Tham gia và xây dựng một số sàn giao dịch cà phê quốc tế

Một phần của tài liệu vấn đề xây dựng và phát triển thương hiệu cà phê việt nam (Trang 30 - 36)

Bộ Nông nghiệp vaø Phát triển nông thôn đã có đề án đầu tư hơn 32.800 tỷ đồng trong giai đoạn từ nay đến năm 2015, để triển khai chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh cho cà phê Việt Nam với mục tiêu đến năm 2015 sẽ có 50%-70% sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam giao dịch tại các sàn giao dịch quốc tế chất lượng cao. Tuy nhiên, để nâng cao năng lực cạnh tranh, nắm quyền chủ động trên thị trường thế giới thì chúng ta còn nhiều việc phải làm.

Theo đề án mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa ra thì phương thức giao dịch kỳ hạn sẽ được xây dựng tại hai sàn giao dịch ở Tây Nguyên và Thành phố Hồ Chí Minh. Như vậy, cách mua bán cà phê hiện nay của chúng ta như thế nào và liệu có tránh được những rủi ro không?

Những rủi ro, hạn chế về thị trường xuất khẩu thì không bao giờ khắc phục được một cách toàn diện. Tuy nhiên, khi tham gia và xây dựng các sàn giao dịch quốc tế có kỳ hạn thì chúng ta sẽ tránh được rất nhiều rủi ro cho cà phê Việt, giúo doanh nghiệp chủ động, làm ăn có hiệu quả hơn.

Hiện nay, chúng ta vẫn chủ yếu là bán hàng trực tiếp cho nhà nhập khẩu nước ngoài theo kiểu có hàng thì mới tìm người mua để bán. Còn khi tham gia vào sàn giao dịch quốc tế, ưu điểm lớn nhất của phương thức này là doanh nghiệp có thể tìm được nhiều đối tác tốt, ký trước được hợp đồng cung ứng cà phê, nhờ vậy sẽ xác định được rõ ràng sản lượng và thời hạn giao hàng theo hợp đồng được ký trước.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể ký gửi hàng, chẳng hạn một doanh nghiệp có 10 tấn cà phê cần bán nhưng chưa bán được thì có thể mang đến sàn ký gửi để vay tiền, khi nào bán được sẽ trả lại với một mức phí hợp lý. Đây là phương thức mà hiện đa số các nước đang áp dụng. Nó cũng giống như một cái chợ đầu mối có nhiều người mua và bán. Người bán sẽ trả giá dựa trên những thông tin công khai minh bạch của thị trường thế giới.

Nông dân trồng cà phê cũng có thể tham gia vào sàn giao dịch này. Trên sàn không có sự phân biệt đâu là nông dân, đâu là thương gia mà chỉ chia thành ngươøi mua và người bán và một đối tượng thứ ba là môi giới.

Lúc đó, nông dân trồng cà phê sẽ được xếp vào vị trí của người bán. Nhưng không phải tất cả hộ trồng cà phê đều đến sàn giao dịch, những hộ trồng lớn thì có thể trực tiếp tham gia sàn, các hộ nhỏ thì vẫn nên qua thương lái. Mở sàn giao dịch chính là để giúp nông dân có cơ hội tham gia sàn và bán được đúng giá hơn, có lợi hơn.

CHƯƠNG IV

LÀM THẾ NÀO ĐỂ NGÀNH CÀ PHÊ VIỆT NAM PHAÙT TRIỂN

BỀN VỮNG TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ?

I. Nâng cao chất lượng cà phê xuất khẩu:

Cà phê được coi là cây trồng mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế nông nghiệp của các tỉnh Tây Nguyên. Thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư hàng chục tỷ đồng mua sắm trang thiết bị chế biến hiện đại, nhằm từng bước nâng cao chất lượng cà phê xuất khẩu. Tuy nhiên, đó mới chỉ là điều kiện cần…

Đầu tư công nghệ chế biến là cần thiết, nhưng người nông dân trực tiếp sản xuất mới đóng vai trò quyết định trong việc nâng cao chất lượng cà phê. Họ là người trực tiếp làm ra sản phẩm từ khâu thu hoạch đến bảo quản, chế biến.

