3.1. Khái niệm chung về chưng cất
Chưng cất là quá trình phân tách các hỗn hợp chất lỏng cũng như hỗn hợp khí lỏng thành các cấu tử riêng biệt, dựa vào độ bay hơi khác nhau giữa các cấu tử trong hỗn hợp ở cùng một nhiệt độ, áp suất hơi bão hòa của các cấu tử khác nhau.
Sản phẩm của quá trình chưng cất
Sản phẩm đỉnh: chủ yếu các cấu tử có độ bay hơi lớn. Sản phẩm đáy: chủ yếu các cấu tử có độ bay hơi nhỏ.
Các phương pháp chưng cất
Chưng cất đơn giản: dùng để tách hỗn hợp có độ bay hơi rất khác nhau, phương pháp này thường dùng để tách sơ bộ và làm sạch các cấu tử ra khỏi tạp chất.
Chưng cất hơi nước trực tiếp: dùng để tách các hỗn hợp gồm các cấu tử khó bay hơi và tạp chất không bay hơi, thường được áp dụng trong trường hợp chất tách không tan trong nước.
Chưng cất là một phương pháp phổ biến dùng để tách hoàn toàn hỗn hợp các cấu tử dễ bay hơi có tính chất hòa tan một phần hoặc hòa tan toàn phần vào nhau. Trong công nghệ chế biến dầu khí, phương pháp này áp dụng chủ yếu dùng để tách hỗn hợp hydrocacbon.
Chưng cất ở áp suất thấp (chân không ): dùng phân tách hỗn hợp các cấu tử có nhiệt độ sôi quá cao hoặc các cấu tử trong hỗn hợp dễ bị phân hủy khi ở nhiệt độ sôi quá cao.
Chưng cất ở áp suất cao dùng để phân tách hỗn hợp các cấu tử không hóa lỏng ở điều kiện thường.
Trong công nghiệp chế biến dầu khí thì phương pháp chưng cất ở áp suất cao là phương pháp cơ bản để phân tách các hydrocacbon khí thành các sản phẩm có tính thương mại cao.