Các nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tạo ngân hàng TMCP phát triển nhà thành phố HCM chi nhánh Hà Nội (Trang 27 - 28)

1.3.1.1. Chính sách tín dụng và quy trình cấp tín dụng

Hoạt động tín dụng liên quan tới nhiều bộ phận trọng ngân hàng, đòi hỏi phải có sự kết hợp và chỉ đạo chung thông qua các chính sách, qui tắc và sự kiểm soát chung. Một chính sách tín dụng tốt phải thể hiện được chiến lược cho vay của ngân hàng trong một giai đoạn cụ thể, là cơ sở hình thành nên thủ tục cho vay. Chính sách tín dụng cần vạch ra phương hướng hoạt động và một khung tham chiếu rõ ràng, làm căn cứ để xem xét nhu cầu vay vốn của khách hàng. Mặt khác, chính sách tín dụng cũng không nên quy định quá chặt chẽ sẽ bóp nghẹt tính sang tạo của cán bộ tín dụng. Do vậy, việc đề ra một chính sách tín dụng phù hợp là hết sức cần thiết, và đó là nền tảng cho hoạt động tín dụng của ngân hàng.

Qui trình cấp tín dụng là do Ban giám đốc ngân hàng quyết định, được xây dựng một cách chi tiết và quán triệt xuống từng chi nhánh ngân hàng, từng cán bộ ngân hàng. Qui trình phân tích tín dụng cần thể hiện những nội dung mà cán bộ tín dụng phải thực hiện khi cho vay nhằm hạn chế rui ro như phân tích tình hình sản xuất kinh doanh, thẩm định dự án, thẩm định tài sản đảm bảo, lịch sử của người đi vay, mục đích vay, kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng vốn vay,…Áp dụng một quy trình tín dụng chặt chẽ và được tuân thủ nghiêm ngặt sẽ giúp ngân hàng ra các quyết định cấp tín dụng đúng đắn, tiết kiệm thời gian chi phí, và đảm bảo an toàn vốn trong kinh doanh của ngân hàng, giảm thiểu những rủi ro không mong muốn.

1.3.1.2. Công tác quản lí trong nội bộ ngân hàng

Các bộ phận trong hoạt động tín dụng hoạt động khá độc lập và thực hiện các chức năng khác nhau: chức năng kinh doanh, chức năng quản lý rủi ro và chức năng tác nghiệp. Nhưng điều đó không có nghĩa là các chức năng đó được thực hiện riêng rẽ, mà trên thực tế các chức năng đó có quan hệ mật thiết với nhau, có tác động qua lại lẫn nhau. Nếu sự phối hợp giữa các chức năng này càng chặt chẽ thì càng tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ quản lý rủi ro trong việc thu thập và xử lý thông tin một cách đầy đủ và kịp thời nhất. Từ đó họ sẽ đưa ra được những quyết định xử lý chính

xác, góp phần hạn chế rủi ro tín dụng. Do đó, công tác quản lí từ phía ban lãnh đạo là hết sức quan trọng để đạt được sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả trong nội bộ ngân hàng nhằm thực hiện các nghiệp vụ nhanh chóng và an toàn.

Công tác quản lí trong bộ phận tín dụng cần linh hoạt, thích ứng theo từng thời kì và có hình thức quản lí khoản tín dụng chặt chẽ sẽ giúp ngân hàng có thể hạn chế được rủi ro tín dụng. Bên cạnh đó, đa dạng hóa các loại hình tín dụng và mộ nhân tố giúp ngân hàng phân tán rủi ro. Ngân hàng không nên tập trung cấp tín dụng cho một đối tượng khách hàng, một ngành nghề, một thị trường mà nên cố gắng đa dạng hóa, cung cấp nhiều hình thức tín dụng phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng trên cơ sở một số nhóm khách hàng và một số thị trường mục tiêu. Việc tập trung các khoản nợ vào một nhóm khách hàng hay một thị trường sẽ dẫn đến nguy cơ cao cho ngân hàng khi có những biến động trong thị trường ngành nghề đó.

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tạo ngân hàng TMCP phát triển nhà thành phố HCM chi nhánh Hà Nội (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w