Tình trạng dinh dưỡng của học sinh 1 Sự phát triển về thể lực

Một phần của tài liệu nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng của trẻ em học đường (Trang 25 - 28)

4.1.1. Sự phát triển về thể lực

Kết quả nghiên cứu cho thấy cân nặng và chiều cao của trẻ tăng dần ở cả hai giới. Cân nặng và chiều cao của trẻ nam cao hơn của trẻ nữ ở mọi lứa tuổi. Sự chênh lệch chiều cao có ý nghĩa thống kê với P < 0,05 ở lứa tuổi 13-15. Kết quả này của chúng tôi cũng tương tự với nhận định của tác giả Từ Ngữ khi nghiên cứu 9587 trẻ từ 6-15 tuổi tại Hà Nội, Hải Dương, Phú Thọ và Tiền Giang [16].

Biểu đồ 6. So sánh cân nặng của học sinh nam trường Ngô Sỹ Liên 2001

và các nghiên cứu ở Hà Nội các thời kỳ.

0 10 20 30 40 50 60 12 13 14 15 Tuæi C©n nÆng 2001 1999 1994 1983 Cân n ngTui

Biểu đồ 7. So sánh chiều cao của học sinh nam trường Ngô Sỹ Liên 2001

và các nghiên cứu ở Hà Nội các thời kỳ.

120130 130 140 150 160 170 12 13 14 15 Tuæi ChiÒu cao 2001 1999 1994 1983

Theo biểu đồ 6 và biểu đồ 7 cho thấy ở nam cân nặng và chiều cao của lứa tuổi học đường ở tất cả các nhóm tuổi đều có bước tăng đáng kể trong thời gian vừa qua.

Cân nặng và chiều cao của học sinh nam Hà Nội năm 1999 so với năm 1994 và 1981 đều có ý nghĩa thống kê với P < 0,01. Đường biểu diễn chiều cao và cân nặng của học sinh Hà Nội năm 1999 và năm NSL-2001 tương tự nhau. Xét về gia tốc tăng cân nặng và chiều cao từ 12-15 tuổi ta thấy, từ năm 1981-1994 tăng được 5,75 kg, năm 1994-1999 tăng 6,93 kg. Chiều cao tăng tương ứng là 8,7 cm và 5,75 cm. Như vậy, hiện nay tốc độ tăng trưởng đã được cải thiện rõ rệt. ở nữ, chiều cao tăng trong thời gian 1981-1994, từ năm 1994-1999 sự gia tăng về chiều cao ít hơn. Chủ yếu là tăng về cân nặng. [16]

Ta nhận thấy ở nam độ tuổi này có xu hướng tăng nhanh cả về chiều cao và cân nặng. Đối với nữ, sự gia tăng về chiều cao thấp, chủ yếu gia tăng về cân nặng. ở nam tăng cao nhất về chiều cao ở độ tuổi 13 và cân nặng ở độ tuổi 12. ở nữ, cân nặng tăng nhanh ở độ tuổi 12. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Viện dinh dưỡng 1995 sự phát triển về chiều cao của trẻ trai tốt hơn trẻ gái[10]

So sánh với các nghiên cứu ở các địa phương khác nhau (Từ Ngữ 1999) thì chiều cao và cân nặng trung bình của trẻ Ngô Sĩ Liên cao hơn một cách có ý

nghĩa với p<0,01). Với kết quả nghiên cứu ở Lệ Thuỷ, Quảng Bình 1996 của Phan Thị Thuỷ thì trẻ em nữ Hà Nội đều cao hơn trẻ em nữ Quảng Bình ở tất cả các nhóm tuổi về chỉ số cân nặng và chiều cao (P < 0,01).

Theo tài liệu nghiên cứu của Thẩm Hoàng Điệp 1992 cho thấy chiều cao trẻ em tăng cực đại vào khoảng 11-12 tuổi. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự kết quả nghiên cứu trên. Chiều cao trung bình trong cùng độ tuổi ở Hà Nội cũng cao hơn nghiên cứu ở Quảng Bình ở cùng độ tuổi.

