Chia sẻ những mục tiêu

Một phần của tài liệu thật đơn giản - tạo dựng mối quan hệ (Trang 39 - 41)

Bạn đã bao giờ nghĩ: “Tôi ước mình có thể biết người cũng biết về X”? Chắc hẳn bạn đã từng làm điều này, hoặc bạn biết người cũng biết về X – đây chính là điểm cơ bản trong tạo dựng quan hệ. Tuy nhiên, họ cần biết cái mà bạn đang cố tìm hiểu, hay bạn cần hỗ trợ điều gì, trước khi họ biết có thể giúp gì cho bạn.

Nguyên nhân phổ biến nhất của sự thất bại (dù chúng ta cố gắng nỗ lực đến đâu, dù với công việc trong hay ngoài xã hội) đó là thất bại trong việc chia sẻ mục tiêu của bản thân và việc nhờ vả. Trạng thái tâm lý của kẻ thích hành sự cô độc – “Tôi có thể làm việc đó một mình” – đôi khi nảy sinh vì nỗi lo sợ sự thất bại, nhưng cũng có khi nảy sinh từ việc không muốn chia sẻ, hoặc vì cảm giác không muốn bị bắt gặp trong tình trạng không làm được việc khi chỉ có một mình. Khi bạn phải đối mặt với việc tạo dựng quan hệ, thì điều này có thể không có ích trong một thời gian dài và cũng có khi nhận được kết quả không mong muốn. Một cách để tạo dựng quan hệ và cải thiện những mục tiêu của bản thân là hãy chia sẻ.

Hãy hào phóng

Một trong những phẩm chất thiết yếu của người tạo dựng quan hệ cừ khôi đó là họ có “tâm tính hào phóng”. Họ cho đi những gì của bản thân và điều này sẽ dẫn đến hình thức báo đáp, hoặc có đi có lại. Một số người có thể giễu cợt và miêu tả việc này như kiểu tâm tính “cho để chờ được đáp lại”. Tuy nhiên, cách này lại được thể hiện bởi những người tạo dựng quan hệ cừ khôi. Điều đó nói lên rằng họ cho đi những gì của bản thân với nhận thức đôi khi sẽ không lấy lại được gì, nhưng họ vẫn thấy thích thú với cảm giác cho đi và sẵn sàng làm bất kể điều gì. Sự hào phóng trong tâm hồn họ khuyến khích người khác cũng trở nên hào phóng như vậy.

Thông thường mọi người thích được giúp đỡ và sẵn sàng tương trợ. Tuy nhiên, họ lại không biết rằng việc giúp đỡ của mình là cần với người khác. Vấn đề ở chỗ chúng ta không biết rõ ràng về yêu cầu được giúp đỡ hoặc không biết tìm sự hỗ trợ ở đâu.

Ví dụ

Gần đây tôi đã làm việc với một nhóm sinh viên đại học và yêu cầu họ làm một bài tập: viết mục tiêu của họ ở góc phải trên cùng của tờ giấy và tên ở góc trái dưới cùng, và nối chúng bởi một đường mũi tên. Sau đó, dọc theo đường mũi tên này, liệt kê mỗi bước làm tức thời để đạt được mục tiêu đề ra. Ví dụ, sinh

viên A đặt ra mục tiêu cho bản thân là trở thành một phi công. Do đó, một trong những bước để có được mục tiêu này là “tìm một trường học lái máy bay để học”. Sinh viên B lại có mục tiêu là thực hiện công việc kinh doanh ở Trung Quốc – nơi anh ấy sẽ đến vào năm tới. Vì vậy, một trong những bước thực hiện mục tiêu trên đường mũi tên đó là “học thêm về việc bán lẻ”.

Mỗi người trong số khoảng 20 sinh viên đặt những tờ giấy của họ lên mặt đất sát cạnh nhau, sau đó chia sẻ những mục tiêu và các bước họ cần để đạt được mục tiêu đó. Tiếp theo, họ đi một vòng để xem xét những mục tiêu của người khác. Nếu họ nhận ra một hành động hay một bước thực hiện mục tiêu nào đó có thể hỗ trợ, họ sẽ điền tên mình bên cạnh hành động hay bước thực hiện đó và viết ra một câu nói rõ ràng là họ có thể giúp như thế nào.

Điều gây sửng sốt là có quá nhiều nguồn sẵn sàng hỗ trợ cho nhóm sinh viên đó thực hiện mục tiêu của mình – thứ mà trước đó họ không hề có bất kỳ ý tưởng nào. Ví dụ, một sinh viên trong nhóm có người anh em đã mất trong kì sát hạch bay và sinh viên này có thể đưa ra lời khuyên cho sinh viên A. Một sinh viên khác lại chia sẻ hiểu biết của mình về những mối bán lẻ và chỉ cho sinh viên B một mối bán lẻ thành công ở Trung Quốc.

Nếu chia sẻ mục tiêu của bản thân, chúng ta sẽ có nhiều cơ hội để giành được mục tiêu hơn là khi chúng ta không làm điều đó.

Định nghĩa

Nhờ đến sự tương trợ là cách thông minh để tiết kiệm thời gian. Việc thỉnh thoảng sử dụng nó và theo cách có đi có lại không phải là biểu hiện yếu điểm mà là minh chứng của sự công khai với ý kiến phản hồi và để học hỏi từ người khác. Trong vòng một tuần tới, hãy thực hành việc yêu cầu được giúp đỡ ít nhất ba lần. Bạn cũng có thể yêu cầu giúp đỡ với việc giặt giũ, hay việc gì đó lớn hơn như mối liên hệ bạn luôn mong muốn từ ai đó. Vấn đề không phải là câu đáp trả với đề nghị được giúp đỡ (đồng ý hay không), mà là bạn đang cải thiện cách nhờ vả và khả năng của bạn trong việc tạo dựng quan hệ thông qua nhờ vả.

Phần 3

Xây dựng mạng lưới quan hệ

Một phần của tài liệu thật đơn giản - tạo dựng mối quan hệ (Trang 39 - 41)