Phân loại P/E

Một phần của tài liệu MÔ HÌNH CHIẾT KHẤU CỔ TỨC (DDM) VÀ MÔ HÌNH TỈ SỐ (P/E, P/S…) (Trang 34 - 40)

II. LÝ THUYẾT ĐỊNH GIÁ

1. PHƯƠNG PHÁP HỆ SỐ GIÁ / THU NHẬP (P/E)

1.3. Phân loại P/E

• Trailing P/E: Sử dụng trong trường hợp công ty không thể dự đoán được thu nhập trong tương lai

P/ET =

Trong đó: - P là giá trị thị trường của cổ phiếu

- E0 là EPS của 4 quý gần nhất hoặc năm gần nhất - D0 là tỉ lệ chi trả cổ tức của năm trước

- k là tỉ lệ lợi tức yêu cầu

- g là tỉ lệ tăng trưởng cổ tức dự kiến

• Leading P/E: Sử dụng trong trường hợp thu nhập trong tương lai thay đổi rõ rệt và dự đoán được ví dụ như trong truờng hợp mua bán, sáp nhập công ty.

P/EL =

Trong đó: - P là giá trị thị trường của cổ phiếu

- E1 là EPS dự kiến của 4 quý tiếp theo hoặc năm tiếp theo - D0 là tỉ lệ chi trả cổ tức của năm trước

- k là tỉ lệ lợi tức yêu cầu

- g là tỉ lệ tăng trưởng cổ tức dự kiến

Trailing P/E có ưu điểm là phản ánh tình hình thực tế của doanh nghiệp vì nó được tính toán dựa trên những con số thực tế đã được kiểm toán và báo cáo cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Tuy nhiên, nhược điểm của nó là

( ) ( ) ( ) ( ) g k g b g k g E D − + − = − + × = = / 1 1 .1 E P P/E Trailing 0 0 0 0 ( ) ( ) g k b g k E D − − = − = = / 1 E P P/E Leading 1 1 1 0

lợi nhuận này chắc chắn sẽ thay đổi trong tương lai. Do đó, bằng cách ước tính lợi nhuận trong tương lai, chỉ số Leading P/E đã tiên liệu mức tăng trưởng của doanh nghiệp. Mặc dù con số ước tính này có thể không chính xác, nhưng ít nhất nó cũng giúp các nhà đầu tư có cơ sở để tham khảo ra quyết định đầu tư. Giả sử chúng ta có cổ phần của 2 công ty hoạt động trong cùng một ngành cùng có tỷ lệ P/E là 20. Theo các số liệu được công bố thì thu nhập ước tính trong tương lai của công ty A sẽ tăng còn của công ty B lại giảm. Như vậy, nếu số liệu trên chính xác thì hiển nhiên mua cổ phiếu của công ty A sẽ có lợi hơn.

1.4.Ý nghĩa phân tích của hệ số P/E

P/E cho thấy giá cổ phiếu hiện tại cao hơn thu nhập từ cổ phiếu đó bao nhiêu lần, hay nhà đầu tư phải trả giá cho một đồng thu nhập bao nhiêu. P/E được tính cho từng cổ phiếu một và tính trung bình cho tất cả các cổ phiếu và hệ số này thường được công bố trên báo chí. Nếu hệ số P/E cao thì điều đó có nghĩa là người đầu tư dự kiến tốc độ tăng cổ tức cao trong tương lai; cổ phiếu có rủi ro thấp nên người đầu tư thoả mãn với tỷ suất vốn hoá thị trường thấp; dự đoán công ty có tốc độ tăng trưởng trung bình và sẽ trả cổ tức cao. Hệ số P/E rất có ích cho việc định giá cổ phiếu. Giả sử người đầu tư có cổ phiếu AAA không được giao dịch sôi động trên thị trường, vậy cổ phiếu đó có giá bao nhiêu là hợp lý? Lúc đó cần nhìn vào hệ số P/E được công bố đối với nhóm các loại cổ phiếu tương tự với cổ phiếu AAA, sau đó nhân thu nhập của công ty với hệ số P/E sẽ cho chúng ta giá của loại cổ phiếu AAA.

Lấy ví dụ từ báo cáo tài chính của Ngân hàng A' Châu (ACB). Lợi nhuận sau thuế năm 1999 của ACB là 51.564 triệu đồng, chia cho tổng số cổ phiếu được: 151,025 đồng. Giá thỏa thuận mua bán cổ phiếu ACB (trên thị trường không chính thức) mới đây là 1,7 triệu đồng, vậy P/E của ACB là 1.700.000 chia cho 151,025 và bằng 11,25 lần. Chỉ số này được dùng khá

