Nghiệp vụ thị trường mở được thực hiện ở Việt Nam từ ngày 12/8/2000 sau một giai đoạn chuẩn bị lâu dài. Việc thực thi nghiệp vụ thị trường mở đánh dấu một bước chuyển quan trọng của NHNN trong điều hành công cụ CSTT từ công cụ trực tiếp sang công cụ gián tiếp. Hơn 3 năm qua, nghiệp vụ thị trường mở đã hoạt động thường xuyên, cung ứng hàng nghìn tỷ tiền đồng cho các tổ chức tín dụng vào những lúc căng thẳng, góp phần ổn định tiền tệ.
Hiện nay, thành viên của thị trường mở là 22 thành viên, bao gồm 4 NHTMNN, 10 NHTMCP, 1 ngân hàng liên doanh, 5 chi nhánh nước ngoài, 1 công ty tài chính , Quỹ Tín dụng nhân dân. Hàng hoá giao dịch tuy bao gồm các giấy tờ có giá ngắn hạn nhưng chủ yếu chỉ có tín phiếu kho bạc và tín phiếu ngân hàng Nhà nước, trong đó giao dịch tín phiếu ngân hàng Nhà nước chiếm khoảng 14,5% năm 2001, 20,7% năm 2002 trong tổng giao dịch trên thị trường mở. Đến hết quý 1/2003, thị trường mở đã thực hiện được 177 phiên với các số liệu chủ yếu sau:
Bảng 3: Khối lượng phát hành tín phiếu kho bạc tại NHNN
Đơn vị: tỷ đồng
Thời hạn Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Quý1/2003
Thời hạn khác - 970 2.202 -
Tổng số 4.441 3.915 8.420 2.480
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Bảng 4: Doanh số giao dịch trên thị trường mở
Đơn vị : tỷ đồng
Doanh số Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Quý1/2003
Tổng doanh số - NHNN mua - NHNN bán 1.903,5 1.353,5 550 3.933,8 3.313,8 620 9.145,5 7.245,5 1900 9.734 6.694 3.040 Nguồn : Ngân hàng Nhà nước
So với yêu cầu của thực thi CSTT thì nghiệp vụ thị trường mở của Việt Nam hiện nay còn nhiều hạn chế cần phải tháo gỡ.
- Tuy thành viên thị trường mở là khá đông đảo, nhưng thực sự tham gia giao dịch thường là chỉ 30%/tổng số thành viên, trong đó chủ yếu là các NHTMNN (96,7% vào năm 2001 và 99,6% năm 2002). Khoảng 30% các phiên giao dịch không trúng thầu trong quý 1/2003. Do đó, các giao dịch trên thị trường này chưa phản ánh đúng nhu cầu vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng cũng như việc phát huy vai trò của thị trường mở tới CSTT chưa thật sự dúng với yêu cầu của nó. - Hàng hoá giao dịch trên thị trường quá đơn điệu, chủ yếu là tín phiếu kho bạc, trong khi đó, các loại giấy tờ có giá khác, kể cả các loại giấy tờ có giá ngắn hạn như thương phiếu, chứng chỉ tiền gửi...và các loại giấy tờ có giá trung và dài hạn chưa được giao dịch trên thị trường này, mặc dù Luật sửa đổi NHNN đã cho phép. Đây là một khó khăn tiềm ẩn vì các loại giấy tờ có giá này chỉ có thể phát sinh theo mức độ sôi động về kinh tế của các doanh nghiệp và tổ chức tín dụng, không thể ra đời và họat động theo ý thức chủ quan của các nhà quản lý. Chính vì
vậy, pháp lệnh thương phiếu mặc dù đã được ban hành vào năm 2000 nhưng cho
đến nay, Pháp lệnh này gần như chưa đi vào cuộc sống. Các sản phẩm tài chính
ngắn hạn khác rất phát triển ở các nước như hợp đồng mua lại, hợp đồng mua lại ngược, chấp nhận của ngân hàng, trái phiếu chính phủ thời hạn 2 năm... chưa hiện hữu nhiều ở Việt Nam. Một khi mà hàng hoá chưa đa dạng thì hoạt động giao dịch vốn chưa thể thường xuyên được.
- Hoạt động của nghiệp vụ thị trường mở chủ yếu dựa trên chương trình phần mềm của hệ thống giao dịch điện tử. NHNN Việt Nam hiện nay vẫn sử dụng một
phần mềm chưa tập trung giữa NHNN với các tổ chức tín dụng. Do đó, các số liệu cần thiết cho nghiệp vụ này như tình hình vốn khả dụng của các chi nhánh trong một hệ thống tổ chức tín dụng trong từng thời điểm, hoặc vốn khả dụng giữa các tổ chức tín dụng, lãi suất chào mua chào bán của các NHTM... chưa báo cáo thường xuyên và cập nhật với NHNN. Vì vậy, tác dụng của nghiệp vụ này trong việc cung ứng tiền hoặc thu hút tiền từ các tổ chức tín dụng về NHNN khi thực hiện mục tiêu của CSTT tỏ ra mờ nhạt.
- Về phương thức giao dịch: nghiệp vụ thị trường mở chủ yếu hoạt động dưới hình thức đấu thầu: đấu thầu khối lượng và đấu thầu lãi suất, trong đó, tiên tiến nhất là đấu thầu lãi suất vì có tính khách quan, phản ánh đúng tình hình cung cầu vốn ngắn hạn, truyền tải lập tức các tín hiệu của NHNN. Trong thời gian qua, các
phiên đấu thầu lãi suất chưa chiếm tỷ trọng lớn trong các phiên giao dịch, việc chỉ đạo lãi suất và khối lượng đấu thầu cũng chưa linh hoạt. Lãi suất trúng thầu của tín phiếu kho bạc chưa thật sự phản ánh đúng mặt bằng lãi suất thị trường, tác dụng phát ra tín hiệu của NHNN vì vậy chưa thật nhanh nhạy. Vì vậy, nghiệp vụ thị trường mở là một công cụ nhạy bén của CSTT mà NHNN Việt Nam cần phải thật sự chú ý trong thời gian tới.