Thế nhưng, chính những hạn chế trong nhận thức cộng với trình độ canh tác lạc hậu, thói quen chăm sóc, thu hái bừa bãi, không theo qui trình của nông dân đang là rào cản khiến chất lượng cà phê Việt Nam

luôn bị đánh giá thaáp. Tư tưởng “ăn xổi ở thì” đã khiến người sản xuất vô tình đánh mất lợi nhuận của chính mình. Họ không hề quan tâm đến chất lượng sản phẩm ra sao mà chỉ chú tâm đến việc giá cả thị trường dao

động như thế nào. Thậm chí nhiều người còn cho rằng: “Việc đó đã có các đơn vị xuất khẩu lo, miễn sao bán được giá là được rồi”.

Theo Trung tâm Nghiên cứu và kiểm nghiệm cà phê (CAFECONTROL), chất lượng cà phê do người nông dân sản xuất ra rất thaáp so với tiêu chuẩn xuất khẩu. Tỷ lệ hạt đen, hạt mốc quá cao, đó là chưa kể có nhiều mùi lạ xuất hiện do phơi sấy không đảm bảo, mùi hóa chất sản sinh trong quá trình chế biến. Thực trạng thu hoạch cà phê cũng là đieàu đáng lo ngại “vơ tuốt” quả xanh vẫn diễn ra phổ biến, thậm chí tỷ lệ quả xanh khi thu hái còn chiếm tới 50-70%.

Nguyên nhân của thực trạng trên là do người nông dân thường thu hoạch sớm (trước Tết Nguyên đán), điều này đã làm dịch chuyển lịch thời vụ về gần mùa mưa, khiến hạt cà phê bị đen, mốc, sản lượng giảm, mất đi hương vị đích thực. Chính vì vậy, nhiều nhà nhập khẩu e ngại khi mua cà phê Việt Nam, mặc dù vẫn công nhận hương vị thuộc loại hàng đầu thế giới. Đã đến lúc người nông dân phải thực sự thấy rõ việc nâng cao chất lượng sản phẩm là yêu cầu cấp bách, không thễ phó mặt cho doanh nghiệp hoặc trông chờ vào sự ăn may lâu nay.

Tuy nhiên, để khuyến khích nông dân thay đổi phương thức sản xuất, từ bỏ cách làm ăn cũ, các doanh nghiệp xuất khẩu cần có nhữnh bước đi đồng hành đề ra chính sách thu mua hợp lý, không nên đánh đồng mọi sản phẩm bằng nhau về giá cả. Đồng thời mạnh dạn đề ra những điều kiện ràng buộc về chất lượng sản phẩm đối với người bán, gắn việc xuất khẩu với đầu tư phát triển vùng nguyên liệu và chế biến ở cơ sở.

Nếu để tình hình sản xuất cà phê như hiện nay, người sản xuất rất khó thực hiện được yêu cầu kỹ thuật từ thu hái đến bảo quản. Cây cà phê không chỉ là lợi thế của Tây Nguyên mà còn là mặt hàng xuất khẩu chủ

lực của Việt Nam, chính vì thế, bên cạnh những chính sách vĩ mô, chúng ta cần bắt đầu từ những việc nhỏ nhất: Thay đổi nhận thức của nông dân, bởi chỉ có họ mới quyết định được chất lượng cà phê xuất khẩu ngay từ những bước đầu tiên.

II. Nâng cao hiệu quả sản xuất

Từ chục năm trở lại đây, cà phê Việt Nam có vị trí quan trọng và là nước cung cấp nguyên liệu cho thị trường thế giới. Trên 90% trong tổng số hơn 950.000 tấn sản xuất ra đều được xuất khẩu. Hai vụ 2006/2007 và 2007/2008, kim ngạch xuất khẩu cà phê cả nước đã đạt từ 1,5 tỷ USD lên 2 tỷ USD.

Niên vụ 2007/2008, cả nước xuất khẩu được 1.077.375 tấn cà phê nhân, đạt kim ngạch 2.087 triệu USD, giảm chút ít về lượng so với niên vụ 2006/2007 nhưng tăng 31% về giá trị. Giá xuất khẩu bình quân đạt 1.937 USD/tấn, tăng 16% so với niên vụ trước. Do giá cà phê thế giới tăng cao nên giá bán cà phê trong nước đạt mức bình quân 29.000- 30.000đ/kg, có thời điểm đạt gần 40.000đ/kg.Với mức giá này, người sản xuất bù đắp được chi phí và sản xuất có lãi.

