NHỮNG BÀI HỌC SƯ PHẠM

Một phần của tài liệu thu hoạch thực tế giáo dục thcs phan châu trinh quận bình tân (Trang 30 - 34)

1. Đối với vai trò là một giáo viên chủ nhiệm

Qua thời gian thực tập tại trường THCS – THPT Phan Châu Trinh, em đã học được rất nhiều vốn sống, tình huống xử lí sư phạm trong công tác chủ nhiệm mà người giáo viên thường gặp, nhất là những sinh viên sắp ra trường như chúng tôi. Từ cô hướng dẫn, em biết được làm thế nào để trở thành người giáo viên chủ nhiệm có uy tín, được học sinh yêu quý. Qua đó giúp chúng tôi hiểu được tầm quan trọng của người giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục học sinh.

Có thể nói nhiệm vụ giáo viên chủ nhiệm mang một đặc trưng mà giáo viên bộ môn không thể thay thế được. Vì mỗi giáo viên chủ nhiệm chính là cố vấn của tất cả học sinh trong lớp và cũng như những người bạn luôn lắng nghe tâm tư, tình cảm của các em như những người bạn.

Để làm tốt nhiệm vụ của mình, giáo viên chủ nhiệm cần huấn luyện, bồi dưỡng khả năng tự quản cho học sinh để các em có khả năng tự quản lý và tổ chức mọi hoạt động của lớp.

Để học sinh đạt được sự chủ động, tích cực, giáo viên chủ nhiệm phải xây dựng một ban cán sự lớp đầy nhiệt huyết, tự tin và đoàn kết. Chọn học sinh nằm trong ban cán sự lớp phải có học lực khá trở lên, có uy tín với bạn bè và có khả năng điều khiển điều khiển mọi hoạt động tập thể lớp.

Tìm hiểu và nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt và có biện pháp giáo dục phù hợp ,nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp. Đối với việc giáo dục học sinh, người giáo viên phải chăm luôn chú ý trang bị tình cảm, thái độ, hành vi, thói quen ứng xử hợp lí.

Người giáo viên chủ nhiệm cần có đủ tri thức cơ bản về chuyên môn, về tâm lí học, kĩ năng tiếp cận học sinh để tìm hiểu và chia sẻ, kĩ năng quản lý và tổ chức, kỹ năng phối hợp với các giáo viên bộ môn để hướng dẫn giúp đỡ từng học sinh.

Giáo viên phải biết “Làm thế nào để giúp đỡ học sinh yếu kém có phương pháp học tập tốt, có hiệu quả”. Bắt tay vào thực tế, theo tôi có 4 nguyên nhân cơ bản học sinh học yếu và còn học sinh chưa ngoan:

- Khả năng học tập và tư duy có giới hạn - Lười học, mất căn bản từ các lớp dưới

- Thiếu quan tâm từ phía gia đình và ý thức tự giác của các em chưa cao (vì ham nhiều thú vui, trò chơi giải trí.

- Các em ở tuổi mới lớn nên hiếu động, nghịch ngợm. Các biện pháp tiến hành:

- Gần gũi, nhắc nhở, động viên các em trong học tập và thực hiện nội quy của nhà trường.

- Đưa ra các hình thức xử lí vi phạm: + Nề nếp + Học tập

Tìm hiểu tình hình học tập của các em cũng như các hoạt động mà Đoàn trường phát động.

Các buổi sinh hoạt 15’ đầu giờ đi đôi với việc kiểm tra sĩ số, thực hiên nề nếp tác phong của lớp.

Tiến hành dự giờ lớp để nắm được tình hình cũng như thái độ của các em trong học tập.

Những tồn tại cần khắc phục:

- Chưa quản lý được tất cả học sinh trong lớp.

- Còn nhiều em học yếu nhưng không cố gắng học tập.

- Mặc dù có nhiều cố gắng song vì thời gian gấp rút nên giáo sinh chưa thể tìm hiểu sâu về hoàn cảnh gia đình và những khó khăn các em gặp phải trong học tập một cách cụ thể được.

