Áp lực cạnh tranh từ các đối thủ hiện tại

Một phần của tài liệu Phân tích cạnh tranh ngành với mô hình năm lực lượng cạnh tranh của Michael E.Porter (Trang 33 - 36)

III. Mô hình năm lực lượng cạnh tranh của M.Porter đối với Tập đoàn

e.Áp lực cạnh tranh từ các đối thủ hiện tại

Việt Nam đang trong giai đoạn tăng trưởng và phát triển kinh tế mạnh mẽ, kéo theo mức thu nhập và mức sống của người dân được cải thiện rõ rệt. Sữa và các sản phẩm từ sữa đã trở nên gần gũi hơn với người dân.

Trước sự tăng trưởng nhanh chóng nhu cầu của ngành, Vinamilk đã không ngừng cải tiến cả chất lượng và mẫu mã của sản phẩm, đem đến cho khách hàng những sản phẩm tốt nhất với mọi đối tượng khách hàng. Vinamilk đã đầu tư xây dựng viện nghiên cứu về sản phẩm, về đặc thù riêng của từng thị trường mà công ty hướng đến tạo nên sự thích nghi và đáp ứng tối đa các nhu cầu của khách hàng.

Trong những năm qua, Vinamilk đã đầu tư, cải tiến công nghệ để sản phẩm làm ra đạt chứng chỉ quốc tế, tạo ra thế mạnh về năng lực cạnh tranh của các sản phẩm trước những yêu cầu của khách hàng và xã hội. Nhờ đó mà các sản phẩm do Vinamilk cung cấp ngày càng được khách hàng trong và ngoài nước tin dùng, tạo thế đứng vững vàng cho Tập đoàn trong ngành. Thế nên áp lực cạnh tranh trong nội bộ ngành đối với Vinamilk là không lớn, không phải là khó khăn của Vinamilk.

KẾT LUẬN

Một ngành sản xuất hẹp hay ngành kinh tế kỹ thuật bao gồm nhiều doanh nghiệp có thể đưa ra nhiều sản phẩm, dịch vụ giống nhau hoặc tương tự có thể thay thế được cho nhau. Những vật giống nhau này là những sản phẩm hoặc dịch vụ cùng

thoả mãn những nhu cầu tiêu cùng cơ bản như nhau. Và trong cùng một ngành dù là tập trung hay phân tán đều bao gồm nhiều doanh nghiệp. Cơ hội và đe doạ đối với các doanh nghiệp khác nhau là khác nhau. Thật vậy, các doanh nghiệp trong cùng một ngành thường khác nhau về thị phần, kênh phân phối, chất lượng sản phẩm... Tuy nhiên cũng có những doanh nghiệp trong cùng ngành theo đuổi những mục tiêu chiến lược giống nhau hoặc tương tự nhau.

Việt Nam gia nhập WTO là sự kiện quan trọng ảnh hưởng tới nhiều thành phần kinh tế. Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các đối thủ trong ngành và thêm vào đó là các đối thủ tiềm ẩn có thể xâm nhập ngành bất cứ thời điểm nào. Điều này tạo ra một yêu cầu khách quan về sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp, đó là sự phát triển hợp tác cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam tạo cho mình chỗ đứng vững mạnh trên trường quốc tế.

Hiện nay, phân tích môi trường kinh doanh, đặc biệt là môi trường ngành, là điều vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp để có thể đưa ra những chính sách duy trì và gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, để tồn tại và có chỗ đứng vững mạnh trên thị trường... Nhiệm vụ của các nhà chiến lược là nghiên cứu và phân tích các thế lực cạnh tranh trong môi trường ngành để xác định cơ hội và đe doạ đối với doanh nghiệp, trên cơ sở đó có các quyết định quản trị hợp lý.

Mô hình “Năm lực lượng của Porter” (Porter’s Five Forces) có thể giúp các nhà chiến lược trong sự phân tích này. Mô hình này được xem là công cụ hữu dụng và có hiệu quả trong việc tìm hiểu nguồn gốc lợi nhuận. Nó cung cấp các chiến lược cạnh tranh trong kinh doanh để doanh nghiệp duy trì và gia tăng lợi nhuận. Mỗi lực lượng trong năm lực lượng trên càng mạnh thì càng hạn chế khả năng cho các doanh nghiệp tăng giá và kiếm được nhiều lợi nhuận. Ngược lại, khi một lực lượng nào đó yếu thì cơ hội để doanh nghiệp có được lợi nhuận sẽ càng cao.

Cùng với việc phân tích năm lực lượng cạnh tranh của M.Porter, trong đề tài này còn có một số gợi ý cho các nhà chiến lược về những giải pháp chung để chống lại những lực lượng này, từ đó xác định chiến lược thích hợp cho doanh nghiệp.

Tôi tin rằng, với những gì đang có cũng như sự đầu tư cho tương lai của các doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có Vinamilk, các doanh nghiệp trong nước của ta sẽ ngày càng lớn mạnh và phát triển cùng đất nước, đưa đất nước ta “sánh vai với các cường quốc năm châu” như lời Bác Hồ đã dạy.

Danh sách tài liệu:

1. Giáo trình Quản trị chiến lược

Tác giả: PGS.TS. Ngô Kim Thanh PGS.TS. Lê Văn Tám NXB: Đại học Kinh tế Quốc dân

2. Sách Porter’sFive Forces

Tác giả: GS. Michael Porter NXB: Thế giới

3. Đề tài "Mô hình năm lực lượng cạnh tranh của Michael E Poter áp dụng vào tập đoàn sữa VINAMILK"

Nhiều tác giả

4. Trang chủ Tập đoàn Vinamilk: http://vinamilk.com.vn/ 5. Năm thế lực cạnh tranh – Porter’s Five Forces

http://www.vietmanagement.com/ 6. Các chiến lược chung chống lại Porter's Five Forces

http://hockynang.com/

Một phần của tài liệu Phân tích cạnh tranh ngành với mô hình năm lực lượng cạnh tranh của Michael E.Porter (Trang 33 - 36)