- Cho vay cá nhân, hộ gia đình nghèo có bảo lãnh bằng tín chấp của tổ chức đoàn thể chính trị, xã hội.
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KINH TẾ NGOÀI QUỐC DOANH TẠI SGDI-NHĐT&PTVN
KINH TẾ NGOÀI QUỐC DOANH TẠI SGDI-NHĐT&PTVN
3.1. Định hướng mở rộng tín dụng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở các ngân hàng thương mại. thương mại.
3.1.1. Chuyển dịch cơ cấu cho vay - một chiến lược quan trọng của các Ngân hàng thương mại.
Cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước, các Ngân hàng thương mại cũng đang xây dựng chiến lược kinh doanh cho phù hợp. Sự thu hẹp của kinh tế Nhà nước cùng với sự mở rộng của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đã mở ra một thị trường mới cho hoạt động Ngân hàng. Hệ thống ngân hàng Việt Nam với 4 Ngân hàng thương mại quốc doanh là chủ chốt, từ trước đến nay vẫn tập trung cho vay vào các doanh nghiệp Nhà nước, đặc biệt là các tổng Công ty 90 - 91. Chủ trương sắp xếp, cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước đã làm cho số lượng các doanh nghiệp này bị thu hẹp lại. Do vậy, các Ngân hàng thương mại không thể chỉ mãi chú trọng tới nhóm khách hàng này. Trong khi đó, các Ngân hàng thương mại cổ phần, Ngân hàng liên doanh với chiến lược khách hàng của mình đã nhanh chóng chuyển hướng sang thị trường khách hàng ngoài quốc doanh. Trên thực tế, tỷ trọng cơ cấu cho vay của các Ngân hàng này khá cao (thường từ 60 - 70%), trong khi tỷ trọng này ở các Ngân hàng quốc doanh mới chỉ vài phần trăm. Do đó, trước hết vì lợi ích chính bản thân mình, các Ngân hàng thương mại cần có sự chuyển dịch cơ ấu cho vay chú trọng sang thị trường kinh tế ngoài quốc doanh.
Để có thể chuyển dịch cơ cấu cho vay của mình, các Ngân hàng cần xây dựng được kế hoạch, chiến lược kinh doanh phù hợp, trong đó chính sách tín dụng phù hợp là vấn đề hết sức quan trọng. Muốn vậy, các ngân hàng cần xem xét tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chung của ngành Ngân hàng và đặc biệt là những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc mở rộng tín dụng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.
Phương hướng mở rộng tín dụng của Ngân hàng có thể được xâydựng theo nhiều hướng khác nhau, căn cứ vào nhiều yếu tố. Nhìn chungm đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, Ngân hàng có thể mở rộng tín dụng theo những hướng sau.
3.1.2. Mở rộng về đối tượng cho vay.
Như đã phân tích ở trên, kinh tế ngoài quốc doanh phát triển với nhiều loại hình kinh tế khác nhau: kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế hợp tác, kinh tế tư bản tư nhân và các hình thức liên kết khác. Căn cứ vào từng loại hình mà Ngân hàng sẽ có chính sách phù hợp.
Đối với kinh tế cá thể, tiểu chủ: nhu cầu vốn vay của loại hình này thường không nhiều, chủ yếu vay ngắn hạn để bổ sung lượng tiền mặt thiếu hụt tạm thời. Đứng trên giác độ quản lý ngân hàng, khoản chi phí mà ngân hàng bỏ ra để thực hiện trên mỗi món vay là lớn hơn so với việc cho các doanh nghiệp vay. Do đó, bên cạnh việc trực tiếp cho từng cá nhân vay vốn, đối với những khách hàng có cùng hoạt động sản xuất kinh doanh, Ngân hàng có thể hướng dẫn họ tập hợp lại nhóm khoảng từ 5 đến 6 người để thực hiện việc cho vay. Cán bộ tín dụng chỉ cần làm việc với 1 hoặc 2 người đại diện cả nhóm. Người náỹe trực tiếp chịu trách nhiệm trước ngân hàng về việc sử dụng vốn vay của tất cả các thành viên trong nhóm cũng như chuyển khoản vay từ ngân hàng tới các thành viên khác. Bằng cách này, Ngân hàng giảm được chi phí vay, khách hàng bớt được các thủ tục rườm rà.
Đối với kinh tế hợp tác, kinh tế tư bản tư nhân: đây là những đơn vị kinh tế được tổ chức theo Luật doanh nghiệp. Ngân hàng sẽ căn cứ vào đặc trưng của từng loại hình mà áp dụng các chính sách tín dụng khác nhau. Ví dụ, bên cạnh việc cho vay ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động, Ngân hàng có thể cho các doanh nghiệp vay để thực hiện dự án trung và dài hạn. Dựa trên giấy yêu cầu vay vốn của khách hàng, Ngân hàng có thể cho vay để mua vật tư, hh… các nhu cầu tài chính khác theo quy định của NHNN. Việc cho vay có bảo đảm hay không bảo đảm đến mức độ nào cũng căn cứ vào tính pháp lý của từng loại hình doanh nghiệp.
Tóm lại, việc mở rộng đối tượng cho vay không những giúp Ngân hàng có thể thiết lập quan hệ với nhiều khách hàng mà còn giúp Ngân hàng đa dạng hoá được các khoản đầu tư của mình. Nhờ vậy, Ngân hàng hạn chế được rủi ro đồng thời bẫn thực hiện được nhịêm vụ cung ứng vốn cho nền kinh tế.
3.1.3. Mở rộng về quy mô khoản vay
Các đơn vị kinh tế thường có nhu cầu không giống nhau do đặc điểm sản xuất kinh doanh khác nhau. Bởi vậy, để đáp ứng nhu cầu khách hàng, Ngân hàng có thể mở rộng việc cho vay theo số lượng và kỳ hạn khác nhau.
Trước hết, để thực hiện việc mở rộng theo hướng này, Ngân hàng phải căn cứ vào tiềm lực về vốn của mình. Nguồn vốn mà Ngân hàng huy động được có thể theo nhiều nguồn khác nhau: từ các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân…và gắn liền với kỳ hạn khác nhau: 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng…Thông thường, quy mô của các nguồn này không giống nhau. Có người chỉ gửi vài ba trăm nghìn, có người lại gửi đến hàng trăm triệu. Trong khi đó, khách hàng vay vốn cũng có yêu cầu khác nhau về số lượng, thời hạn cũng như quy mô của cả khoản cho vay và huy động không phải lúc nào cũng phù hợp với nhau. Do đó, có thể mở rộng theo hướng này, Ngânhàng phải kế hoạch hoá được nguồn vốn của mình để có sự chủ động, linh hoạt khi cho vay.
Trên cơ sở nhu cầu sử dụng từng khoản vốn của khách hàng, mối quan hệ giữa khách hàng và Ngân hàng, Ngân hàng và khách hàng thoả thuận để lựa chọn phương thức cho vay phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng. Xuất phát từ điều này, Ngân hàng có thể tiến hành cho vaytheo các phương thức như: