Chất lượng phân tích tín dụng đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mạ

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHƯƠNG DƯƠNG (Trang 29 - 31)

thương mại

1.3.1Khái niệm chất lượng phân tích tín dụng đối với doanh nghiệp tại NHTM

Hoạt động phân tích tín dụng của Ngân hàng thương mại được coi là đảm bảo chất lượng khi nó đáp ứng được mục tiêu của phân tích tín dụng, tức là xác định chính xác khả năng trả nợ của khách hàng, cũng như dự đoán được những rủi ro có thể xảy ra để từ đó đề ra biện pháp phòng ngừa hợp lý. Nói cách khác, chất lượng phân tích tín dụng được thể hiện thông qua kết quả hoạt động cho vay của Ngân hàng. Nếu một Ngân hàng thành công trong các khoản tín dụng, cũng có nghĩa là chất lượng phân tích tín dụng của Ngân hàng đó rất tốt (nhưng điều ngược lại chưa hẳn đúng, vì chất lượng phân tích tín dụng chỉ là một trong nhiều yếu tố cấu thành sự thành công trong hoạt động tín dụng).

1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng phân tích tín dụng đối với doanh nghiệp tại NHTM

Có thể phân thành chỉ tiêu định lượng và định tính. Chỉ tiêu định lượng là tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn… (gọi chung là chất lượng tín dụng), tốc độ tăng

trưởng tín dụng và thời gian phân tích tín dụng. Chỉ tiêu định tính là tính chính xác, toàn diện, khách quan trong phân tích tín dụng.

1.3.2.1 Chất lượng tín dụng của Ngân hàng

Chất lượng tín dụng của Ngân hàng là kết quả sau một loạt các khâu trong quy trình tín dụng, từ lập hồ sơ vay vốn, phân tích tín dụng cho đến giải ngân, thu nợ. Do đó, chất lượng tín dụng chính là thước đo để đánh giá hiệu quả của các khâu trong quy trình tín dụng, trong đó có chất lượng phân tích tín dụng.

Chất lượng tín dụng thường được đo lường dựa trên những chỉ tiêu về nợ xấu, nợ quá hạn.

+Nhóm chỉ tiêu về nợ xấu: Nợ xấu là những khoản nợ có dấu hiệu hoặc bằng chứng rõ ràng cho thấy khách hàng không có khả năng trả nợ đầy đủ và đúng hạn theo cam kết.

Theo quy định tại điều 2 – QĐ 493/2005 của Ngân hàng Nhà nước,” nợ xấu là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5 quy định tại Điều 6 hoặc Điều 7 Quy định này. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ để đánh giá chất lượng tín dụng của tổ chức tín dụng.”

Dư nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ càng lớn chứng tỏ chất lượng tín dụng, phân tích tín dụng của Ngân hàng càng kém. Thông thường, tỷ lệ nợ xấu cho phép là khoảng 5% theo thông lệ quốc tế, tuy nhiên đối với các Ngân hàng VN thì mức 6-7% vẫn là có thể chấp nhận được, do những hạn chế về trình độ quản lý và kỹ năng thẩm định tín dụng.

+Nhóm chỉ tiêu về nợ quá hạn: Là những khoản nợ mà khách hàng không có khả năng thanh toán gốc hoặc lãi đúng hạn. Khoản vay bị quá hạn chứng tỏ Ngân hàng đã đánh giá sai về khả năng trả nợ của khách hàng, hoặc dự báo sai về thời điểm khách hàng nhân được luồng tiền. Như vậy, thể hiện chất lượng phân tích tín dụng thấp.

lượng tín dụng, phân tích tín dụng của Ngân hàng càng kém.

1.3.2.2 Tốc độ tăng trưởng tín dụng

Tốc độ tăng trưởng tín dụng thể hiện mức độ mở rộng qui mô cho vay của Ngân hàng. Nếu phân tích tín dụng được thực hiện tốt, chính xác thì sẽ giúp Ngân hàng mở rộng các khoản cho vay và ngược lại.

Tất nhiên, cũng phải xét đến trường hợp Ngân hàng làm sai quy trình, vẫn cấp tín dụng cho dù chưa hoàn thành quá trình phân tích tín dụng. Tùy theo bối cảnh của nền kinh tế, tốc độ tăng trưởng tín dụng đạt yêu cầu là vào khoảng 10-30%/năm.

1.3.2.3 Thời gian phân tích tín dụng

Lợi nhuận từ tín dụng sẽ tăng khi Ngân hàng mở rộng tín dụng với các khách hàng tốt, có khả năng hoàn trả vốn vay đầy đủ, đúng hạn cho Ngân hàng. Cơ sở để Ngân hàng lựa chọn khách hàng tốt chính là chất lượng phân tích tín dụng, do đó tốc độ tăng trưởng lợi nhuận từ hoạt động tín dụng cũng phản ánh chất lượng phân tích tín dụng của Ngân hàng. Tùy theo quy mô và mức độ phức tạp của khoản tín dụng, thời gian phân tích tín dụng từ 7-10 ngày làm việc là chấp nhận được.

1.3.2.4 Tính chính xác, toàn diện, khách quan

Đây là nhóm chỉ tiêu định tính, nó không được thể hiện ra bằng con số cụ thể nhưng có thể được đánh giá thông qua quá trình phân tích tín dụng của cán bộ Ngân hàng. Nếu quá trình phân tích tín dụng được tiến hành càng chính xác (thông qua việc thu thập đúng những thông tin cần thiết), toàn diện (xem xét đầy đủ các yếu tố liên quan tới khách hàng) và khách quan (phân biệt rõ lợi ích của Ngân hàng và bản thân) thì chất lượng phân tích tín dụng càng cao.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHƯƠNG DƯƠNG (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w