lực, tự nhiên và vấn đề thực tế của vùng. - Định hướng, chính sách và các vấn đề không chắc chắn. Công cụ áp dụng
- - LUPAS trong môi trường
GAMS.
4.5 Tóm lƣợc chƣơng 4
Nghiên cứu đã hệ thống hóa được phương pháp tổng hợp trên cơ sở gắn kết các công cụ hỗ trợ với các phương pháp, quy trình trong đánh giá và quy hoạch sử dụng đất đai kết hợp với mô hình toán phân tích sự tương tác các yếu tố trong hệ thống. Phương pháp giải quyết được các điều kiện thực tế đang gặp phải trong công tác quy hoạch sử dụng đất đai ở tỉnh Bạc Liêu nên có thể áp dụng cho các tỉnh khác ở vùng ven biển ĐBSCL.
24
Chƣơng 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1 Kết luận 4.1 Kết luận
Đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận và thực tiễn về quy hoạch sử dụng đất đai ở ĐBSCL và gắn kết các phương pháp và công cụ hỗ trợ trong tiến trình quy hoạch.
Các phương pháp và công cụ hỗ trợ nhau có hiệu quả, tạo nên mối liên kết trong các hợp phần. Sử dụng nhiều cách tiếp cận mới: sự tham gia của nhiều chủ thể, phân tích vấn đề phức tạp, đa tiêu chí, phân tích kịch bản theo từng điều kiện khác nhau.
Đã xây dựng khung quy hoạch chiến lược sử dụng bền vững nguồn tài nguyên đất và nước cho vùng ven biển với 03 hợp phần tạo chuỗi liên hoàn trong tiến trình quy hoạch và ứng dụng trong điều kiện cụ thể tỉnh Bạc Liêu
Khung quy hoạch đã tổng hợp với nhiều mối quan hệ tương tác giữa các ngành, các vùng và dựa trên yếu tố không chắc chắn để xác định các tác động, nhu cầu, giải pháp. Khai thác các kịch bản theo nhiều hướng khác nhau như thay đổi nhanh về chính sách, thị trường, tự nhiên. Điều này thể hiện kết quả một cách trực quan hỗ trợ thông tin cho nhà ra quyết định.
Giúp cho các nhà quy hoạch sử dụng đất đai khai thác các kịch bản đáp ứng với mục tiều đề ra trong tương lai một cách phù hợp đối với tỉnh Bạc Liêu nói riêng và các tỉnh ven biển Đồng Bằng Sông Cửu Long nói chung.
4.2 Đề nghị
- Khi sử dụng phương pháp, phải am hiểu các kỹ thuật trong quy trình để mang lại hiệu quả cao.
- Phương pháp ứng dụng được cho vùng ven biển tỉnh Bạc Liêu và các tỉnh ven biển ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, các vùng ngọt cũng có thể ứng dụng được nhưng phải thay đổi vấn đề theo điều kiện của vùng.
25
CÁC CÔNG TRÌNH ĐƢỢC CÔNG BỐ LIÊN QUAN LUẬN ÁN
1. Phạm Thanh Vũ, 2014. Tối ưu hóa việc chọn lựa sử dụng đất đai tỉnh Bạc Liệu. Tạp chí Khoa học và công nghệ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. ISSN 1859-4581. Số 08: 13-20.
2. Phạm Thanh Vũ, 2013. Sự thay đổi mô hình canh tác theo khả năng thích ứng của người dân tại các huyện ven biển tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu. Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ. ISSN 1859-2333. Số 26c: 46-54.
3. Phạm Thanh Vũ, 2013. Xác định các yếu tố kinh tế xã hội và môi trường ảnh hưởng đến việc lựa chọn mô hình canh tác trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu. Tạp chí khoa học Đại học Cần Thơ. ISSN 1859-2333. Số 27d: 68-75.
4. Phạm Thanh Vũ, 2013. Điều tra, khảo sát sự thay đổi mô hìn canh tác theo khả năng thích ứng của người dân tại tỉnh Bạc Liêu. Tạp chí Khoa học và công nghệ Phát triển nông thôn. ISSN 1859-1581. Số 15: 24-31.
5. Phạm Thanh Vũ, 2013. Ứng dụng mô hình Aquacrop mô phỏng năng suất lúa trong điều kiện các yếu tố khí hậu thay đổi tại vùng Bắc quốc lộ 1A, tỉnh Bạc Liêu. Tạp chí Khoa học và công nghệ Phát triển nông thôn. ISSN 1859-1581. Số 13: 48-53.
6. Phạm Thanh Vũ, 2014. Ứng dụng phân tích đa tiêu chí hỗ trợ quyết định trong sử dụng đất nông nghiệp tại tỉnh Bạc Liêu. Tạp chí khoa học Đại học Cần Thơ. ISSN 1859-2333. Số 31: 106-115. 7. Phạm Thanh Vũ, 2014. Khai thác các kịch bản của chiến lược lựa chọn sử dụng đất đai phục vụ phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp. Hội thảo khoa học công nghệ thông tin với biến đổi khí hậu trong phát triển sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu ở Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật. ISBN: 978-604-6703655.