Cà phê Việt Nam đã xuất khẩu đến 75 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó châu Âu và Mỹ vẫn là các thị trường trọng điểm (châu Âu: trên 396 ngàn tấn, chiếm 39,6% tổng sản lượng, Hoa Kỳ: hơn 116 ngàn tấn, đạt 10,77% tổng sản lượng). Ở khu vực châu Á thì Nhật Bản là nước nhập khẩu lớn nhất với 52 ngàn tấn, Hàn Quốc: gần 40 ngàn tấn…

Mặc dù việc xuất khẩu cà phê trong những niên vụ gần đây khả quan như vậy, nhưng do nhiều nguyên nhân, mặt hàng này vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng.

Theo tiến sĩ Nguyễn Văn Trương, phó Tổng giám đốc Tổng công ty cà phê Việt Nam, do thiếu thông tin và việc tiếp nhận thông tin tư các nguồn khác nhau nên nhiều doanh nghiệp chưa tận dụng những cơ hội tốt cũng như hạn chế được những rủi ro từ thị trường. Mặt hàng xuất khẩu đơn điệu, chủ yếu xuất khẩu cà phê với nhân sống (Robusta), cà phê chè (Arabica).

Tuy nhiên, chất lượng sản phẩm vẫn là điểm yếu nhất làm suy giảm uy tín cũng như giá của cà phê nước ta trên thị trường quốc tế. Sản phẩm xuất khẩu chỉ dựa trên một số tiêu chí đơn giản về phần trăm hạt đen vỡ, tạp chất và thủy phần. Phương pháp tính lỗi vẫn chưa được áp dụng. Sản phẩm xuất khẩu phần lớn ở mức độ sơ chế…

Bên cạnh đó, việc nâng cao chất lượng sản phẩm và công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, ngăn ngừa nấm mốc cũng như dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vẫn chưa được quan tâm thường xuyên. Vấn dề xây dựng thương hiệu cà phê Việt Nam, thương hiệu cho từng doanh nghiệp chậm được triển khai thực hiện, đã làm hạn chế lớn đến vị thế cà phê Việt Nam. Từ những thực trạng trên, các chuyên gia kinh tế đã đưa ra khá nhiều giải pháp để nâng cao hiệu quả xuất khẩu mặt hàng này.

Điều quan trọng nhất là phải củng cố chất lượng sản phẩm thông qua việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật đồng bộ, quản lý cây trồng tổng hợp, thực hành chế biến tốt…

Thứ đến là đa dạng hóa chủng loại sản phẩm xuất khẩu, đẩy mạnh công tác xúc tieán thương mại để khai thác tốt thị trường nước ngoài. Có bước đi thích hợp nhằm khai thác và mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước là yếu tố quan trọng trong cân đối cung cầu, ổn định sản xuất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thêm vào đó, nhà nước cần đầu tư xây dựng trung tâm thông tin chuyên ngành có đủ điều kiện để nghiên cứu, dự báo tình hình cung cầu, giá cả, thị trường, khách hàng, giúp doanh nghiệp tiếp cận thông tin đầy đủ.

Tăng cường công tác quản lý chất lượng trong chuỗi sản xuất, chế biến, bảo quản bảo đảm cho sản phẩm cà phê đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, có chương trình, kế hoạch áp dụng TCVN 4193/2005 trong kiểm định, thông quan, sao cho tiêu chuẩn cà phê việt nam hài hòa với tiêu chuẩn cà phê quốc tế.

Trên hết, các doanh nghiệp cần vận dụng linh hoạt các phương thức ký kết hợp đồng xuất khẩu đồng thời với việc áp dụng các nghiệp vụ bảo hiểm giá để hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả, ngaên ngừa và giảm thiểu rủi ro trong xuất khẩu. Đưa cà phê và các sản phẩm chế biến từ cà phê vào hệ thống phân phối của các nhà phân phối lớn sẽ không ngừng đẩy mạnh tiêu thụ cà phê trong nước mà còn mở rộng tiêu thụ cà phê Việt Nam ra thị trường nước ngoài theo hệ thống phân phối toàn cầu của các doanh nghiệp này.

Một phần của tài liệu vấn đề xây dựng và phát triển thương hiệu cà phê việt nam (Trang 30 - 36)