13. Rửa da xung quanh chân hậu môn nhân tạo rộng ra 5cm

14. Đo túi hậu môn, vẽ và cắt túi theo kích thước đã đo.

15. Dời bồn hạt đậu sang một bên, gấp lót dưới hậu môn nhân tạo che lại

phần bị ướt.

16. Dàn túi đựng phân

17. Dọn bồn hạt đậu và tấm lót dưới hậu môn nhân tạo

18. Tháo găng tay sạch cho vào túi rác y tế.

19. Cho người bện nằm lại thoải mái, báo cho người bệnh biết việc đã xong

20. Thu dọn và xử lý dụng cụ.

21. Ghi hồ sơ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT:

1. Nguyến Tấn Cƣờng (2009),” chăm sóc người bệnh trước bệnh trước và sau

mổ”, Điều Dưỡng ngoại tập 1, nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, tr 61-69, tr 120- 129).

2. Nguyễn tấn Cƣờng (2009),” Chăm sóc hậu môn nhân tạo và ngưới bệnh có (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hậu môn nhân tạo”, Điều dưỡng ngoại tập 2. Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, tr 248- 256.

3. Nguyễn Bá Đức(2001), “ ung thư buồng trứng”, Bài giảng ung thư học. nhà xuất bản y học, tr 159-160.

4. Nguyễn Bá Đức (2002), “Ung thư buồng trứng (không phải tế bào mầm)”, Hoá chất điều trị bệnh ung thư, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr 130 - 137.

5. Nguyễn Bá Đức(2007)” Ung thư buồng trứng”, Chẩn đoán và điều trị bệnh ung

thư. Nhà xuất bản y học , Tr339- 342.

6. Nguyễn Bá Đức, Đào Ngọc Phong (2008), “Dịch tễ học bệnh ung thư”. Nhà

xuất bản Y học, tr.19 – 21.

7. Phạm Thị Minh Đức(2007), “ Sinh lý sinh dục và sinh sản”, Sinh lý học. Nhà

xuất bản y học, tr 351-356.

8. Nguyễn Văn Hiếu(2010), “ Ung thư buồng trứng”, Điều trị bệnh ung thư. Nhà

xuất bản y học , tr 248- 249.

9. Lê Hƣu Hƣng (2007), “ Hệ sinh dục”,Bài giảng giải phẫu bệnh. Nhà xuất bản

y học, tr 247- 253.

10. Trần Thị Thuận (2008), Điều dưỡng cơ bản I, Nhà xuất bản Y học, tr56-57. 11. Lê Ngọc Trọng(2004),” Kỹ thuật rửa âm đạo – âm hộ”, Hướng dẫn qui trình

chăm sóc người bệnh, tr231- 232.

TIẾNG ANH

12. Frank TS (1999), “Testing for hereditary risk of ovarian cancer”, Cancer

Control; 6: 327 - 334.

13. Prowse A, Frolov A, Godwin AK (2003), “Genetics,

In: Ozols RF, ed. American Cancer Sociaety atlas of clinical oncology”, Hamilton, Ontario: BC

Một phần của tài liệu chăm sóc bệnh nhân phẫu thuật ung thư buồng trứng (Trang 30 - 41)