Kênh phân phối dà

Một phần của tài liệu câu hỏi ôn tập marketing ngân hàng (có đáp án) (Trang 30 - 31)

Có từ 2 kênh trung gian trở lên

a. Kênh có 2 trung gian :

Nhà SX Nhà bán buôn

Nhà bán lẻ Người tiêu dùng cuối cùng

* Đặc điểm:

Là kênh phân phối có từ 2 trung gian, người bán buôn và người bán lẻ.

* Áp dụng:

- Đây là loại kênh phổ biến nhất trong phân phối hàng hóa, nhất là đối với hàng công nghiệp tiêu dùng. Kênh này được sử dụng đối với hàng hóa có một số ít người sản xuất nằm ở một số nơi khác nhau nhưng tiêu dùng ở giới hạn một ít nơi nào đó, hoặc có một số ít người sản xuất nhưng tiêu dùng ở nhiều nơi. Người sản xuất có quy mô lớn, lượng hàng được sản xuất ra vượt quá nhu cầu tiêu dùng ở một địa phương, một vùng....Trong trường hợp này người sản xuất thường được tổ chức giao dịch với các trung gian như người bán sỉ, nhà xuất khẩu để thực hiện việc bán hàng.

* Ưu điểm:

- Ưu điểm của kênh phân phối này là: do có quan hệ mua bán theo từng khâu nên tổ chức kênh tương đối chặt chẻ. Người sản xuất, người trung gian, do chuyên môn hóa nên có điều kiện nâng cao năng suất lao động. Khả năng thỏa mãn nhu cầu thị trường lớn.

* Nhược điểm:

- Việc điều hành kênh phân phối sẽ khó khăn nếu các nhà kinh doanh đủ trình độ và kinh nghiệm. Thời gian lưu thông hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi sử dụng cuối cùng dài, chi phí của cả kênh phân phối lớn.

b. Kênh có nhiều trung gian

* Đặc điểm: Có nhiều hơn 2 kênh trở lên.

* Áp dụng:

- Kênh này thường được dùng đối với sản phẩm mới nhưng có những khó khăn mà loại 2 trung gian giải quyết không tốt; những nhu cầu mới; được dùng trong những trường hợp mà nhà kinh doanh thiếu kinh nghiệm, thiếu vốn; các mặt hàng có giá cả thị trường biến động nhiều; được sử dụng nhiều trong buôn bán quốc tế.

- Kênh này có ưu nhược điểm giống như kênh có 2 trung gian. Trong một số trường hợp người ta sử dụng môi giới trong kênh phân phối này để hàng hóa lưu thông được dễ dàng hơn. Thái độ khách quan của các nhà kinh doanh là phải sử dụng môi giới ở những trường hợp nào cần thiết, xem môi giới là những nhà kinh doanh và chia lợi nhuận hợp lý cho họ khi tham gia vào các kênh phân phối.

Câu 9: Hãy cho biết các kênh phân phối mới của hệ thống ngân hàng trên thị trường Việt Nam hiện nay?

Phát triển kênh phân phối điện tử đang là xu hướng tất yếu trong hoạt động bán lẻ của các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam. Tuy nhiên, thực tế đến nay các NHTM vẫn chưa khai thác hiệu quả kênh phân phối này.

Các NHTM ở nước ta đã có bước phát triển mới trong việc ứng dụng các kênh phân phối từ dịch vụ ngân hàng điện tử (NHĐT). Đến nay, số lượng ngân hàng cung cấp dịch vụ NHĐT tăng mạnh. Năm 2005 chỉ có 15 ngân hàng ứng dụng dịch vụ NHĐT, đến nay đã có 22 ngân hàng thực hiện, trong đó các dịch vụ như thẻ ATM, phone banking, Mobile baking, i-banking ngày càng phát triển và đang được người dân chấp nhận.