phổ biến như một công cụ để nhà đầu tư xem xét mình qua chứng khoán rẻ hay đắt. P/E càng cao nghĩa là chứng khoán mua càng cao và ngược lại. Mặt khác, nhà đầu tư có thể mua với P/E giá cao để hy vọng trong tương lai lợi nhuận công ty cao thì P/E lúc đó lại thấp như ví dụ dưới đây: lợi nhuận năm 1999 của một công ty bánh kẹo là 12,7 tỷ , P/E là 3,4;lợi nhuận 2000 là 14,5 tỉ , P/E là 2,9 .Nhà đầu tư mua cổ phiếu với P/E là 3,4 lần so với lợi nhuận là 12,7 tỉ của năm 1999. Nếu năm 2000 lợi nhuận là 14,5 tỉ thì nhà đầu tư mua với P/E chỉ còn 2,9 lần do lợi nhuận của công ty đã tăng lên và nếu năm 2001 lợi nhuận tăng nữa thì lúc này P/E sẽ giảm nữa, khi đó nhà đầu tư này muốn bán ra cho nhà đầu tư khác và khi nhìn vào thì thấy tại sao nhà đầu tư trước mua P/E 3,4 lần thì mình cũng mua 3,4 lần được chứ. Thế là hoàn tất thương vụ! Nhà đầu tư trước bán được P/E là 3,4 lần (hoặc cao hơn nếu người mua mới chấp nhận) so lợi nhuận năm 2000 thì có nghĩa là họ bán cao hơn so với giá mà họ mua vào năm 1999. Vấn đề là P/E bao nhiêu lần thì hình thành cuộc chơi này, ở đây có hai trường hợp xảy ra:

• Nếu nhà đầu tư chấp nhận P/E cao thì rủi ro có thể cao do mua giá cao so với lợi nhuận công ty đạt được.

• Mặt khác mua P/E cao cũng có thể rủi ro thấp, vì lúc đó công ty mua vào có thể là công ty có giá như công ty Coca Cola hay Hàng không Việt Nam chẳng hạn, các công ty này phát triển rất ổn định .Từ đó mới hình thành một biên độ chỉ số P/E cho từng loại công ty, từng lĩnh vực công nghiệp và từng môi trường của thị trường. Theo xu hướng trên thị trường chứng khoán các nước trên Thế giới thì lĩnh vực sau đây thường chấp nhận các chỉ số P/E cao (không kể các tập đoàn hùng mạnh): ngân hàng, tài chính chứng khoán, công nghệ tin học, viễn thông, công nghệ sinh học, các ngành sản xuất công nghiệp kỹ thuật cao.Hiện nay các chuyên viên tài chính Việt Nam nhận định P/E tại thị trường Việt Nam từ 8 - 15 lần, điều đó có nghĩa lĩnh vực tài chính ngân hàng hoặc các công ty có uy tín thì P/E tại thị trường

Việt Nam từ 10 -15 lần và những lĩnh vực khác có thể dưới 10.Tuy nhiên, bạn hãy cứ nghĩ xem, nếu công ty không có lợi nhuận điều đó có nghĩa là lợi nhuận âm, thì thị giá cổ phiếu chia cho lợi nhuận trong một năm là con số âm thì làm sao mà có chỉ số P/E được .Do đó, P/E chỉ là một số tương đối, nhà đầu tư cũng cần phải đánh giá thêm các chỉ số tài chính khác có liên quan mang tính kỹ thuật nhiều hơn.

1.5.Các nhân tố ảnh hưởng tới P/E

Sự kỳ vọng của nhà đầu tư: vào khả năng tăng trưởng của công ty trong tương lai là yếu tố chủ yếu ảnh hưởng tới chỉ số P/E. Nếu nhà đầu tư tin tưởng vào khả năng tăng trưởng của một công ty, họ sẽ sẵn lòng bỏ tiền ra để mua cổ phiếu của công ty đó. Tốc độ tăng trưởng của công ty ảnh hưởng lớn đến khả năng thu lợi nhuận của công ty. Nếu công ty có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định thì sẽ có khả năng tạo ra nhiều lợi nhuận. Do đó, khi quyết định đầu tư, nhà đầu tư cần xem xét xem tính bền vững và tính ổn định trong sự tăng trưởng của công ty đó. Để đánh giá được sự tăng trưởng của công ty, nhà đầu tư cần phải nhận biết được những dấu hiệu rủi ro và dấu hiệu tăng trưởng của công ty thông qua việc nghiên cứu sự phát triển trong quá khứ và khả năng tăng trưởng trong tương lai.

