Chương IV/ TỔNG KẾT

Một phần của tài liệu Vi sinh vật trong chế biến và bảo quản cá, tôm, mực, nhuyễn thể (Trang 37 - 38)

- Mổ xẻ : Đối với một số loài cá lớn, nếu ướp lạnh nguyên con Do chiều dày của khối thịt

Chương IV/ TỔNG KẾT

Như ta đã biết thì nguồn lợi thuỷ hải sản của nước ta vô cùng dồi dào và phong phú là nguồn thức ăn cung cấp nhiều dinh dưỡng. Tuy vậy do điều kiện môi trường sống nên thuỷ sản rất dễ bị hư hỏng, trong thành phần hoá học chứa nhiều nước là điều kiện thích hợp cho các loài vi sinh vật phát triển. Vì vậy một lần nữa nhóm em nhận thấy rằng các ngành khoa học và các kĩ sư ngành thực phẩm cần phải nghiên cứu sâu hơn về công nghệ chế biến và bảo quản thuỷ hải sản.

Cũng vì vậy nhóm em đã làm đề tài tiểu luận là: “vi sinh vật trong chế biến và bảo quản cá, tôm, mực, nhuyễn thể” để hiểu nhiều hơn về tác hại và lợi ích của vi sinh vật trong chế biến và bảo quản thuỷ hải sản. Nên chúng ta cần phải có những biện pháp và qui trình công nghệ thích hợp trong vấn đề khai thác, chế biến và bảo quản thuỷ hải sản. Ta cần phải bảo quản từ công đoạn đầu tiên ngay sau khi thủy sản được đánh bắt, đây là giai đoạn mà thủy hải sản mang đầy đủ chất dinh dưỡng và độ tươi cần thiết nhất, để tránh tình trạng các loại vi sinh vật phát triển gây ươn hỏng nguyên liệu.

Trong quá trình chế biến chúng ta cần tuân theo những nguyên lý cần thiết để sản xuất ra những sản phẩm đạt chất lượng cao. Tránh tình trạng vi sinh vật dựa trên những điều kiện chế biến không đúng gây tác hại xấu đến chất lượng sản phẩm và có thể gây ngộ độc thực phẩm cho người sử dụng.

Sau qui trình chế biến, ta cần có những biện pháp bảo quản tốt và hợp lí đối với từng sản phẩm cụ thể. Do điều kiện khí hậu nước ta là khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho các loài vi sinh vật gây hại phát triển mạnh. Nên cần phải điều chỉnh các thiết bị bảo quản sao cho phù hợp.

Ngoài ra trong quá trình chế biến sản phẩm chúng ta cần phải tạo điều kiện thuận lợi cho những vi sinh vật có lợi phát triển. VD: vi sinh vật trong qui trình sản xuất nước mắm. Sau bài tiểu luận này nhóm em nắm được một số yêu cầu cần thiết trong việc chế biến và bảo quản thuỷ hải sản từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng. Đặc biệt là đối với cá, tôm, mực, nhuyễn thể.

Tuy nhiên trong quá trình tìm hiểu về đề tài, do tài liệu không đủ và thời gian giới hạn, trình độ còn thấp, nên bài tiểu luận còn nhiều thiếu xót và xơ xài. Do vậy xin thầy và các bạn thông cảm và góp ý cho những phần còn sai xót của chúng em để bài tiểu luận được hoàn chỉnh hơn.

Một phần của tài liệu Vi sinh vật trong chế biến và bảo quản cá, tôm, mực, nhuyễn thể (Trang 37 - 38)