1.Tài sản thuê ngoài
Số liệu ghi vào chỉ tiêu này lấy từ số dư Nợ của Tài khoản 001 “ Tài sản thuê ngoài” trên Sổ cái tài khoản 001.
2. Vật tư, hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ số dư Nợ Tài khoản 002 “Vật tư, hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công” trên Sổ cái tài khoản 002.
3.Hàng hóa nhận bán hộ, nhận kí gửi, kí cược
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ số dư Nợ Tài khoản 003 “Hàng hóa nhận bán hộ, nhận kí gửi, kí cược” trên Sổ cái tài khoản 003.
4.Nợ khó đòi đã xử lý
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ số dư Nợ Tài khoản 004 “Nợ khó đòi đã xử lý” trên Sổ cái tài khoản 004.
5. Ngoại tệ các loại
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ số dư Nợ Tài khoản 007 “Ngoại tệ các loại” trên Sổ cái tài khoản 007.
6. Dự toán chi sự nghiệp, dự án
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ số dư Nợ Tài khoản 008 “Dự toán chi sự nghiệp, dự án” trên Sổ cái tài khoản 008.
1.3. Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán bảng cân đối kế toán
1.3.1. Nhiệm vụ và phương pháp phân tích bảng cân đối kế toán
1.3.1.1. Nhiệm vụ phân tích bảng cân đối kế toán
- Phân tích tình hình biến động của Tài sản, Nguồn vốn, phân tích cơ cấu vốn và nguồn hình thành vốn, phân tích khả năng thanh toán.
- Xác định nguyên nhân ảnh hưởng đến các chỉ tiêu phân tích.
- Đưa ra các đề xuất biện pháp phù hợp giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn.
1.3.1.2. Phương pháp phân tích bảng cân đối kế toán
Để phân tích Bảng cân đối kế toán ta thường hay sử dụng phương pháp so sánh và phương pháp cân đối
a, Phương pháp so sánh
- Thông qua so sánh cho phép xác định được sự biến động chung của chỉ tiêu phân tích để từ đố kết hợp được với các phương pháp khác xác định mức độ
Sinh viên: Vũ Đình Nhất – Lớp QTL602K 37 ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích. So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định xu hướng, biến động của các chỉ tiêu phân tích.
- Các hình thức so sánh:
So sánh tuyệt đối: thể hiện mức độ tăng (+) hay giảm (-) của các chỉ tiêu nghiên cứu giữa kỳ phân tích với kỳ gốc
So sánh tương đối: Có thể được tính bằng số % hoặc số lần, thể hiện mức độ biến động giữa hai kỳ, kỳ phân tích so với kỳ gốc
So sánh kết cấu: Xác định tỷ trọng của một chỉ tiêu kinh tế trong tổng thể các chỉ tiêu cần so sánh.
b, Phương pháp cân đối
- Trong hoạt động sản xuất kinh của doanh nghiệp xuất hiện nhiều mối quan hệ cân đối. Cân đối là sự cân bằng về lượng giữa hai mặt của các yếu tố và quá trình kinh doanh
- Qua phương pháp này các nhà quản lý sẽ liên hệ với tình hình và nhiệm vụ kinh doanh cụ thể để đánh giá hợp lý sự biến động theo từng chỉ tiêu cũng như biến động về tổng tài sản và nguồn vốn.
Bên cạnh hai phương pháp kể trên thì trong phân tích BCĐKT ta còn có thể kết hợp một số phương pháp khác như: phương pháp thay thế liên hoàn, phương pháp chênh lệch…