0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Giới thiệu

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỰC NGHIỆM ĐIỀU KHIỂN LOGIC VÀ PLC CHO CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ ĐIỆN CÔNG NGHIỆP TRƯỜNG TRUNG CẤP KỸ THUẬT NGHIỆP VỤ SÔNG HỒNG (Trang 35 -67 )

Tiền thân là Trường Đào tạo Công nhân KTXD được thành lập lại ngày 11-10-1983 và được chuyển đổi thành Trường Trung cấp Kỹ thuật – Nghiệp vụ Sông Hồng theo quyết định số: 08/QĐ-BXD ngày 03 tháng 01 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng. Với:

- Tổng diện tích sử dụng: 19.298m2; Trong đó, chủ sở hữu: 19.298 m2

- Tổng diện tích phòng học lý thuyết: 3.360 m2/ 30 phòng học

- Diện tích xưởng thực hành (m2) 1.984; trung bình 1,9m2/ 1 học sinh. - Thư viện (diện tích phòng đọc; số lượng, chủng loại đầu sách và tài liệu chủ yếu): 330m2; 342 đầu sách;(số lượng sách là 5 500)

- Trang thiết bị phục vụ dạy nghề.

- Định mức vật tư, nguyên liệu cho thực hành nghề .

Dưới sự lãnh đạo của Đảng uỷ Tổng công ty cổ phần Sông Hồng và sự phấn đấu vươn lên không ngừng của mình, Đảng bộ Nhà trường liên tục được công nhận là “ Tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh”. Nhà trường luôn hoàn thành tốt công tác chuyên môn, nghiệp vụ. Công tác Đảng, công tác Đoàn thể được quan tâm đúng mức. Có nhiều hoạt động thiết thực, góp phần thúc đẩy phong trào của tổ chức công đoàn, tổ chức đoàn thanh niên của Tổng Công ty và các hoạt động do Sở, Ngành tỉnh Phú Thọ và thành phố Hà Nội tổ chức.

Với những thành tích của cán bộ nhân viên- giáo viên – học sinh hàng năm Nhà trường đã được Bộ Xây dựng công nhân là “Tập thể lao động xuất sắc” với nhiều phần thưởng như: Cờ “Đơn vị thi đua xuất sắc ngành Xây dựng”, Cờ “Đơn vị hoạt động công đoàn xuất sắc” nhiều bằng khen của Tỉnh Phú Thọ và các Bộ, Ngành.

2.1.1.2. Các ngành nghề đào tạo trong trƣờng

Trường đào tạo đa dạng các ngành nghề từ hệ sơ cấp nghề cho tới hệ trung cấp chuyên nghiệp. Khi học sinh học nghề xong các em có thể tham gia

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

lao động trực tiếp hoặc nếu có điều kiện và nhu cầu các em có thể tiếp tục theo học lên trên thông qua các khóa liên thông, tại chức của các trường khác trong khối ngành kỹ thuật. Bao gồm các ngành nghề sau:

- Hệ trung cấp chuyên nghiệp

1. Xây dựng dân dụng và công nghiệp 2. Điện dân dụng và công nghiệp 3. Sửa chữa, khai thác thiết bị cơ khí - Hệ trung cấp nghề

4. Kỹ thuật xây dựng 5. Cốp pha giàn giáo 6. Cốt thép – Hàn 7. Cấp thoát nước 8. Điện dân dụng 9. Điện công nghiệp 10. Hàn

11. Công nghệ ôtô

12. Vận hành máy thi công nền 13. Sửa chữa máy thi công xây dựng 14. Vận hành máy xây dựng

15. Vận hành cần trục, cầu trục 16. Xếp dỡ cơ giới tổng hợp 17. Cắt gọt kim loại

18. Trắc đạc công trình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Hệ sơ cấp nghề

Gồm tất cả các nghề như hệ Trung cấp nghề và Tin học văn phòng, Ngoại ngữ, Sửa chữa xe máy, Điện lạnh, Điện tử dân dụng.

Tất cả các ngành nghề trong trường đều có phòng học chuyên môn và xưởng thực hành đảm bảo điều kiện phục vụ công tác giảng dạy.

Trong đó nghề Điện Công nghiệp là một trong các nghề thế mạnh của trường từ ngày đầu thành lập lại bên cạnh các nghề Xây dựng, Cấp thoát nước, Cốt thép-Hàn, Điện Dân dụng…. Do vậy cơ sở vật chất cũng như đội ngũ giáo viên giảng dạy rất được nhà trường chú trọng đầu tư.

