* Khả năng áp dụng:
Bất kì một trò chơi nào, bất kì một hành động nào, bất kì một sự vật hiện tượng nào cũng đều tuân theo quy luật biện chứng nhân-quả, và chúng ta có thể giáo dục học sinh trong cả những trò chơi hoặc bất kì một trường hợp tự nhiên nào trong thực tế.
Với tình hình xã hội và những đặc điểm tâm lí của học sinh thì đề tài này phù hợp với nhận thức của học sinh, giáo viên chủ nhiệm có thể áp dụng trong các tiết sinh hoạt chủ nhiệm, giáo viên bộ môn cũng có thể tham khảo một số cách để giáo dục học sinh trong tiết dạy.
* Để đề tài này đạt được hiệu quả:
Tùy đối tượng và tùy trường hợp mà giáo viên có những cách giáo dục khác nhau.
Để học trò nhận ra lỗi ngay lập tức là điều rất khó, không phải cứ các em mắc lỗi mà gọi ngay ra để la mắng. Có thể để một vài ngày hoặc nên gọi riêng ra nhắc nhở thì các Em dễ bình tĩnh nhận ra sai lầm của mình. Giáo viên làm quá căng thẳng trên lớp thì càng làm các em phản ứng không tốt. Đôi khi giáo viên cũng cần “nhịn” các em một chút trong chừng mực.
Chúng ta cần tận tâm, gần gũi và khơi dậy niềm vui cho các em, tôn trọng các Em không nên miệt thị những học sinh chưa ngoan.
Giáo viên chủ nhiệm cần quan tâm hơn nữa đến thái độ, cách ứng xử, kịp thời phát hiện ra những suy nghĩ không tốt của các em để kịp thời khuyên bảo. Giáo viên bộ môn nên trong những tiết học của mình cũng lồng ghép tích hợp với việc giáo giục lối sống cho các em.
Việc giáo dục có rất nhiều phương pháp và mỗi phương pháp đều có những ưu điểm riêng. Đề tài này cũng là một trong số phương pháp đó có thể áp dụng để giáo dục các em.
Đối với từng đối tượng học sinh, tùy hoàn cảnh sống, tùy vùng miền mà có thể thay đổi sử dụng các phương pháp linh hoạt sao cho phù hợp.
Kiến nghị:
+ Theo Tôi Bộ giáo dục và đào tạo nên đưa kế hoạch giáo dục đạo đức, lối sống vào chương trình giáo dục từ trường mầm non để uốn nắn học sinh ngay từ nhỏ. Các giáo viên mầm non nên kể nhiều những chuyện về đạo đức. Không chỉ đơn thuần tạo hoạt động vui chơi mà sau đó nên tích hợp để giáo dục lối sống cho các em.. Không chỉ giáo viên mầm non mà giáo viên THCS cũng như THPT cũng nên có kế hoạch tích hợp bài dạy với việc giáo dục ý thức đạo đức học sinh. Việc lựa chọn giáo viên nhất là giáo viên bậc mầm non cần được chú trọng về trình độ và chuẩn mực sư phạm.
+ Hiện nay việc đánh giá giáo viên của một số trường còn quá gay gắt khi dựa vào thi đua của lớp để đánh giá giáo viên chủ nhiệm, nên trong các tiết sinh hoạt chủ nhiệm giáo viên thường hay coi trọng kết quả thi đua mà nhắc nhở hoặc xử phạt học sinh làm tiết chủ nhiệm. Vì lẽ đó tiết chủ nhiệm trở nên căng thẳng, giáo viên chủ nhiệm không có thời gian uốn nắn chỉ bảo các em những vấn đề về lối sống và cách cư xử như thế nào là đúng, như thế nào là sai. Cũng nhiều giáo viên nhận lớp chủ nhiệm nhiều học sinh chưa ngoan với việc quá áp lực với kết quả xếp loại thi đua của lớp sẽ ảnh hưởng tới các thầy cô mà không ít giáo viên “nôn nóng” muốn cải thiện thứ hạng của lớp mà đưa ra những hình thức quá khắt khe và “nặng tay” với học sinh mà kết quả là không cảm hóa được các em mà còn gây ra những hậu quả không tốt. Giáo dục học sinh và giáo dục nhân cách của con người là một quá trình lâu dài như câu “ giang sơn khó đổi, bản tính khó dời”. Nên Tôi nghĩ khi xét thi đua đối với giáo viên chủ nhiệm nên đánh giá thực trạng tình hình giáo viên trước khi nhận lớp và kết quả tiến bộ của học sinh cuối năm.
