Khái quát đặc điểm tự nhiên ở huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại địa bàn Huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang Lê Quang Hưng. (Trang 36 - 37)

6. Kết cấu của Luận văn

3.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên ở huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang

Chiêm Hoá là một huyện miền núi phía bắc tỉnh Tuyên Quang cách trung tâm thành phố 68km về phía Bắc, gồm 01 thị trấn và 25 xã (trong đó có 14 xã thƣợng huyện và 11 xã hạ huyện). Huyện Chiêm Hoá có địa giới hành chính rất đa dạng, phức tạp, phía Bắc giáp huyện Na Hang, phía Nam giáp huyện Yên Sơn, phía Tây giáp huyện Bắc Quang (tỉnh Hà Giang), phía Tây Nam giáp huyện Hàm Yên, phía Đông giáp huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn). Tình hình phát triển kinh tế – xã hội của huyện có ảnh hƣởng lớn đến tình hình phát triển chung của toàn tỉnh. Với đƣờng quốc lộ 279 dài 20,2 km từ Hà Giang chạy qua Chiêm Hoá đến Na Hang, đƣờng ĐT 190 từ km 31 chạy qua huyện Chiêm Hoá lên huyện Na Hang, đƣờng ĐT 185 từ đầu cầu Chiêm Hoá thị trấn Vĩnh Lộc đi Vinh Quang, Kim Bình đến Kiến Thiết huyện Yên Sơn; đƣờng ĐT 188 từ thị trấn Vĩnh Lộc đến xã Thổ Bình và đƣờng ĐT 187 từ xã Yên Lập sang huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn. Chiêm Hoá có 127 km liên huyện; 5,5 km đô thị và tuyến giao thông đƣờng thuỷ theo dòng sông Gâm đoạn chảy qua Na Hang đến Chiêm Hoá với độ dài 40 km.

Với tổng diện tích tự nhiên 128.037,89 ha, địa hình bị chia cắt khá mạnh bởi hệ thống sông ngòi và nhiều dãy núi lớn. Nét chung của địa hình là sự xen kẽ không đều giữa các núi đá vôi và núi đất, giữa các dải núi cao và vùng đồi đất có độ cao trung bình hoặc thấp. Giữa các vùng đồi núi đó là các thung lũng có diện tích không lớn nhƣng đất đai mầu mỡ, thuận lợi cho việc xây dựng các điểm dân cƣ, phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp. Huyện có nhiều dãy núi cao, điển hình là dãy núi phía nam với đỉnh cao nhất là núi Quạt (thuộc các xã Nhân Lý, Yên Nguyên, Hoà Phú cao 745m), dãy núi phía đông có đỉnh cao nhất là núi Khau Bƣơn (thuộc địa phận xã Kiên Đài, cao 957m), dãy núi phía tây có đỉnh cao nhất là núi Trạm Chu (thuộc xã Trung Hà, là gianh giới giữa huyện Chiêm Hóa và huyện Hàm Yên, cao 1.587 m).

Sông, suối trên địa bàn huyện có độ dốc cao, hƣớng chảy khá tập trung; các suối, ngòi đều đổ dồn về sông Gâm và sông Lô. Sông Gâm bắt nguồn từ Trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Quốc, chảy qua tỉnh Cao Bằng, huyện Nà Hang, chảy qua Chiêm Hoá với độ dài 40 km và là đƣờng thuỷ duy nhất nối huyện với tỉnh lỵ Tuyên Quang và các tỉnh trung du, đồng bằng Bắc Bộ. Các suối lớn nhƣ: Ngòi Quẵng (xã Trung Hà, Tân Mỹ, Tân An và Xuân Quang), Ngòi Đài (xã Yên Lập), Ngòi Nhụng (xã Yên Nguyên, Hoà Phú)...cùng nhiều khe nhỏ khác với tổng chiều dài 317 km tạo thành một nguồn thuỷ sinh phong phú, cung cấp nƣớc, thuỷ sản phục vụ đời sống, sản xuất của nhân dân và là con đƣờng giao thông khá quan trọng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại địa bàn Huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang Lê Quang Hưng. (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)