Tuy nhiên, nhìn chung các kênh phân phối ngân hàng bán lẻ của các NHTM không đa dạng, hiệu quả thấp, phương thức giao dịch và cung cấp các dịch chủ yếu vẫn là “tập trung và tiếp xúc trực tiếp qua quầy”. Các hình thức giao dịch từ xa dựa trên cơ sở nền tảng công nghệ thông tin và điện tử chưa phổ biến. Nhiều ngân hàng chỉ mới ứng dụng thử nghiệm chủ yếu phục vụ tra cứu thông tin, còn những dịch vụ hỗ trợ cho giao dịch thanh toán thương mại điện tử, chuyển khoản tại website ngân hàng hay việc thanh toán sử dụng tài khoản ngân hàng qua điện thoại di động còn rất hạn chế.

Thẻ ATM đã xuất hiện trên thị trường Việt Nam hơn 5 năm qua và có sự gia tăng nhanh chóng về số lượng. Đến quý III-2007 đã có gần 6 triệu thẻ được mở tại các NHTM, trong đó xấp xỉ 94% là thẻ nội địa và 6% là thẻ quốc tế. Toàn quốc hiện có gần 5.000 máy ATM và hơn 12.000 điểm chấp nhận thẻ (POS) được lắp đặt. Nhưng trong suốt thời gian qua, thẻ ATM tồn tại với chức năng chủ yếu chỉ để rút tiền. Các dịch vụ NHĐT khác như i-banking, SMS banking mới ở mức truy cập thông tin, còn chức năng thanh toán thì chưa triển khai rộng rãi, số lượng khách hàng sử dụng hạn chế. Tại Vietcombank, dịch vụ i-banking đến nay mới đạt khoảng 100.000 khách hàng sử dụng, dịch vụ SMS banking chỉ hơn 45.000 khách hàng sử dụng trên tổng số hơn 1 triệu khách hàng cá nhân giao dịch với ngân hàng.

Hiện nay, các chi nhánh, phòng giao dịch vẫn là kênh phân phối chủ yếu của các ngân hàng, nhưng chi phí hoạt động của các chi nhánh ngày càng tăng như trả lương cho nhân viên, thuê trụ sở… Vì vậy, bên cạnh việc duy trì và mở rộng các kênh phân phối truyền thống, các ngân hàng nên đầu tư ứng dụng công nghệ tại các kênh phân phối nhằm đáp ứng nhu cầu giao dịch mọi nơi, mọi lúc của khách hàng. Cụ thể, các ngân hàng cần sớm hoàn thiện việc kết nối ATM, tạo ra những “kios banking” để khách hàng sử dụng thẻ của một ngân hàng cũng có thể rút tiền tại bất cứ ngân hàng nào khác. Bên cạnh đó, một kênh phân phối khác phù hợp với xu thế bùng nổ các thuê bao di động hiện nay mà các ngân hàng cần tập trung khai thác, là kênh phân phối qua điện thoại (telephone banking). Kênh phân phối này đang rất phổ biến ở các nước phát triển do những tiện ích mà nó mang lại cho khách hàng.

Với các doanh nghiệp có khoản thanh toán dịch vụ lớn, thường xuyên và ổn định như bưu điện, hàng không, điện lực, cấp nước, bảo hiểm, hải quan, xăng dầu…, việc ứng dụng các dịch vụ NHĐT càng tỏ ra cấp bách hơn. Thực tế cho thấy, đa dạng hóa và quản lý các kênh phân phối một cách hữu hiệu nhằm phát huy hiệu quả của từng kênh trong hệ thống, là một trong những yếu tố dẫn tới thành công của ngân hàng bán lẻ. Đó cũng là yếu tố tạo nên sự khác biệt giữa người chiến thắng và kẻ thất bại trong cuộc cạnh tranh về dịch vụ ngân hàng bán lẻ trong tương lai.

Câu 10: Hãy trình bày đặc điểm hoạt động xúc tiến hỗn hợp của hỗn hợp của ngân hàng và vai trò của hoạt động xúc tiến hỗn hợp trong hoạt động kinh doanh ngân hàng

Một phần của tài liệu câu hỏi ôn tập marketing ngân hàng (có đáp án) (Trang 30 - 31)