Thông tin kế toán: cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới chỉ số P/E. Lợi nhuận ròng là một chỉ số kế toán bao gồm cả những khoản mục phi tiền tệ. Hơn nữa việc tính toán lợi nhuận doanh nghiệp bị chi phối bởi các nguyên tắc kế toán. Trong khi đó, các nguyên tắc kế toán có thể thay đổi theo thời gian và có sự khác biệt giữa các quốc gia. Để khiến cho mọi việc thêm phức tạp, EPS có thể bị bóp méo, hoặc ẩn chứa dưới nhiều con số, phụ thuộc vào sự hoàn thiện về hệ thống sổ sách kế toán của doanh nghiệp. Và kết quả là chúng ta vẫn không thể

biết được liệu có những số liệu chính xác không hay chúng ta bị che lấp bởi những con số không thực chất. Do đó, việc đánh giá P/E phải dựa vào giá trị thực của doanh nghiệp trong môi trường minh bạch thông tin. Việc đánh giá rủi ro trước khi quyết định đầu tư có một vị trí quan trọng nên nghệ thuật đánh giá rủi ro và cơ hội tìm kiếm lợi nhuận cần được các nhà đầu tư mài dũa sắc bén.

Lạm phát: trong thời gian lạm phát cao, tâm lý của các nhà đầu tư thường là bán chứng khoán để chuyển sang đầu tư vào loại hàng hóa có giá trị ổn định hơn như vàng, bất động sản, ngoại tệ mạnh... Lạm phát sẽ khiến cho việc theo dõi P/E trở nên khó khăn hơn, vì thông tin trong quá khứ sẽ không còn phù hợp với điều kiện hiện tại nữa, độ sai lệch cũng lớn hơn. Nếu xét ở góc độ kinh tế thì P/E trong thời gian lạm phát sẽ giảm, vì chi phí đầu vào tăng nên lợi nhuận giảm. Hơn nữa, trong thời kỳ này, các nhà đầu tư thường không mấy tin tưởng vào khả năng sinh lợi của doanh nghiệp nên bán cổ phần hoặc là ngừng mua thêm cổ phần. Chỉ số P/E thực tế có khuynh hướng thấp hơn chỉ số được công bố trong suốt thời gian lạm phát bởi vì lợi nhuận đã bị bóp méo đi, lớn hơn so với con số thực tế. Do đó, việc xem xét P/E trong một thời gian dài để xác định xu hướng vận động của nó rất cần thiết cho các nhà đầu tư.

Rửa tiền: một trong những nguyên nhân khiến TTCK Việt Nam bất ổn trong thời gian vừa qua là do có không ít những khoản tiền bất hợp pháp được tung ra thị trường để nhằm hợp pháp hóa chúng. Các nhà đầu tư sở hữu những khoản tiền này hầu như không quan tâm đến tính ổn định của thị trường vì mục đích duy nhất trong việc đầu tư của họ là làm hợp pháp những khoản tiền “bẩn”. Các nhà đầu tư này thường đầu tư bất kể chỉ số của thị trường như thế nào. Họ đẩy tiền vào mua

cổ phần đẩy P/E lên rất cao. Điều tất yếu xảy ra là khi họ đã đạt được mục đích và rút khỏi thị trường thì tất yếu thị trường sẽ giảm, kéo theo P/E giảm.

EPS (thu nhập trên mỗi CP): Tỉ lệ tăng trưởng EPS càng cao thì hệ số P/E có xu hướng cao theo.

Hệ số đòn bẩy tài chính: Nguồn vốn của Cty được hình thành từ vốn nợ và vốn chủ sở hữu, nên khi một Cty có hệ số đòn bẩy tài chính cao thì P/E của Cty đó sẽ thấp hơn so với một Cty khác tương đương trong ngành.

P/E toàn thị trường: P/E toàn thị trường có ảnh hưởng rất lớn tới P/E riêng lẻ của từng loại CP. Điều này chúng ta có thể thấy rất rõ tại TTCK VN khi TTCK điều chỉnh tăng hay giảm thì đa số các Cty đơn lẻ cùng tăng hoặc cùng giảm dẫn đến P/E của các Cty này tăng giảm theo.

P/E của các CP cùng ngành: Phần lớn CP của các Cty trong cùng một ngành thường có xu hướng biến động cùng chiều. Cách so sánh nhanh nhất để biết CP một Cty trong ngành là cao hay thấp là so sánh P/E của Cty với P/E trung bình ngành.

Lĩnh vực kinh doanh đa dạng: Một Cty có nhiều mảng hoạt động kinh doanh thì đồng nghĩa với việc phân tán rủi ro, ổn định thu nhập và sự đa dạng này sẽ giúp làm giảm sự biến động mạnh về thu nhập mỗi CP của Cty đó. Những Cty đa dạng hoá họat động kinh doanh thường được NĐT đánh giá cao.

Lãi suất thị trường: Giá cả các loại CK chịu tác động nhiều từ yếu tố lãi suất. Nếu lãi suất thị trường cao sẽ dẫn đến giá CK và hệ số P/E thấp hơn vì giá trị hiện tại của các khoản thu nhập tương lai của Cty sẽ thấp hơn do phải chiết khấu ở mức lãi suất cao.

Một phần của tài liệu MÔ HÌNH CHIẾT KHẤU CỔ TỨC (DDM) VÀ MÔ HÌNH TỈ SỐ (P/E, P/S…) (Trang 34 - 40)