Kinh nghiệm rút ra :

- Luôn giữ sự thân thiện, hoà đồng gần gũi với các em nhưng vẫn giữ thái độ nghiêm khắc về mọi mặt.

- Phải công bằng trong mọi công việc nhằm tránh sự so bì, bất hợp tác từ phía các em học sinh.

- Kịp thời, nhanh chóng xử lý những vướng mắc các em gặp phải cũng như những vi phạm mà các em đã gây ra.

- Trao đổi động viên ban cán sự lớp, các tổ trưởng, cán sự bộ môn làm việc tích cực hơn trong việc quản lý, theo dõi lớp về mọi mặt trên tinh thần tự nguyện, tự giác, vì trách nhiệm, vì sự tin tưởng của các bạn trong lớp.

2. Đối với vai trò là một giáo viên bộ môn

Mặc dù thời gian thực tập không dài, em được thầy hướng dẫn giảng dạy sắp xếp dự giờ 4 tiết và dạy 2 tiết nhưng em đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm quý giá từ thầy Lê Xuân Hoằng:

+ Khâu chuẩn bị giáo án phải thật kỹ, bám sát SGK .

+ Tìm ra cách dạy sao cho học sinh dễ hiểu và nắm vững kiến thức. + Biết cách trình bày bảng, sử dụng lời nói phù hợp.

+ Biết linh động trong lúc dạy.

+ Mỗi lớp có trình độ khác nhau nên phải có cách dạy khác nhau phù hợp trình độ của các em.

TỔNG KẾT

Trước khi đi thực tập, em đã có những suy nghĩ cũng như những lo lắng cho đợt thực tập của mình như: trường, lớp, học sinh, giáo viên hướng dẫn,…

Ngày đầu tiên mới về trường THCS – THPT Phan Châu Trinh , sau khi nghe ban giám hiệu nêu các yêu cầu của nhà trường và công việc cụ thể trong thời gian thực tập tại trường em thầm nghĩ “sao mà khó thế!”. Nói thực, em hơi choáng! Nhưng

rồi em lại tự nhủ việc gì người khác làm được mình sẽ làm được và thế là em cố gắng.

Chúng em cảm nhận được sự thân thiện từ Ban Lãnh đạo nhà trường đến quý thầy cô và các em học sinh yêu mến.

Trong quá trình thực tập tại trường, chúng em đã học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm thực tiễn mà khi ngồi trên giảng đường đại học đó chỉ là những con chữ, những hình ảnh tượng trưng mang tính lý thuyết.

Trong đợt thực tập này, Trường đã tạo cho chúng em được tiếp xúc với thực tế giáo dục. Ngoài ra, chúng em còn được học hỏi rất nhiều kinh nghiệm quý báu từ những giáo viên ưu tú, xuất sắc của trường.

Cuối cùng, em muốn gửi lời cảm ơn trân trọng nhất đến tất cả thầy cô, ban giám hiệu cũng như tất cả học sinh trường THCS – THPT Phan Châu Trinh và đặc biệt là các thầy hướng dẫn: cô Nguyễn Thị Hồng Loan hướng dẫn thực tập chủ nhiệm, thầy Lê Xuân Hoằng hướng dẫn chuyên môn, cùng các thầy cô trong tổ Lịch Sử cũng như ở trường đã giúp em có thêm kiến thức, kinh nghiệm và sự tự tin trong những bước đầu tiên của nghề giáo. Thầy cô đã quan tâm, gần gũi, cởi mở và tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, đã xóa đi bao sự lo lắng, tạo niềm tin giúp em hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập của bản thân và mạnh dạn bước tiếp trên con đường mà mình đã chọn lựa.

Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô !

Phê duyệt của GVHD Ngày 24 tháng 04 năm 2014 …... Sinh viên ký tên …...

Cô Nguyễn Thị Hồng Loan Nguyễn Văn Phước

Một phần của tài liệu thu hoạch thực tế giáo dục thcs phan châu trinh quận bình tân (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w