CHƯƠNG 3 KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu báo cáo đề tài sự tương đồng và khác biệt giữa triết học hy lạp cổ đại và triết học ấn độ cổ đại (Trang 25 - 27)

KẾT LUẬN 1. Tương đồng

- Trong khi triết học Hy Lạp cổ đại ra đời trong bối cảnh diễn ra sự chuyển biến lâu dài và sâu sắc các quan hệ xã hội, thì triết học Ấn Độ cổ đại lại ra đời trong xã hội có sự phân chia đẳng cấp hết sức khắc nghiệt. Mặc dù có sự khác biệt như vậy, nhưng cả hai nền Triết học Hy Lạp và Ấn Độ đều dựa trên những thành tựu ở các lĩnh vực văn hóa, gắn bó mật thiết với khoa học tự nhiên để xây dựng một bức tranh tổng thể về thế giới, và do đó đều ảnh hưởng sâu sắc đến tư tưởng & sự phát triển của Triết học.

- Trong thời kỳ này cả hai nền triết học vẫn chưa tách rời được yếu tố thần linh ra khỏi ý thức của con người, đều có những trường phái chịu ảnh hưởng của thần thánh, tôn giáo. Nhưng khi nghiên cứu về con người và đạo đức nhân sinh quan, các nhà triết học vẫn đặt vai trò của con người lên hàng đầu. Hai nền triết học này đều có những trường phái cho rằng thế giới tạo thành từ vật chất, không tồn tại thần thánh (thế giới quan duy vật và vô thần có tính biện chứng sâu sắc). Như vậy cả hai nền triết học cổ đại này đều tồn tại hai trường phái duy vật và duy tâm. Tuy nhiên, hai nền triết học Hy Lạp và Ấn Độ cổ đại lại chưa rõ ràng, chưa hệ thống hóa và giải thích được nguồn gốc, tính chất vai trò của phạm trù đối với nhận thức và hoạt động thực tiễn.

- Cả hai nền triết học đều đề cao lao động trí óc đã thúc đẩy hình thành tầng lớp tri thức, họ đã sử dụng tư duy lý luận để nghiên cứu thế giới và xây dựng nền triết học và khoa học đồ sộ, sâu sắc.

- Ở Ấn Độ, Tư tưởng triết học ẩn giấu sau các lễ nghi huyền bí, do đó rất khó phân biệt giữa triết học và tôn giáo. Họ đã phân tích các hiện tượng tự nhiên và lý giải chúng qua biểu tượng của thế giới thần linh phong phú, chia nhau chi phối sự biến hóa của vũ trụ vạn vật theo sự điều khiển của nguyên lý rita. Trong khi đó Triết học Hy Lạp ngã về tư duy duy lý, phân tích mổ xẻ. Thế mạnh của Hy Lạp là khoa học, kỹ thuật ... và nhận thức luôn hướng đến cái chân lý vô hạn. - Xuất phát từ những đòi hỏi và hiện thực xã hội, các nhà triết học Ấn Độ cổ đại là những nhà hiền triết, nhà tôn giáo, nhà giáo dục, đạo đức, chính trị - xã hội, thiên về cải tạo thế giới, giải thoát chúng sinh ra khỏi điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội khắc nghiệt. Các nhà triết học Hy Lạp cổ đại gắn bó mật thiết với khoa học tự nhiên. Nhưng trình độ tư duy lý luận còn thấp, nên các nhà triết Hy Lạphọc đồng thời là các nhà khoa học tự nhiên, họ quan sát trực tiếp các hiện tượng tự nhiên để rút ra những kết luận triết học.

- Do chịu ảnh hưởng bởi tinh thần Vêđa mà triết học Ấn Độ cổ đại không thể phân chia rõ ràng thành chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, phép biện chứng và phép siêu hình. Việc phân chia các trường phái triết học chỉ có tính đại thể, còn khi đi sâu vào những nội dung cụ thể thì có mặt duy vật, có mặt duy tâm, sơ kỳ là duy vật thì hậu kỳ là nhị nguyên hay duy tâm. Trong khi đó Triết học Hy Lạp cổ đại đã giải quyết các vấn đề cơ bản của triết học và chia ra thành các trường phái khác nhau như trường phái nhất nguyên (duy vật, duy tâm) và trường phái nhị nguyên, thậm chí còn chia ra những nhà vô thần và hữu thần, gắn liền với cuộc đấu tranh chính trị tư tưởng. Có thể nói triết học Hy Lạp cổ đại rất nhất quán, kiên định một quan điểm, một lập trường.

- Triết học Ấn Độ cổ đại đã đặt ra nhiều vấn đề thuộc về lĩnh vực nhân sinh (bản chất, ý nghĩa đời sống, nguồn gốc nổi khổ của con người) nhằm tìm kiếm phương tiện, con đường, cách thức giải thoát chúng sinh ra khỏi điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội khắc nghiệt mà không thấy mối quan hệ giữa con người trong lao động sản xuất. Các nhà triết học Hy Lạp lại có khuynh hướng chung là suy tư về

bản chất và khởi thuỷ của thế giới. Họ lấy một thực thể bản nguyên tượng trưng làm nguồn gốc của tất cả mọi vật. Từ thế giới quan, các nhà triết học Hy Lạp cổ đại mới đi đến vấn đề nhân sinh quan, đạo đức, xã hội.

- Về vấn đề con người, triết học Ấn Độ cổ đại đặt trọng tâm nghiên cứu mối quan hệ giữa người với đời sống tâm linh, ít quan tâm tới mặt sinh vật của con người, chỉ quan tâm giải quyết các vấn đề thuộc về lĩnh vực nhân sinh quan (bản chất, ý nghĩa, đời sống, nguồn gốc, nổi khổ của con người” gắn liền với quan điểm tôn giáo nhằm tìm kiếm con đường, phương tiện, cách thức giải thoát con người, mà không thấy mối quan hệ giữa con người trong lao động sản xuất. Các nhà triết học Hy Lạp thì nhấn mạnh tách con người ra khỏi vũ trụ, coi con người là chủ thể để nghiên cứu, chinh phục vũ trụ - thế giới khách quan. Đặt trọng tâm nghiên cứu vào thế giới – tính chất hướng ngoại; còn vấn đề con người chỉ được nghiên cứu để giải thích thế giới mà thôi. Cho nên triết học Hy Lạp cổ đại thể hiện đậm nét về bản thể luận của vũ trụ.

- Triết học Ấn Độ ít có những bước nhảy vọt về chất mà chỉ là sự phát triển cục bộ, kế tiếp xen kẽ. Nội dung có phát triển nhưng chỉ là sự phát triển cục bộ, thêm bớt hay đi sâu vào từng chi tiết. Triết học Hy Lạp thay đổi theo hướng nhảy vọt về chất, nên càng tiến hoá càng phong phú hơn, xa rời gốc ban đầu. Thậm chí có xu hướng cái sau phủ định hoàn toàn cái ở giai đoạn trước. Ở mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ, bên cạnh các trường phái cũ lại có những trường phái mới ra đời.

Một phần của tài liệu báo cáo đề tài sự tương đồng và khác biệt giữa triết học hy lạp cổ đại và triết học ấn độ cổ đại (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(27 trang)
w