2.1.2. Đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất nghề Điện công nghiệp

2.1.2.1. Đội ngũ giáo viên khoa Điện công nghiệp

Hiện tại khoa Điện Công nghiệp của trường có 15 giáo viên tham gia giảng dạy trong đó

+ Thạc sỹ: 02 người. + Đại học: 06 người. + Cao đẳng: 03 người. + Trung cấp: 02 người. + Thợ bậc cao: 02 người.

Các giáo viên trong khoa đều có nghiệp vụ sư phạm và có trình độ dạy nghề, có nhiều giáo viên đã đạt các danh hiệu Giáo viên dạy giỏi các cấp. Nhưng các giáo viên trong khoa được đào tạo về điều khiển logic và lập trình PLC chưa được nhiều. Thực tế mới có 02 giáo viên được đào tạo theo đúng chuyên ngành nhưng chỉ dừng lại ở lý thuyết chưa kinh qua thực tế sản xuất nên kiến thức về điều khiển logic và plc còn thiếu và yếu. Các giáo viên còn lại không được đào tạo theo chuyên môn đó nên trong công tác giảng dạy về điều khiển logic và plc gặp rất nhiều khó khăn. Chính điều này đã dẫn đến lỗ hổng kiến thức về điều khiển logic và plc trong học sinh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.1.2.2. Cơ sở vật chất giảng dạy nghề Điện công nghiệp

Nghề Điện Công nghiệp là một trong các nghề được nhà trường chú trọng đầu tư ngay từ những ngày đầu mới thành lập. Nhà trường hiện có 06 phòng thực hành bao gồm:

+ 01 phòng thực hành Điện kỹ thuật trang bị các panel thí nghiệm mạch điện một chiều, mạch điện xoay chiều một pha- ba pha, các đồng hồ đo, các mô hình động cơ điện, máy biến áp cỡ nhỏ.

Hình 2.1- Mô hình nguyên lý động cơ ba pha

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hình 2.3- Mô hình thí nghiệm máy điện một chiều

Hình 2.4- Mô hình thí nghiệm máy biến áp một pha và ba pha

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hình 2.6- Mô hình thí nghiệm mạch điện một chiều

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hình 2.8- Mô hình thí nghiệm mạch điện xoay chiều ba pha

Hình 2.9 - Mô hình thí nghiệm đo lường

Tại đây học sinh sẽ tìm hiểu cấu tạo của các loại máy điện thường gặp, và làm các bài thí nghiệm/thực hành kiểm nghiệm lại kiến thức đã học trong các môn Điện kỹ thuật, Máy điện, An toàn điện: kiến thức về mạch điện một chiều, mạch điện xoay chiều một pha và ba pha, về các loại máy điện thường gặp … để hiểu rõ hơn về các chế độ làm việc, các sự cố có thể gặp trong thực tế của các thiết bị điện.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ 03 phòng thực hành cơ bản Điện Công nghiệp trang bị các cabin, mô hình thực hành trên có gắn các thiết bị thực hành như: aptomat, khởi động từ, các loại rơle, các đồng hồ đo, nút điều khiển, động cơ 1 pha, động cơ 3 pha…

Hình 2.10- Mô hình thực hành điều khiển tốc độ động cơ điện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hình 2.12- Mô hình thực hành Điện công nghiệp

Tại phòng thực hành này học sinh sẽ được đấu các mạch điện công nghiệp cơ bản như: các mạch khởi động, các mạch điều khiển, mạch hãm động cơ điện xoay chiều một pha, ba pha dùng khởi động từ và các rơ le…..trên các cabin thực hành điện công nghiệp. Qua quá trình thực hành này học sinh được rèn luyện tay nghề, nắm được quy trình đấu lắp, vận hành an toàn các mạch điện công nghiệp dần tiếp cận với thực tế sản xuất.

+ 02 phòng thực hành nâng cao trong phòng này học sinh được thực hành lắp các mạch điều khiển động cơ trong tủ điều khiển như tại các xưởng sản xuất giúp các em làm quen với thực tế sản xuất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hình 2.14- Mô hình tủ điều khiển động cơ máy bơm

Hình 2.15- Mô hình thực hành tủ điều khiển

Hiện tại nhà trường chưa có phòng thực hành PLC cho học sinh học nghề.

