Tình hình thu hút đầu tư thành lập các công ty liên doanh của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam

Một phần của tài liệu Tổng công ty Lắp máy (Trang 32 - 36)

- Đặc điểm của hình thức đầu tư gián tiếp :

2.1 Tình hình thu hút đầu tư thành lập các công ty liên doanh của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam

NGOÀI CỦA TỔNG CÔNG TY LẮP MÁY VIỆT NAM

2.1 Tình hình thu hút đầu tư thành lập các công ty liên doanh của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam Lắp máy Việt Nam

Với những thay đổi trong hoàn cảnh mới được đặt ra như trên, Tổng công ty đã thu hút được nhiều tập đoàn, hãng và các công ty đa quốc gia trên thế giới để hợp tác liên doanh, liên doanh đấu thầu, nhận thầu các công trình theo hình thức EPC, cùng hợp tác đầu tư các dự án trong lĩnh vực năng lượng, dầu khí hoá chất, xi măng, luyện kim, đóng tàu, bất động sản…

Trong đó, liên doanh là hình thức chủ yếu mà Lilama hợp tác với các nhà đầu tư nước ngoài. Từ năm 1995, Lilama bắt đầu hợp tác với các đối tác nước ngoài thành lập các công ty liên doanh đến năm 2007 Lilama đã có 3 công ty liên doanh hoạt động trong lĩnh vực tư vấn cho các dự án công nghiệp. Với tổng số vốn đầu tư lên đến 43,9 tỷ đồng.

Lilama cũng bắt đầu thu hút các nhà đầu tư nước ngoài để liên doanh đầu thầu váo các dự án nhà máy điện. Lilama đã ký kết thoã thuận với các đối tác của Mitsubishi để cùng đầu tư xây dựng nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 và 2. Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 với tổng mức vốn đầu tư là 1.200.000 USD trong đó

Mitssubishi đóng góp 50% tương ứng là USD dự kiến số vốn góp được giải ngân từ 2008-2011.

Ngoài hình thức liên doanh đầu thầu, Lilama hiện nay chuẩn bị thực hiện dự án BOT. Lilama đã ký kết với Tập đoàn điện lực Trung Quốc cùng tham gia đầu thầu dự án Nhiệt điện Nghi Sơn 2- dự án BOT đầu tiên của Lilama.

Ngoài việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, Lilama còn bắt đầu thu hút đầu tư gián tiếp nước ngoài. Năm 2007 Lilama bắt đầu thực hiện các biện pháp đầu tư gián tiếp nước ngoài thông qua việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu.

Đến nay, có hai công ty thành viên của Lilama đã phát hành cổ phiếu rộng rãi công chúng và bắt đầu thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài. Phát hành trái phiếu bắt đầu năm 2007 với 3 đợt phát hành tổng số vốn 2000 tỷ đồng. Trong đó, các quỹ đầu tư nước ngoài nắm giữ 90% với tổng số vốn 1800 tỷ đồng.

Những gì đang thực hiện nhằm xây dựng cho thương hiệu Lilama- tổng thầu EPC đầu tiên của Việt Nam.

Hiện nay, Tổng công ty Lắp máy đang thực hiện vai trò là tổng thầu EPC là một loại hợp đồng xây dựng. Đây là hợp đồng xây dựng mà nhà thầu phải thực hiện toàn bộ các công việc từ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công, cung ứng vật tư, thiết bị đến thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình và chạy thử bàn giao cho chủ đầu tư. Một hợp đồng EPC khác loại hợp đồng "chìa khóa trao tay". Hợp đồng loại "chìa khóa trao tay", ngoài các phần thiết kế, cung ứng vật tư, thiết bị, thi công xây dựng công trình, nhà thầu được chọn còn cần thực hiện việc lập dự án đầu tư xây dựng công trình. Việc thực hiện vai trò tổng thầu EPC đem lại lợi ích rất lớn cho quốc gia như :

Tạo một động lực ban đầu để dần dần hình thành những tập đoàn công nghiệp nặng về quản lý dự án, thiết kế kỹ thuật, công nghệ, chế tạo cơ khí thiết bị đồng bộ… như Siemen(Đức), Huyndai(Hàn Quốc), Mitsubishi(Nhật)… tích luỹ được kinh nghiệm, năng lực quản lý dự án tiến tới tham gia dự thầu cả dự án trong và ngoài nước. Một nước được gọi là công nghiệp hoá không thể thiếu những tập đoàn công nghiệp này.

Áp dụng cơ chế tổng thầu này cũng là một biện pháp để chúng ta đầu tư cho ngành cơ khí, lắp máy bởi vì sau khi nhận được tổng thầu Tổng công ty Lắp máy mới có điều kiện để đầu tư trang thiết bị, xây dựng mới các nhà máy có khí chế tạo, nâng cao tỷ trọng nội địa hoá sản phẩm cơ khí, góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.

