Cơ chế tác động của compost lên tuyến trùng ký sinh thực vật

Một phần của tài liệu khảo sát tác động của một số dịch chiết compost lên tuyến trùng bướu rễ cây hồ tiêu ở invitro (Trang 50 - 53)

28, 30]

Alam và Jairajpuri, M.S.(1990) đã đưa ra cơ chế tác động của neem nói riêng và của phân hữu cơ nói chung lên tuyến trùng ký sinh thực vật như sau [28]:

- Làm thay đổi các đặc tính lý hóa của đất, ngăn chặn sự phát triển của tuyến trùng.

- Phóng thích những chất dinh dưỡng làm bộ rễ phát triển nhanh hơn, làm cây trưởng thành toàn diện và điều này sẽ giúp cho cây thoát khỏi sự tấn công của tuyến trùng.

- Kích thích tăng sức đề kháng của thực vật chống lại các tuyến trùng ký sinh thực vật.

- Gia tăng những động vật ăn thịt và hoạt động ký sinh của khu hệ vi sinh vật đất.

- Những chất độc được tạo ra trong suốt quá trình vi sinh vật phân hủy chất hữu cơ.

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ miêu tả tác động của neem và phân hữu cơ lên nhóm tuyến trùng ký sinh thực vật [28]

Cơ chế liên quan đến khả năng ngăn ngừa mầm bệnh của compost dựa trên: cạnh tranh đối kháng - chất kháng sinh – sự đa dạng các vi sinh vật ký sinh (Hoitink và cs, 1996). Hơn nữa, hiệu quả ngăn ngừa của compost còn được xác định bởi sự tác động tổng hợp của ba tác nhân: vật lý – hóa học – sinh học. Các tác nhân vật lý và hóa học như mối tương quan giữa nước và không khí hoặc giữa giá trị pH và tỷ suất dẫn điện có trong thành phần dinh dưỡng có tác động làm tăng hoặc giảm tình trạng ban đầu của cây. Tuy nhiên, chính các tác nhân sinh học đóng vai trò chính yếu dựa trên các tác động không chuyên biệt như kích thích sự gia tăng hoạt động của các vi sinh vật có lợi hoặc các tác động chuyên biệt liên quan đến sự đa dạng và thành phần kết cấu mật độ các vi sinh vật (Hoitink và Boehm, 1999) [30].

Sơ đồ 2.2 Sơ đồ miêu tả hệ thống các tác động của compost đến vùng rễ [30]

Theo Nico và cs, 2004, trong quá trình phân hủy compost đã tiết ra các độc tố

đối với tuyến trùng như: các hợp chất tanin, phenolic (pyrocatechol, caffeic acid, và vanillic acid) và các acid béo [22]. Còn theo Hoitink một số các tác nhân sinh học

được phân lập trong quá trình phân hủy compost: Trichoderma hamatum 382 (T382), Pseudomonas spp. và Pantoea agglomerans, các chủng Bacillus tiết ra hệ thống tính kháng cho cây là cơ chế của việc làm giảm các tác nhân gây bệnh ký sinh thực vật. Trong đó, T. hamatum 382 (T382) có hoạt tính kháng mạnh nhất, sau đó là các chủng Bacillus, Pseudomonas spp. và Pantoea agglomerans có hoạt tính kháng kém hơn

[18].

Phân bón nói chung và compost nói riêng có thể làm giảm mật độ cũng như sự đa dạng của tuyến trùng được giải thích như sau:các sản phẩm của quá trình phân hủy phân bón, compost trực tiếp tiết ra các độc tố đối với tuyến trùng; sự bổ sung phân bón, compost làm tăng các vi sinh vật có hoạt tính kháng sinh hoặc làm tăng các loài nấm, vi khuẩn ăn thịt và ký sinh đối với nhóm tuyến trùng . Phân bón có thể làm giảm sự sống của tuyến trùng thông qua tác động làm thay đổi môi trường tự nhiên của đất (Kaplan và Noe, 1993) [13].

Môi trường sinh trưởng Vùng rễ Các tác nhân vật lý Các tác nhân sinh học Các tác nhân hóa học

Cũng có rất nhiều cơ chế trong kiểm soát bệnh ở thực vật đang được các nhà nghiên cứu tranh luận. Ở hầu hết các compost, các vi sinh vật có lợi sẽ cạnh tranh dinh dưỡng hoặc sản sinh ra kháng sinh từ đó ngăn chặn được sự phát triển của mầm

bệnh gây ra bởi Pythium và Phytophthora. Ở một số ít khác, các vi sinh vật khác sẽ ký sinh lên tác nhân gây bệnh như Rhizoctonia gây bệnh thối úng. Và cuối cùng, một

số nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng “tính chống chịu thu được ngấm qua rễ” (systemic acquired resistance) có thể đóng một vai trò nào đó. Khi cây được lớn lên với sự bổ sung compost thường xuyên sẽ hấp thu một lượng lớn các enzyme được cho là có quan hệ tích cực đến hoạt động có lợi của các vi sinh vật [17].

Một phần của tài liệu khảo sát tác động của một số dịch chiết compost lên tuyến trùng bướu rễ cây hồ tiêu ở invitro (Trang 50 - 53)