2.1.3. Kết quả đạt đƣợc trong 3 năm gần đây

Các khóa học gần đây với lượng học sinh nghề điện mỗi khóa là 300 em theo học nghề Điện Dân dụng và Điện Công nghiệp trong đó nghề Điện Công nghiệp khoảng 180 học sinh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong quá trình học tập với thời gian 18 tháng các em được trang bị kiến thức cơ bản về An toàn điện, Điện kỹ thuật, Máy điện, Trang bị điện công nghiệp…, được rèn luyện các kỹ năng đấu và kiểm tra các mạch điện điều khiển động cơ 1pha và 3 pha. Với thời gian thực hành tại các xưởng từ 2 đến 4 tháng các em được rèn luyện để khi tốt nghiệp tay nghề của các em tương đương thợ bậc 3/7. Khi ra trường có tới 80% học sinh tìm được việc làm phù hợp và đúng nghề được đào tạo số còn lại do điều kiện gia đình nên chuyển tìm công việc khác.

Nhưng do sự phát triển của KH-KT áp dụng vào thực tế và yêu cầu của xã hội hiện nay đối với thực tế sản xuất, nếu tay nghề của học sinh chỉ dừng lại ở các mạch điều khiển cơ bản thì chưa đáp ứng được do vậy khó tìm được việc làm phù hợp. Vì trong thực tế sản xuất hiện nay cần người công nhân có trình độ có tay nghề và vận hành được PLC là rất lớn.

Nếu nội dung đào tạo vẫn như trước thì không đáp ứng được yêu cầu nên số lượng học sinh có việc làm sau khi tốt nghiệp ngày càng giảm. Do học sinh ra trường kiến thức về PLC vừa thiếu lại vừa yếu nên các em không cạnh tranh được với các học sinh được đào tạo ở các trường nghề khác có điều kiện giảng dạy về PLC tốt hơn. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến quy mô tuyển sinh và đào tạo của nhà trường.

2.2. Nhu cầu về điều khiển logic và PLC ở các cơ sở gần trƣờng

Trường được đặt trên địa bàn tỉnh Phú Thọ nơi có khá nhiều các khu công nghiệp phát triển như: KCN Thụy Vân, KCN Đồng Lạng, KCN Tam Nông… bên cạnh đó còn có các nhà máy và các công ty như: Công ty Nhôm Sông Hồng, công ty bêtông CMC, nhà máy mỳ chính Miwon, nhà máy hóa chất Việt Trì, công ty xử lý chất thải, nhà máy dệt Pangrim, công ty sứ Việt Trì… Nhu cầu lao động có tay nghề, có trình độ ở các cơ sở này là rất lớn.

Từ những khóa học trước, học sinh của trường sau khi tốt nghiệp thường tham gia lao động tại những cơ sở này. Các em tham gia vào hầu hết quá trình sản xuất của công ty/nhà máy và tay nghề của các em đều đạt yêu cầu đặt ra của cơ sở sản xuất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nhưng những năm gần đây, khi PLC đã phát triển mạnh mẽ và có mặt trong hầu hết các dây chuyền sản xuất thì lượng học sinh của nhà trường được nhận vào tại các cơ sở này bị giảm sút nghiêm trọng. Nguyên nhân chính của sự giảm sút này đã được các em phản hồi lại cho nhà trường.

Đó là: Thời gian để cơ sở sản xuất phải đào tạo lại nhiều do các em chưa được tiếp xúc với công nghệ sản xuất mới nhất là với những dây truyền sản xuất điều khiển tự động sử dụng bằng PLC, CNC, ... Bên cạnh đấy trong quá trình làm việc các em còn gặp nhiều lúng túng, khả năng thích ứng thấp.

Điều này xuất phát từ trong quá trình học của các em không được tiếp xúc nhiều với các công nghệ mới, các dây truyền sản xuất hiện đại nên khi ra thực tế gặp những công nghệ này các em thường bị lúng túng, không thích ứng ngay được nên hiệu suất công việc không cao.

2.3. Cấu trúc nội dung chƣơng trình đào tạo nghề điện công nghiệp 2.3.1. Chƣơng trình đào tạo nghề điện công nghiệp

Trong khối các trường dạy nghề nói chung và trường Trung cấp KT- NV Sông Hồng nói riêng các nghề đào tạo thường dạy theo chương trình chung của Tổng cục dạy nghề.