+ Bộ môn giáo dục công dân cần được coi trọng hơn, chương trình và nội dung của môn giáo dục công dân cần thay đổi để phù hợp với tình hình mới của đất nước. + Việc giáo dục học sinh không chỉ có nhiệm vụ của nhà trường, đó là nhiệm của của mỗi gia đình và của toàn xã hội. Nhà nước cần có nhiều chương trình truyền hình bàn về vấn đề giáo dục đạo đứ, chuẩn mực đạo đức cho học sinh đến các bậc phụ huynh và hướng dẫn các bậc phụ huynh cách nuôi dạy con cái. Nhà nước nên kiểm soát chặt chẽ nghiêm khắc loại bỏ các văn hóa không tốt ảnh hưởng đến thế hệ trẻ.
+ Với bộ môn vật lí khi biên soạn cần đưa thêm nhiều ví dụ minh họa và ứng dụng cụ thể vào đời sống để sinh động và học sinh dễ tiếp nhận.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. “Vấn đề vận dụng kiến thức vật lý vào thực tế đời sống của học sinh hiện nay: Thực trạng và một vài giải pháp” của TS Nguyễn Thanh Hải Khoa Cơ Bản - ĐH Phạm Văn Đồng .
2. Sách giáo khoa vật lí 10, 12 cơ bản và nâng cao - Nhà xuất bản Giáo Dục
3. Tham khảo một số tư liệu trên các trang web: violet, báo giáo dục, báo phụ nữ, báo mới…
4. Biện pháp quản lí giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT Bình Sơn Vĩnh Phúc- ThS. Lê Gia Thanh P.Hiệu trưởng THPT Bình Sơn
5. Tâm lí học lứa tuổi – Nguyễn Xuân Long ĐHNN-ĐHQG HN 6. Hạt giống tâm hồn.
7. Những câu chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. 8. Tình huống xử lí sư phạm tham khảo của các trường.
9. lý thuyết về thang bậc nhu cầu của tác giả Abraham Maslow
NGƯỜI THỰC HIỆN
SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI
Đơn vị
...
–––––––––––
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
––––––––––––––––––––––––
..., ngày tháng năm
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: 2013-2014
–––––––––––––––––
Tên sáng kiến kinh nghiệm: VẬN DỤNG THỰC TẾ GIÁO DỤC LỐI SỐNG CHO HỌC SINH
Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Thắm. Chức vụ: giáo viên Đơn vị: Trường THPT Xuân Thọ.
Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác)
- Quản lý giáo dục
- Phương pháp dạy học bộ môn: ...
- Phương pháp giáo dục
- Lĩnh vực khác: ...
Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị Trong Ngành
1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô dưới đây)
- Đề ra giải pháp thay thế hoàn toàn mới, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn
- Đề ra giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn
- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình, nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị
2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 5 ô dưới đây)
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả cao
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả
- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình, nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị
3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây)
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách: Trong Tổ/Phòng/Ban
Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT Trong ngành
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc sống:
Trong Tổ/Phòng/Ban
Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT
Trong ngành
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng:
Trong Tổ/Phòng/Ban
Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT
Trong ngành
Xếp loại chung: Xuất sắc Khá Đạt Không xếp loại
Cá nhân viết sáng kiến kinh nghiệm cam kết và chịu trách nhiệm không sao chép tài liệu của người khác hoặc sao chép lại nguyên văn nội dung sáng kiến kinh nghiệm cũ của mình.
Tổ trưởng và Thủ trưởng đơn vị xác nhận đã kiểm tra và ghi nhận sáng kiến kinh nghiệm này đã được tổ chức thực hiện tại đơn vị, được Hội đồng chuyên môn trường xem xét, đánh giá; tác giả không sao chép tài liệu của người khác hoặc sao chép lại nguyên văn nội dung sáng kiến kinh nghiệm cũ của chính tác giả.
Phiếu này được đánh dấu X đầy đủ các ô tương ứng, có ký tên xác nhận của tác giả và người có thẩm quyền, đóng dấu của đơn vị và đóng kèm vào cuối mỗi bản sáng kiến kinh nghiệm.
NGƯỜI THỰC HIỆN SKKN
XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN