Thiết lập hệ thống tính chi phí chất lượng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 tại công ty cổ phần May 19 (Trang 27 - 32)

III. Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 tại công ty cổ phần May

1. Phương hướng phát triển sản xuất kinh doanh

2.6 Thiết lập hệ thống tính chi phí chất lượng

Tính chi phí chất lượng là tiêu biểu của việc lượng hoá công tác chất lượng và cơ sở đáng tin cậy để dựa vào đó đánh giá kết quả đạt được của công tác quản trị chất lượng. Hoạch toán được chi phí chất lượng cho thấy được thước đo đánh giá sự cố gắng cũng như thiếu sót còn tồn tại trong hoạt động quản trị.

Tại công ty kể từ khi áp dụng hệ thống quản trị chất lượng ISO đến thời điểm hiện tại công tác tính toán chi phí chất lượng hầu như chưa được thực hiện. Bởi vậy trong thời gian tới để áp dụng, duy trì, cải tiến, không ngừng nâng cao hiệu quả của hệ thống, ban lãnh đạo cần đẩy mạnh công tác tính chi phí một cách chính quy chuyên nghiệp.

Quá trình phát sinh chi phí chất lượng Phát hiện các yếu tố chi phí chất lượng Thu thập các dữ liệu về chi phí chất lượng Tính các chi phí liên quan đến chất lượng Hình thành chi phí chất lượng

Sử dụng phương pháp tính chi phí theo điểm để xây dựng chi phí chất lượng cho nội bộ, công việc tính chi phí chất lượng là bước thứ 2 sau khi đã tính toán chi phí theo loại. Cán bộ chất lượng sẽ xem xét và hình thành các điểm chi phí chất lượng, sau đó tập hợp các loại chi phí chung của phòng vào các điểm chi phí chất lượng. Dựa trên cơ sở đó mà cán bộ quản lý chất lượng của phòng sẽ có thể đánh giá hiệu quả của từng điểm chi phí và cách thức tập hợp diễn ra như sau:

- Tính các chi phí liên quan đến chi phí chất lượng sản phẩm: + Chi phí phù hợp gồm chi phí phòng ngừa và chi phí đánh giá

+ Chi phí không phù hợp: chi phí sai hỏng bên trong và chi phí sai hỏng bên ngoài

- Phân bổ chi phí theo các điểm đã xác định được trong quá trình phân chia chi phí để tính chi phí chung cho hoạt động quản lý chất lượng

- Liệt kê tất cả các loại chi phí này thành một bản, cuối tháng, cuối quý hoặc năm sẽ được phòng tài chính đưa ra để xử lý để làm báo cáo tổng kết chất lượng

- So sánh tương quan giữa chi phí chất lượng và tình hình thực hiện kế hoạch chất lượng để thấy được hiệu quả của công tác quản trị chất lượng

2.7 Sử dụng công cụ thống kê vào công tác quản trị chất lưọng

Kiểm soát chất lượng bằng các công cụ thống kê là việc sử dụng các kĩ thuật thống kê trong thu thập, phân loại, xử lý và trình bày các dữ liệu thống kê thu được dưới một dạng nào đó để nhận biết được thực trạng của quá trình nhờ đó sẽ tìm ra nguyên nhân gây ra sự biến thiên cả quá trình để từ đó có biện pháp phòng ngừa, khắc phục và cải tiến

Các công cụ thống kê trong quản trị chất lượng:

 Sơ đồ nhân quả: là một sơ đồ biểu diễn mối quan hệ giữa kết quả và các nguyên nhân gây ra kết quả đó

- Các bước xây dựng sơ đồ nhân quả:

+ Xác định đặc tính chất lượng cụ thể cần phân tích + Vẽ biểu đồ xương cá

Trong đó: Kết quả: chỉ tiêu chất lượng (đầu cá)

Nguyên nhân( xương cá): Xác định các nguyên nhân chính và tìm các nguyên nhân phụ

Biểu đồ xương cá sẽ xác định được các nguyên nhân sai hỏng, chất lượng kém  Biểu đồ Pareto: Là biểu đò hình cột phản ánh các dữ liệu chất lượng thu được sắp xếp theo thứ tự từ cao đến thấp, chỉ rõ các vấn đề cần ưu tiên giải quyết trước - Các bước lập biểu đồ Pareto:

+ Thu thập dữ liệu và xác định các loại sai sót

+ Sắp xếp dữ liệu trong bảng theo thứ tự từ lớn đến nhỏ + Tính số lượng sai sót và tính tỷ lệ từng loại sai sót + Xác định sai sót tích luỹ và tính tỷ lệ sai sót tích luỹ

 Biểu đồ kiểm soát: là biểu đồ biêủ thị dưới dạng đồ thị sự thay đổi của chỉ tiêu chất lượng để đánh giá quá trình sản xuất có ở trạng thái kiểm soát được không  Phiếu kiểm tra chất lượng: là phiếu thu thập ghi chép các dữ liệu nguyên thuỷ theo cách thức nhất định để đánh giá tình hìnhchất lượng và đưa ra quyết định xử lý kịp thời.