Cơ chế tổng thầu là một biện pháp để phát huy nội lực cao nhất, thu hút được một lực lượng lao động lớn nhất. Đó là lực lượng kỹ sư, cử nhân kinh tế tham gia thiết kế, quản lý dự án, công nhân cơ khí chế tạo tham gia vào các nhà máy để tự chế tạo lấy thiết bị công nghệ, xây dựng, lắp máy trên các công trình do chúng ta làm chủ. Hiện nay, một sự thật đáng buồn xảy ra tại nước ta hàng năm, chúng ta đưa một lực lượng công nhân đi làm thuê cho các công ty, nhà máy tại các nước trong khu vực như Malaixia, Đài Loan, Hàn Quốc với đồng lương rất rẻ để rồi lại bỏ ra hàng chục tỷ USD nhập khẩu lại chính các thiết bị do các nhà máy đó sản xuất.

Với vị thế này dần dần chúng ta làm quen được với vị thế làm chủ, điều hành các nhà thầu phụ nước ngoài. Có như vậy chúng ta mới thay đổi được tư duy tự ti, chỉ quen phụ thuộc vào nhà thầu nước ngoài và để tạo ra một phương hướng sản xuất kinh doanh mới.

Các hợp đồng EPC còn đem lại lợi ích kinh tế rất lớn. Các dự án áp dụng cơ chế tổng thầu do Lilama đảm nhiệm như Nhà máy nhiệt điện Uông Bí 1-2, Nhà máy điện Cà Mau1-2, Nhà máy xi măng Đô Lương, Nhà máy xi măng Sông Thao…với tổng giá trị hợp đồng lên đến 1,5 tỷ USD góp phần vào tăng trưởng GDP.

Với tầm quan trọng của EPC cũng như kinh nghiệm quốc tế của các nước việc vươn lên thành tổng thầu của các dự án là việc làm cần thiết để thực hiện mục tiêu trở thành tập đoàn công nghiệp nặng của Lilama. Tầm quan trọng lớn như vậy tuy nhiên hiện nay trong quá trình thực hiện vai trò tổng thầu Tổng công ty gặp không ít khó khăn.

Tổng công ty Lắp máy với lực lượng thiết kế còn mỏng và yếu, chưa xây dựng được cơ sở dữ liệu tối thiểu phục vụ chuyên môn và chuyên ngành, chưa xây dựng được hệ thống quản lý thiết kế, hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật riêng. Lilama lại mới

thông thạo ở khâu thiết kế chi tiết, chưa làm quen khâu thiết kế công nghệ và thiết kế cơ sở. Vì vậy, Tổng thầu Việt Nam thường phải đối mặt với những thách thức rất lớn ngay từ khâu thiết kế trong hợp đồng EPC. Khi sử dụng thầu phụ thiết kế nước ngoài cũng có rất nhiều khó khăn trong kết nối công việc, kết nối các bộ phận trong nội bộ tổng thầu và giao diện với các nhà thầu khác. Đây là khâu yếu nhất của Tổng thầu Việt Nam hiện nay. Mặt khác, Luật Việt Nam hiện nay có xu hướng tách khâu tư vấn thiết kế ra khỏi khâu xây lắp làm cho các Tổng thầu Việt Nam khó phát triển thành nhà thầu thiết kế mạnh. Việc xây dựng và phát triển thành nhà thầu thiết kế riêng đủ mạnh tương xứng với vai trò tổng thầu, theo kinh nghiệm của các nước đòi hỏi sự đầu tư công phu về nhiều mặt, nhất là con người và phải mất khoảng 20 năm. Vì vậy, giải pháp hợp lý có lẽ là kết hợp giữa việc xây dựng nội lực với việc thuê chuyên gia và hợp tác với nhà thầu thiết kế nước ngoài cho tới khi tự chủ được công việc thiết kế.

Để từng bước khắc phục thách thức trên, Lilama đã hợp tác với các đối tác nước ngoài cho ra đời công ty chuyên về tư vấn quản lý dự án đảm trách các công việc liên quan đến quá trình triển khai một dự án hoàn chỉnh để giảm các chi phí quản lý và giúp tăng năng suất lao động trong quá trình thi công.

Với 3 công ty liên doanh đã được thành lập để đảm bảo nhu cầu về tư vấn, thiết kế cho các công trình dự án. Trong lĩnh vực lọc hóa dầu có công ty CIMAS, về các nhà máy điện có công ty LHT liên doanh với Huyndai hiện đang bắt tay vào các dự án điện, ngoài ra còn có công ty tư vấn LFC chuyên về tư vấn thiết kế dây chuyền nhà máy xi măng…

Bảng 2.1 : Các công ty Liên doanh của Lilama

Stt Tên dự án Vốn điều lệ (đơn vị: tỷ đồng) Tỷ lệ vốn nước ngoài(đơn vị : %) Thời hạn đầu tư (năm) 1 Công ty tư vấn thiết kế

Cimas

50 67 25

2 Công ty tư vấn quốc tế LHT

3 Công ty tư vấn quốc tế LFC

10 40 30

(Nguồn: Tổng công ty Lắp máy Việt Nam)

Một phần của tài liệu Tổng công ty Lắp máy (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w