Nghề Điện Công nghiệp có 22 môn học/môđul với thời gian đào tạo từng phần như sau:

Bảng 2.1- Nội dung đào tạo nghề Điện Công nghiệp

MH,

Tên môn học, mô đun

Thời gian của môn học, mô đun (giờ) Tổng số Trong đó Giờ LT Giờ TH I Các môn học chung 210 135 75 MH 01 Chính trị 30 30 MH 02 Pháp luật 15 15 MH 03 Giáo dục thể chất 30 5 25 MH 04 Giáo dục quốc phòng 45 10 35 MH 05 Tin học 30 15 15 MH 06 Ngoại ngữ 60 60

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

MH,

Tên môn học, mô đun

Thời gian của môn học, mô đun (giờ)

Tổng số Trong đó Giờ LT Giờ TH

II Các môn học, môđun đào tạo nghề bắt buộc 1860 532 1328

II.1 Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở 460 182 278 MH 07 An toàn lao động 30 15 15 MH 08 Mạch điện 75 45 30 MH 09 Vẽ kỹ thuật 30 10 20 MH 10 Vẽ điện 30 10 20 MH 11 Vật liệu điện 30 15 15 MH 12 Khí cụ điện 45 20 25 MĐ 13 Điện tử cơ bản 180 60 120 MĐ 14 Kỹ thuật nguội 40 7 33

II.2 Các môn học, mô đun chuyên môn nghề 1400 350 1050 MĐ 15 Thiết bị điện gia dụng 120 30 90 MĐ 16 Đo lường điện 85 45 40 MĐ 17 Máy điện 100 60 40 MĐ 18 Sửa chữa và vận hành máy điện 200 20 180 MĐ 19 Cung cấp điện 90 60 30 MĐ 20 Trang bị điện 90 60 30 MĐ 21 Thực hành trang bị điện 240 30 210 MĐ 22 PLC cơ bản 155 45 110 MĐ 23 Thực tập tốt nghiệp 320 0 320

Tổng cộng: 2070 667 1403

Theo phương pháp dạy học hiện nay lấy người học làm trung tâm nên trong quá trình giảng dạy, lý thuyết và thực hành thường đan xen với nhau, học lý thuyết đến đâu sẽ đi thực hành luôn đến đó. Khi giảng dạy theo phương pháp này việc học tập thường được tiến hành ngay tại xưởng theo đúng phương châm: “Tôi nghe - Tôi quên, Tôi nhìn - Tôi nhớ, Tôi làm - Tôi hiểu”. Điều này giúp người học củng cố được kiến thức lý thuyết và rèn luyện luôn tay nghề thực hành do vậy sẽ rút ngắn quá trình hình thành kỹ năng, kỹ xảo ở học sinh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong khóa học tới này khi đưa môn PLC cơ bản vào chương trình giảng dạy, nhà trường cũng sẽ áp dụng theo phương pháp này để các em nâng cao dươc tay nghề và rút ngắn thời gian học tập.

2.3.2. Nội dung chƣơng trình môn học PLC cơ bản 2.3.2.1. Mục tiêu môn học

Trước khi học mô đun này cần hoàn thành các môn học cơ sở và các mô-đun chuyên môn, mô đun này thường được học cuối cùng trong khóa học. Sau khi hoàn tất mô đun này, học viên có năng lực:

- Trình bày được nguyên lý hệ điều khiển lập trình PLC; So sánh các ưu nhược điểm với bộ điều khiển có tiếp điểm và các bộ lập trình cỡ nhỏ khác. - Phân tích được cấu tạo phần cứng và nguyên tắc hoạt động của phần mềm trong hệ điều khiển lập trình PLC.

- Phương pháp kết nối dây giữa PC - CPU và thiết bị ngoại vi.

- Thực hiện được một số bài toán ứng dụng đơn giản trong công nghiệp. - Phân tích luận lý một số chương trình đơn giản.

- Kết nối thành thạo phần cứng của PLC - PC với thiết bị ngoại vi. - Viết chương trình, nạp trình để thực hiện được một số bài toán ứng

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỰC NGHIỆM ĐIỀU KHIỂN LOGIC VÀ PLC CHO CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ ĐIỆN CÔNG NGHIỆP TRƯỜNG TRUNG CẤP KỸ THUẬT NGHIỆP VỤ SÔNG HỒNG (Trang 35 -67 )

×