Đầu tư phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát triển của công ty (Trang 32 - 35)

C- Dự án hoàn thành chưa nộp báo cáo quyết toán

3.2.2. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực

Bảng 13: Vốn đầu tư vào nguồn nhân lực giai đoạn 2002-2006

Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006 VĐT vào nguồn nhân lực 2071,0 2130,0 1522,0 1679,0 2930,0 -trong đó +VĐT cho công tác tuyển dụng 414,2 426,0 304,4 335,8 586,0 +VĐT cho công tác đào tạo và đào tạo lại

1656,8 1704,0 1217,6 1343,2 2344,0

Nguồn: Phòng tổ chức lao động tiền lương Qua bảng số liệu trên, ta dễ dàng nhận thấy vốn đầu tư nguồn nhân lực có sự giảm mạnh vào năm 2004 so với 2003 và lại có sự tăng mạnh trở lại vào năm 2006. Nguyên nhân của sự tăng, giảm đột ngột vốn đầu tư nguồn nhân lực là:

+Năm 2002 và 2003 là năm thực hiện những dự án đầu tư lớn , kèm theo nó là việc phải tuyển thêm rất nhiều nhân công để thực hiện, vận hành dự án. Điều này kiến cho chi phí tuyển dụng và đào tạo lao động mới và đào tạo nâng cao tay nghề công nhân tăng nhiều.

+ So với năm 2002 và 2003, thì năm 2004-2005 có số lượng công nhân viên mới được tuyển vào giảm hẳn. Do dự án đã hoàn thành và đang đi vào vận hành một cách ổn định, vì vậy nhu cầu tuyển thêm lao động mới không nhiều, kéo theo vốn đầu tư bỏ cho công tác tuyển dụng và đào tạo giảm nhiều so với năm 2003.

+Sự tăng mạnh trở lại của vốn đầu tư cho nguồn nhân lực vào năm 2006 được lý giải như sau. Năm 2006 là năm công ty bắt đầu chuyển sang hình thức cổ phần hoá, kéo theo việc cổ phần hoá là việc cho nghỉ hưu sớm của một loạt những người nhiều tuổi, hoặc làm việc kém năng lực. Điều này làm cho nhu cầu cần tuyển thêm công nhân trẻ, có năng lực tăng mạnh. Như vậy vốn đầu tư cho việc tuyển dụng và đào tạo mới tăng lên rõ rệt, gấp hai lần so với năm 2005.

Vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực của công ty trong 5 năm vừa qua chỉ khoảng 10,332 tỷ đồng, chiếm có 3,82% trong tổng vốn đầu tư cả 5 năm vừa qua . Để nguồn nhân lực có thể phát triển hơn cả về mặt số lượng và chất lượng, công ty vẫn phải luôn có sự quan tâm, coi trọng đối với công tác tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực.

*Công tác tuyển dụng:

Vốn đầu tư dùng cho công tác này chiếm khoảng 20% so với tổng vốn đầu tư dành cho phát triển nguồn nhân lực, trong 5 năm vừa qua tổng vốn đầu tư cho công tác này vào khoảng 2066 triệu đồng. Hàng năm công ty đều có tuyển một số lượng không nhỏ lao động vào công ty, đặc biệt trong năm 2006 nhu cầu cần tuyển mỗi đợt mấy chục người. Do quá trình cổ phần hoá đòi hỏi phải có sự làm việc hiệu quả cao, bên cạnh đó công ty đã đầu tư nhiều máy móc hiện đại và tự động hoá nên có một lượng lớn người lao động bị sa thải gồm những người không đảm bảo về năng lực và sức khoẻ cho công việc. Công ty đã lập ra một ban tuyển dụng và tổ chức thi sát hạch để tuyển lao động vào làm việc theo theo yêu cầu của công ty . Những người lao động được tuyển vào công ty ngoài những yêu cầu thông dụng khác thì bắt buộc phải có bằng nghề từ 24 tháng trở lên.đối với lao động trực tiếp và có bằng cấp đại học đối với lao động gián tiếp.

*Công tác đào tạo:

Để công nhân có thể làm việc hiệu quả cao, Công ty cổ phần cao su Sao Vàng luôn đặc biệt quan tâm đến vấn đề đào tạo cán bộ công nhân viên, trang bị kiến thức nhất định về chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động.

Chi phí cho công tác này chiếm khoảng 80% vốn đầu tư cho nguồn nhân lực hàng năm. Với lượng vốn đầu tư cho nguồn nhân lực trong 5 năm từ 2002-2006 là 10332 triệu đồng thì vốn đầu tư cho công tác đào tạo vào khoảng 8265,6 triệu đồng đồng trong cả 5 năm .

Đối với công tác đào tạo mới, bất kì công nhân nào khi mới vào đều phải trải qua khoá đào tạo nghề ít nhất 3 tháng của công ty. Khoá đào tạo bao gồm trước hết là học về an toàn lao động , sau là học về kiến thức chuyên môn theo từng vị trí, công việc. Để tiết kiệm chi phí đào tạo, Công ty cổ phần cao su Sao Vàng đã áp dụng hình thức đào tạo trực tiếp bằng cách cử những cán bộ nhiều kinh nghiệm đến giảng dạy cho các lao động ít kinh nghiệm hoặc là tiến hành theo phương pháp vừa học vừa làm. Hình thức này không chỉ tiết kiệm được chi phí đào tạo mà còn giúp công ty có được những lao động phù hợp với điều kiện sản xuất của doanh nghiệp.

Bên cạnh công tác đào tạo mới, công tác đào tạo lại nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ và công nhân viên của công ty cũng rất được các cấp lãnh đạo chú ý. Đặc biệt cùng với việc đầu tư thêm nhiều máy móc, thiết bị mới, hiện đại, công ty cũng phải đầu tư nâng cao chất lượng người lao động thông qua việc đào tạo nâng cao kiến thức chuyên môn cho mọi cán bộ, công nhân viên để họ phù hợp với công nghệ máy móc mới.

Để phục vụ cho việc áp dụng thành công hệ thống đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn ISO-9002 vào công ty, Công ty cổ phần cao su Sao Vàng cũng đã đầu tư kinh phí đào tạo bồi dưỡng nhận thức về chất lượng cho đội ngũ cán bộ, công nhân viên của công ty . Ngoài ra công ty còn tạo điều kiện nâng cao kiến thức cho mọi người để họ đủ trình độ làm tốt các công việc được giao, không ngừng học hỏi. Một

số cán bộ của công ty được đào tạo các chương trình nâng cao kĩ thuật thông qua các đợt tập huấn tại các nước có công nghệ mới như : Nhật Bản, Đức, Trung Quốc… Vì vậy đội ngũ cán bộ, công nhân viên của Công ty cổ phần cao su Sao Vàng đã nâng cao được trình độ, đáp ứng yêu cầu quản lý theo tiêu chuẩn của Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO-9002.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát triển của công ty (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(43 trang)
w