Theo Kathleen sự tăng trưởng chiều cao nhanh nhất xảy ra vài năm trước tuổi bắt đầu hành kinh với sức bùng nổ tăng trưởng xảy ra trong khoảng 10-14 tuổi (trẻ em các nước Châu Âu). Điểm cao nhất về tốc độ xảy ra 1-1,5 năm trước tuổi hành kinh. Nghiên cứu của Luis Underwood và cộng sự (1991) cho thấy rằng chỉ số chiều cao là một chỉ số tốt nhất để đánh giá toàn bộ tình trạng phát triển của trẻ[17]. Những trẻ có điều kiện kinh tế xã hội tốt thì sự dậy thì sớm hơn những trẻ có điều kiện kinh tế-xã hội kém. Sự xuất hiện những đặc tính sinh dục phụ và những thay đổi hooc mon của tuổi dậy thì có liên quan đến sự phát triển chiều cao tối đa. Những trẻ gái bình thường sự bắt đầu có kinh xảy ra ở nhánh xuống của cung phát triển tốc độ chiều cao, nhưng ở những bé gái bắt đầu có kinh sớm hơn có thể xảy ra đồng thời hay hơi trước hơn tốc độ phát triển chiều cao tối đa. Mặt khác ở những bé gái trưởng thành muộn, có kinh nguyệt muộn hơn ở nhánh xuống của đường cung tốc độ phát triển, khi sự phát triển gần như dừng lại [23].

Với kết quả bảng 5 và 7 chúng tôi thấy: chỉ số khối cơ thể BMI của nam chỉ cao hơn ở nữ ở độ tuổi 12 một cách có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Chỉ số khối cơ thể (BMI) của nữ vị thành niên điều tra tăng dần theo tuổi, so với BMI của trẻ em Quảng Bình trong cùng độ tuổi thì BMI của đối tượng điều tra cao hơn so với Quảng Bình trong nhóm 12-14 tuổi một cách có ý nghĩa thống kê (P < 0,05). ở độ tuổi 15 thì chỉ số BMI cả hai vùng là tương đương nhau. ở đây ta thấy cân nặng và chiều cao của đối tượng nghiên cứu của nữ Hà Nội lần lượt là 44,5 kg và 154,5 cm; ở Quảng Bình tương tự là 37,7kg và 145,2cm.

Theo phân loại BMI ở lứa tuổi vị thành niên thì tình trạng dinh dưỡng của đối tượng điều tra thuộc loại tốt (83,6%) [bảng 8]. Theo nghiên cứu của Kathleen, Carruth, Luis Underwood khẳng định rằng chỉ số BMI cho ta xác định được tình trạng dinh dưỡng hiện tại, và kết quả một số điều tra cho thấy tình trạng dinh dưỡng của trẻ em vị thành niên (12-18 tuổi) theo chỉ số BMI thì trạng dinh dưỡng kém cũng khá phổ biến : ấn Độ 33%, NêPan 36%, Béc Lin 23%.

Điều này cho thấy tỷ lệ dinh dưỡng ở vùng điều tra tốt hơn rất nhiều so với các nơi khác. Qua đây cho thấy rằng trẻ em sống trong điều kiện kinh tế-xã hội tốt hơn thì có tình trạng dinh dưỡng tốt hơn. Tình trạng kinh tế-xã hội là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển và tình trạng dinh dưỡng của trẻ.

Vòng cánh tay của học sinh nữ NSL- Hà Nội 2001 tăng lên theo tuổi, hàng năm tăng trung bình 0,5-0,6 cm. Đỉnh tăng trưởng cao nhất là 13 sang 14 tuổi (0,8 cm). So với vòng cánh tay trung bình của trẻ nữ Quảng Bình 1996 thì trẻ nữ NSL- Hà Nội 2001 đều cao hơn ở nhóm tuổi 12-14 với P < 0,01. Nhưng ở lứa tuổi 15 thì tương đương nhau (P > 0,05).

Một phần của tài liệu nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng của trẻ em học đường (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)