Cách khắc phục:

Một phần của tài liệu hạch toán nghiệp vụ bán hàng trong các doanh nghiệp sản xuất (Trang 38 - 41)

Chứng từ ban đầu BK

3.3.Cách khắc phục:

Từ những nhược điểm trên, Công ty cần thực hiện một số giải pháp khắc phục:

- Áp dụng lại hình thức chiết khấu thương mại nhằm thu hút khách hàng đến mua sản phẩm của công ty với số lượng lớn.

- Mở nhiều cửa hàng, đại lý ở nhiều nơi trong thành phố Hà Nội, ở các tỉnh lân cận và cả ở một số tỉnh miền bắc nước ta với mục đích giới thiệu và bán sản phẩm, giúp sản phẩm của công ty đến được tay của nhiều người tiêu dùng hơn nữa.

Điều này sẽ giúp quảng bá tên tuổi sản phẩm của công ty, lại giúp số lượng sản phẩm của công ty tiêu thụ một cách nhanh chóng. Dẫn đến, mức doanh thu của công ty sẽ tăng đáng kể.

- Đội ngũ cán bộ công nhân viên đang được công ty dần dần trẻ hóa, để khắc phục nhằm tránh làm giảm tiến độ công việc. Trước khi đưa họ vào làm việc chính thức, công ty nên tạo điều kiện cho lao động mới học các khóa đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn, nâng cao năng lực giao tiếp. Điều này vừa giúp họ không bị bỡ ngỡ và lúng túng trong quá trình làm việc lại giúp công ty tránh được những rủi ro không mong muốn.

KẾT LUẬN.

Cùng với sự phát triển và đi lên của đất nước, kéo theo đó là sự cạnh tranh rất gay gắt giữa các doanh nghiệp. Để có thể bắt kịp sự biến đổi không ngừng và sự cạnh tranh gay gắt đó thì các doanh nghiệp trước hết phải có đội ngũ cán bộ công nhân viên với năng lực vững vàng, đặc biệt là trong các công tác kế toán. Bất kể công ty, doanh nghiệp nào khi sản xuất ra các sản phẩm ai cũng mong muốn đưa được nhiều sản phẩm của mình đến tận tay của nhiều người tiêu dùng để từ đó sẽ có ngày càng nhiều sản phẩm được sản xuất ra và tiêu thụ trên nhiều thị trường, kéo theo đó thì doanh thu của doanh nghiệp sẽ ngày một tăng cao. Điều này khẳng định vai trò của khâu bán hàng trong các công ty, các doanh nghiệp sản xuất là rất quan trọng. Nó đòi hỏi các công ty, các doanh nghiệp này phải đưa ra được giá thành hợp lý cho những sản phẩm của mình nhằm đem về mức lợi nhuận tối đa cho công ty, cho doanh nghiệp. Và để thực hiện thật tốt điều này thì các công ty, các doanh nghiệp phải cần đến một đội ngũ kế toán có nghiệp vụ kế toán bán hàng với trình độ vững vàng. Vì vậy, Em thấy công tác hạch toán nghiệp vụ bán hàng trong các doanh nghiệp thương mại đóng một vai trò cực kỳ quan trọng.

Sau một thời gian nghiên cứu, kiến tập tại công ty cổ phần chế biến kinh doanh lương thực thực phẩm Hà Nội. Em đã nhận được sự hướng dẫn rất tận tình và chu đáo của Cô giáo hướng dẫn Đặng Thúy Hằng cộng với sự giúp đỡ cũng rất nhiệt tình, chu đáo của các Cô Chú, các Anh Chị trong phòng kế toán của công ty. Em đã học hỏi được rất nhiều điều từ đây; Em nhận thấy, việc hạch toán nghiệp vụ bán hàng của công ty đã đáp ứng đủ yêu cầu quản lý của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường đang ngày càng phát triển.

Bản thân Em – hiện giờ đang là một sinh viên ngồi trên ghế giảng đường đại học, vậy nên nhận thức vẫn còn nhỏ bé với góc nhìn hạn chế, kiến thức thực tế của Em cũng chưa tích lũy được nhiều. Vì vậy, trong quá trình làm bài báo cáo này chắc chắn Em sẽ vấp phải một số sơ suất và thiếu sót. Em kính mong các Thầy Cô giúp đỡ và chỉ bảo thêm cho Em để Em có điều kiện hoàn thành tốt nhất bài báo cáo của mình.

Cuối cùng, Em xin chân thành cảm ơn Cô giáo hướng dẫn Đặng Thúy Hằng cùng các Cô Chú, các Anh Chị trong phòng kế toán của công ty chế biến kinh doanh lương thực thực phẩm Hà Nội đã giúp đỡ Em hoàn thành bài báo cáo này.

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên: Nguyễn Ngọc Ánh.

Một phần của tài liệu hạch toán nghiệp vụ bán hàng trong các doanh nghiệp sản xuất (Trang 38 - 41)