6.1 Tổng quan
Hiện nay, có hai phương pháp giải điều chế phổ biến là giải điều chế kết hợp và không kết hợp. Trong hai phương pháp này, giải điều chế không kết hợp không yêu cầu khôi phục sóng mang trong khi điều này là rất cần thiết khi tiến
hành giải điều chế kết hợp. Một số phương pháp điều chế như điều chế biên độ hay điều chế dịch pha sóng mang có thể tiến hành giải điều chế bằng các kỹ thuật giải điều chế không kết hợp. Tuy nhiên, đối với các phương pháp điều chế khác như QAM đòi hỏi nhiều kiến thức để xác định sóng mang, nên chỉ có thể sử dụng phương pháp giải điều chế kết hợp.
Có hai phương pháp tiến hành giải điều chế kết hợp trong QAM: Phương pháp thứ nhất sử dụng một bộ tạo dao động nội có tần số điều chỉnh được để có thể thay đổi nhịp giải điều chế. Còn phương pháp thứ hai sử dụng bộ tạo dao động nội có tần số cố định rồi dùng một bộ giải quay số để khắc phục sự dịch của tần số và pha sóng mang. Mỗi phương pháp đều có những ưu, nhược điểm riêng nên sử dụng phương pháp nào phải quyết định dựa trên các điều kiện cụ thể.
6.2 Khôi phục sóng mang
Nếu bộ dao động nội trong bộ thu không đồng bộ với tín hiệu QAM thu được, dữ liệu nhận được sẽ không thể khôi phục chuẩn xác. Hình 6.1 biểu diễn sự dịch pha và tần số trong bộ dao động nội. Hình 6.1a biểu diễn một chòm sao QAM-64 mà được giải điều chế bằng bộ dao động nội có độ dịch pha và tần số bằng không. Hình 6.1b cũng biếu diễn chòm sao QAM như vậy nhưng lần này bộ dao động nội dịch pha 10 độ so với sóng QAM. Trong trường hợp này, chòm sao bị quay đi 10 độ gây ra lỗi bit do các điểm chòm sao đã dịch chuyển cắt đường giới hạn. Hình 6.1c cũng biểu diễn chòm sao như hình 6.1a và b nhưng độ dịch pha của bộ dao động nội lần này không chỉ dừng tại một vị trí mà thay đổi liên tục. Nhìn vào hình vẽ ta có thể nhận thấy, khi độ dịch pha thay đổi liên tục theo thời gian thì các điểm chòm sao có quỹ tích là các vòng tròn lồng nhau.
Hình 6.1: Kết quả của độ dịch pha sóng mang và tần số
Ta có thể biểu diễn một tín hiệu QAM sai pha như phương trình 6.1:
)2 2 sin( ) ( ) 2 cos( ) ( ) (t =A t πf t+φ −A t πf t+φ s I c Q c (6.1)
Với AI(t) là biên độ của kênh I(đồng pha) như một hàm biến đổi theo thời gian, còn AQ(t) là biên độ của kênh Q(vuông pha) cũng như một hàm của thời gian,
fc là tần số sóng mang và φ là pha của sóng mang được điều chế. Nếu tín hiệu
QAM được giải điều chế bởi các phương trình cI(t) và cQ(t) tương ứng với các