Vật liệu vi mao quản (microporosity)

Một phần của tài liệu nghiên cứu về chất xúc tác (Trang 65 - 66)

III. Nghiên cứu cấu trúc xốp của VLMQ

1/Vật liệu vi mao quản (microporosity)

Các zeolit, than hoạt tính, vật liệu khoáng sét và nhiều chất mang xúc tác ... có lỗ xốp bao gồm chủ yếu là các vi mao quản. Kích thước của chúng xấp xỉ với kích thước của các phân tử bị

hấp phụ. Do kích thước vi mao quản và quá trình thực hiện ở áp suất tương đối nhỏ nên không có sự ngưng tụ hay hấp phụ đa lớp trong mao quản . Do đó khi nhả hấp phụ không có đường trễ. Vì vậy phương trình BET không còn đầy đủ giá trị để xác định Sriêng của vật liệu. Tuy nhiên trong thực tế và vì lý do thuận tiện người ta vẫn sử dụng diện tích BET để đặc trưng cho vật liệu vi mao quản. Và dù sao nó cũng cho phép so sánh và phân loại nhanh chóng các vật liệu mao quản với nhau.

Nhiều phương pháp dựa vào sự phân tích đường đẳng nhiệt hấp phụ để tìm kiếm các thông tin định lượng về lỗ xốp vi mao quản mà đặc trưng của nó là đường đẳng nhiệt hấp phụ kiểu I. Tuy nhiên người ta không chỉ áp dụng những kết quả tìm được từ đường hấp phụ đẳng nhiệt kiểu I cho các vật liệu vi mao quản mà còn cho cả những vật liệu khác chứa một phần lỗ xốp là vi mao quản.

Một số phương pháp nghiên cứu đặc trưng cấu trúc các hệ VL vi mao quản : - Phương pháp Dubinin - Raduskhevich (DR)

- Phương pháp “t” của De Boer (t: độ dày của lớp hấp phụ )

- Phương pháp “αs” của Sing (αs = V/Vs ; với Vs là thể tích hấp phụ do một chất rắn chuẩn không mao quản tại một áp suất tương đối đã cho)

- Phương pháp “n” của Lecloux - Phương pháp Hovarth và Kawazoe

Một phần của tài liệu nghiên cứu về chất xúc tác (Trang 65 - 66)