- Họat động của thị trường mở gắn bó với sự phát triển của thị trường liên ngân hàng, nhất là thị trường nội tệ liên ngân hàng. Thị trường liên ngân hàng là cơ sở để CSTT phát huy tác dụng trong việc phản ánh vốn ngắn hạn, xác định và
phát ra tín hiệu về lãi suất của NHNN, xây dựng đường cong lãi suất chuẩn đối với trái phiếu chính phủ..Tuy nhiên, thị trường liên ngân hàng kém phát triển trong thời gian qua đã hạn chế rất nhiều tác dụng của CSTT.
NHNN thực hiện công cụ này từ đầu những năm 90 vừa qua. Dự trữ bắt buộc được tính trên số tiền gửi huy động bình quân (bao gồm cả VND và ngoại tệ) không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng của các tổ chức tín dụng. Với mục đích thực hiện CSTT thận trọng, tỷ lệ dự trữ bắt buộc đã được điều chỉnh trong phạm vi 0-20% theo quy định của luật NHNN.
Bảng 5: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng
Đơn vị: % Tổ chức tín dụng Tỷ lệ dự trữ bắt buộc % 12/2001 4/2002 12/2002 VND Ngoại tệ VND Ngoại tệ VND Ngoại tệ
Ngân hàng Thương mại Nhà nước, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đô thị, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, Ngân hàn liên doanh, Công ty tài chính
Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển Nông thôn
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nông thôn, Ngân hàng Hợp tác, QTĐN 3 2 1 10 10 10 3 2 1 8 8 8 3 2 1 5 5 5
Nguồn: Báo cáo thường niên 2002, Ngân hàng Nhà nước
Hạn chế trong việc sử dụng công cụ này là NHNN chưa thật sự chủ động, khi xác định tỷ lệ dự trữ bắt buộc còn nhiều yếu tố phi kinh tế như tâm lý, chính trị, tính linh hoạt kém...
Được NHNN áp dụng từ năm 1994, xuất phát từ những đòi hỏi thực tế là lạm phát có xu hướng tăng cao, tổng phương tiện thanh toán tăng nhanh . Trong điều kiện thị trường thứ cấp chưa phát triển, NHNN chưa thể sử dụng công cụ nghiệp vụ thị trường mở, NHNN đã sử dụng công cụ hạn mức tín dụng để hạn ché hệ số nhân tiền tệ , qua đó kiểm soát sự gia tăng tổng phương tiện thanh toán . Trên thực tế , việc áp dụng hạn mức tín dụng đã góp phần kiểm soát sự gia tăng tổng phương tiện thanh toán, góp phần kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên hạn mức tín dụng chỉ được phân bổ đối với một số các NHTM nên phần nào hạn chế tính công bằng trong cạnh tranh. Nhất là trong các năm từ 1998 đến nay, trong điều kiện nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển ở VN rất lớn , lạm phát có xu hướng giảm thấp, việc áp dụng công cụ này phần nào ảnh hưởng đến việc đáp ứng vốn cho nền kinh tế. Do đó , từ Quý II năm 1998, NHNN đã quyết định không sử dụng công cụ hạn mức tín dụng như là một công cụ thường xuyên trong điều hành chính sách tiền tệ mà chỉ dùng đến hạn mức tín dụng khi cần phải hạn chế sự gia tăng tín dụng nhanh chóng có nguy cơ lạm phát cao.
2.2.5. Công cụ tái cấp vốn.
. Để nâng cao hiệu quả sử dụng của công cụ này, NHNN đã từng bước đổi mới theo hướng tỷ trong tái cấp vốn theo hình thức thế chấp các chứng từ có giá tăng dần, còn tỷ trọng tái cấp vốn theo mục tiêu chỉ định ngày càng giảm. Trên thực tế, bên cạnh hai hình thức tái cấp vốn trên NHNN đã thực hiện cho vay thanh toán bù trừ , một hình thức tái cấp vốn ngắn hạn để bù đắp thiếu hụt trong thanh toán tạm thời của các NHTM. Với hình thức cho vay thế chấp chứng từ, chứng từ thế chấp cũng được mở rộng. Từ ban đầu, chứng từ thế chấp chỉ bao gồm tín phiếu kho bạc chưa đến hạn thanh toán , khế ước cho vay ngắn. Đến nay, NHNN bổ sung thêm hình thức cho vay thế chấp bằng ngoại tệ trên tài khoản tiền gửi của tổ chức tín dụng tại NHNN.Hiện nay theo quy định của luật NHNN, hoạt động tái cấp vốn của NHNN đối với các tổ chức tín dụng gồm: Cho vay theo hồ sơ tín dụng , chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn. Đặc biệt, việc quy định về lãi suất tái cấp vốn cũng được đổi mới, lãi suất tái cấp vốn đã được điều chỉnh
linh hoạt phù hợp với diễn biến cung cầu vốn trên thị trường . Hiện nay , để tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng tiếp cận nguồn vốn từ NHNN nhằm thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ. Thống đốc NHNN đã quyết định điều chỉnh giảm lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu xuống mức 0,4%/tháng và 0,35%/ tháng tương ứng.
-