 Lưu đồ lưu trình: là sơ đồ mô tả thứ tự các bước, các công việc xảy ra của một quá trình. Từ đó tạo ra khả năng thiết kế lại để hoàn thiện hoặc đổi mới quá trình

 Biểu đồ phân bố mật độ: là biểu đồ cột cho thấy bằng hình ảnh sự thay đổi, biến động của một tập hợp các dữ liệu theo những dạng nhất định khi nó được đo nhiều lần

 Biểu đồ phân tán: thể hiện dưới dạng đồ thị mối quan hệ tương quan giữa hai đại lượng hoặc hai biến số.

Kiểm soát chất lượng bằng công cụ thống kê cho phép hoạt động một cách nhất quán hơn và thực hiện đúng mục tiêu đã đề ra. Thông qua kiểm soát thống kê sẽ đánh giá được các yếu tố thiết bị, nguyên vật liệu, các yếu tố đầu vào một cách chính xác, cân đối hơn, biết được tình trạng hoạt động của thiết bị, từ đó dự

báo những điều sẽ xảy ra trong tương lai để kịp thời xử lý, chính xác bảo đảm chất lượng sản phẩm được sản xuất ra với chi phí thấp nhất.

KẾT LUẬN

Hiện nay mọi doanh nghiệp thuộc mọi quốc gia đều quan tâm đến vấn đề chất lượng, cuộc chạy đua này diễn ra sôi nổi hơn bao giờ hết, phần thắng sẽ thuộc về quốc gia, những doanh nghiệp có cái nhìn và chiến lược đúng đắn về chất lượng. Tuy nhiên sự thắng bại này cũng chỉ mang tính tạm thời vì cuộc đua luôn diễn ra trong thời gian dài và liên tục. Nếu như trước kia khái niệm “ Hàng Nhật tốt,

hàng Nhật xịn” đã ăn sâu vào tâm trí của người Việt Nam thì nay khái niệm đó đã dần thay đổi. Bên cạnh hàng Nhật luôn được đánh giá cao về chất lượng thì hàng hoá của rất nhiều quốc gia khác cũng đã, đang và sẽ chiếm được lòng tin của người tiêu dùng. Theo dự đoán của các nhà phân tích, sắp tới các nhà quản lý, các doanh nghiệp đều quan tâm đến chất lượng và chất lượng sẽ hoà nhập vào mọi yếu tố của doanh nghiệp từ các hoạt động sản xuất tác nghiệp đến các hoạt động khác sẽ là phổ biến.

Qua việc tìm hiểu về công ty đã tạo điều kiện cho em hiểu biết hơn về hệ thống quản lý chất lượng, giúp em hoàn thiện hơn kiến thức đã học được ở trường. Quá trình tìm hiểu, mặc dù còn nhiều khó khăn trong quá trình triển khai áp dụng hệ thống quản trị chất lượng nhưng công ty cũng đã đạt được thành tựu đáng kể.Đề tài: “Hoàn thiện hệ thống quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 tại công ty cổ phần May 19” đã phản ánh rõ thực trạng của hệ thống quản trị chất lượng, chỉ rõ những mặt tích cực công ty đã đạt được cũng như những hạn chế cần khắc phục, đồng thời bài viết nêu lên những lợi ích to lớn mà hệ thống quản trị chất lượng mang lại cho công ty.Do hạn chế năng lực bản thân, đồng thời quá trình tìm hiểu về công ty có hạn nên đề tài của em không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy PGS.TS Nguyễn Mạnh Quân để đề tài của em được hoàn thiện hơn, phù hợp với tình hình thực tế của công ty hơn với mong muốn sẽ đóng góp, phần nhỏ bé trong sự phát triển của công ty trong tương lai

Em xin chân thành cảm ơn ! Danh mục tài liệu tham khảo

1. Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000. NXB Trẻ 2004. Tác giả Hồ Thêm

2. Báo cáo tình hình chất lượng của ban đảm bảo chất lượng

3. Giáo trình Quản lý chất lượng trong các tổ chức. NXB Lao Động- Xã Hội. Chủ biên: GS.TS. Nguyễn Đình Phan

4. Giáo trình Quản trị kinh doanh. NXB Đại học Kinh tế Quốc dân. Đồng chủ biên: GS.TS. Nguyễn Thành Độ & PGS.TS. Nguyễn Ngọc Huyền 5. Sổ tay chất lượng của công ty

6. Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng 6. Website: http://www.ckt.gov.vn/247

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 tại công ty cổ phần May 19 (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w