Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng tính khả thi của các văn bản pháp

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập đường lối hoàn thiện (Trang 37 - 40)

luật. Xây dựng cơ chế kiểm tra giám sát mang tính hợp hiến, hợp pháp trong các quyết định và hoạt động của các cơ quan công quyền.

- Thứ hai, đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của Quốc hội, nâng cao chất lượng đại biểu Quốc hội. Đổi mới qui trình xây dựng luật pháp, giảm ban hành pháp lệnh. Thực hiện tốt hơn nhiệm vụ quyết định các vấn đề trọng đại của đất nước và chức năng giám sát tối cao.

- Thứ ba, đẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ theo hướng xây dựng cơ quan hành pháp thống nhất, thông suốt, hiện đại, hiệu quả.

- Thứ tƣ, xây dựng hệ thống cơ quan tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ,

nghiêm minh, bảo vệ công lý, quyền con người. Xây dựng cơ chế phán quyết về những vi phạm Hiến pháp trong hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp.

- Thứ năm, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp. Bảo đảm quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương trong phạm vi được phân cấp.

* Xây dựng Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị.

+ Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội có vai trò rất quan trọng

trong việc tập hợp, vận động, đoàn kết các tầng lớp nhân dân; đại diện cho quyền lợi và lợi ích hợp pháp của nhân dân; đề xuất các chủ trương, chính sách về kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng.

+ Nhà nƣớc cần ban hành cơ chế để Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện tốt vai trò giám sát và phản biện xã hội.

+ Thực hiện tốt Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Luật Thanh niên, Luật Công

đoàn, qui chế dân chủ ở các cấp để Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tham gia xây dựng Đảng, chính quyền.

+ Đổi mới phƣơng thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, khắc phục tình trạng hành chính hoá, phô trương hình thức. Làm tốt công tác dân vận trên tinh thần trọng dân, gần dân, hiểu dân, tin dân, nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin.

CHƢƠNG 7: ĐƢỜNG LỐI XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỀN VĂN HÓA TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI (1986 ĐẾN NAY) KỲ ĐỔI MỚI (1986 ĐẾN NAY)

Câu17: Quan điểm chỉ đạo và chủ trƣơng xây dựng, phát triển nền văn hóa trong thời kì đổi mới

- Một là, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động

lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.

+ Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội:nó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt lịch sử của dân tộc việt nam

Nguồn lực nội sinh của sự phát triển của một dân tộc thấm sâu trong văn hóa. Sự phát triển của một dân tộc phải vươn tới cái mới, tiếp nhận cái mới, tạo ra cái mới, nhưng lại không thể tách rời cội nguồn. Phát triển phải dựa trên cội nguồn bằng cách phát huy cội nguồn. Cội nguồn đó của mỗi quốc gia dân tộc là văn hóa.

Động lực của sự phát triển kinh tế một phần quan trọng nằm trong những giá trị văn hóa đang được phát huy.

Trong nền kinh tế thị trường, một mặt, văn hóa dựa vào tiêu chuẩn của cái đúng, cái tốt, cái đẹp để hướng dẫn và thúc đẩy người lao động phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, nâng cao tay nghề,…mặt khác, văn hóa sử dụng sức mạnh của các giá trị truyền thống, của đạo lý dân tộc để hạn chế xu hướng sùng bái lợi ích vật chất, sùng bái tiền tệ,…

Trong vấn đề bảo vệ môi trường vì sự phát triển bền vững, văn hóa giúp hạn chế lối sống chạy theo ham muốn quá mức của “xã hội tiêu thụ”, dẫn đến chỗ làm cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường sinh thái.

+ Văn hóa là một mục tiêu của phát triển:

Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 1991 - 2000, Đảng ta xác định: “Mục tiêu và động lực chính của sự phát triển là vì con người, do con người”. Đồng thời, nêu rõ yêu cầu “tăng trưởng kinh tế phải gắn với tiến bộ và công bằng xã hội, phát triển văn hóa, bảo vệ môi trường”. Phát triển hướng tới mục tiêu văn hóa – xã hội mới bảo đảm phát triển bền vững, trường tồn.

+ Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bồi dƣỡng, phát huy nhân tố

con ngƣời và xây dựng xã hội mới:

Việc phát triển kinh tế - xã hội cần đến nhiều nguồn lực, trong đó, tri thức của con người là nguồn lực vô hạn, có khả năng tái sinh và tự sinh, không bao giờ cạn kiệt. Các nguồn lực khác sẽ không được sử dụng có hiệu quả nếu không có những con người đủ trí tuệ và năng lực khai thác chúng.

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập đường lối hoàn thiện (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)