Đánh giá chung về tình hình sử dụng vốn của Doanh nghiệp

Một phần của tài liệu huy động vốn tại công ty cổ phần thương mại công nghệ bình minh. chính sách và giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn (Trang 29 - 32)

2.2.3.1. Thành tích

Sau một thời gian tìm hiểu về tình hình hoạt động sản xuất Doanh nghiệp và qua những phân tích trên ta thấy Doanh nghiệp những năm vừa qua đã đạt được những thành tích nhất định trong quá trình sử dụng vốn.

- Trong ba năm qua, doanh nghiệp không ngừng mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, quá trình mở rộng đạt hiệu quả cao.

- Cơ cấu nguồn vốn của Doanh nghiệp có tỷ lệ Vốn chủ sở hữu cao, khả năng thanh khoản cao tạo uy tín cho các đối tác trong và ngoài nước khẳng định tên tuổi công ty dần dần cho Doanh nghiệp.

- Doanh nghiệp tiếp tục đầu tư đổi mới tài sản cố định một cách hợp lý. Những tài sản cố định mới đầu tư đều hoạt động rất hiệu quả và phát huy tác dụng, góp phần tăng doanh thu và giảm chi phí làm tăng năng suất và hiệu quả sử dụng tài sản.

- Trong giai đoạn 2010-2012 tình hình giá cả thị trường biến động leo thang ảnh hưởng rất lớn đến tổng chi phí của Doanh nghiệp, tuy vậy doanh thu thuần vẫn tăng cao và lợi nhuận của Doanh nhgiệp đạt được cũng rất khả quan.

- Thu nhập bình quân đầu người lao động liên tục tăng, đảm bảo mức

Trịnh Thu Trang Lớp: NHB05

sống cho người lao động và không ngừng cải thiện đời sống của cán bộ công nhân viên. Doanh nghiệp thực hiện đầy đủ các quy chế về trả lương, khen thưởng, bảo hiểm xã hội, công đoàn đối với người lao động, giữ vững an toàn lao động, quan tâm đến đời sống cán bộ công nhân viên.

2.2.3.2. Tồn tại

Bên cạnh những kết quả đạt được thì Doanh nghiệp còn những tồn tại trong quá trình huy động và sử dụng vốn sau:

- Kết cấu nguồn vốn của Doanh nghiệp còn mất cân đối. Tổng nguồn vốn chủ yếu là vốn chủ sở hữu điều đó dẫn đến doanh nghiệp chưa thể hiện hết được những đòn bẩy kinh tế một cách tốt nhất mặt khác cũng làm tăng chi phí vốn.

- Doanh nghiệp chưa trích lập các quỹ dự phòng cần thiết. Số dư đầu năm và cuối năm các quỹ dự phòng như dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi, dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng tài chính đều bằng 0. Điều này sẽ gây khó khăn cho Doanh nghiệp nếu xảy ra tình trạng không thu hồi được nợ, hàng tồn kho tăng, giá hàng bán trên thị trường giảm, Doanh nghiệp sẽ mất đi sự chủ động khi xảy ra các biến cố, nhất là trong nền kinh tế lạm phát, giá cả leo thang như hiện nay.

- TSCĐ luôn là mối quan tâm của doanh nghiệp, Doanh nghiệp tăng cường đổi mới máy móc thiết bị để tăng năng suất lao động nhưng việc thu hồi vốn chưa hợp lý, chưa có biện pháp đánh giá lại TSCĐ khi thị trường có biến động. Doanh còn tận dụng các TSCĐ cũ không đem lại hiệu quả cao làm cho việc sản xuất kém hiệu quả.

- Phải thu khách hàng có và chiếm tỷ thấp trong VLĐ của Doanh nghiệp nhìn vào họ cũng có thể kết luận Doanh nghiệp có thể không có khách hàng vì thực tế các con số nợ từ bán hàng là rất cao, một phần là từ khách hàng còn e ngại từ những sản phẩm của doanh nghiệp điều này luôn xảy ra đối với các Doanh nghiệp.

Trịnh Thu Trang Lớp: NHB05

2.2.3.3. Nguyên nhân tồn tại

- Vốn góp chủ sở hữu còn thấp. Tỷ lệ vốn góp chưa tương xứng với qui mô vốn của Doanh nghiệp. Doanh nghiệp chưa chủ động tìm kiếm nguồn vốn huy động cả bên trong và bên ngoài để nâng cao khả năng tự chủ về tài chính.

- Doanh nghiệp chưa chú trọng đến việc quản trị tiền mặt do chưa nhận thức đúng về quản trị tiền mặt chỉ là ra quyết định để tiền mặt ở quỹ và ngân hàng bao nhiêu là hợp lý, nhưng quản trị tiền mặt đòi hỏi nhà quản trị phải nghiên cứu và đưa ra những quyết định tài chính ngắn hạn có khả năng thanh khoản cao đồng thời sinh lợi.

- Mô hình tổ chức của Doanh nghiệp chưa hợp lý, bộ phận Tài chính còn hợp nhất với bộ phận Kế toán chưa nhận thức được vai trò của quản trị tài chính.

- Doanh nghiệp còn chủ quan thờ ơ với việc phòng ngừa rủi ro nên không trích lập các quỹ dự phòng.

- TSCĐ của Doanh nghiệp chưa khai thác hết giá trị của tài sản, chưa có những biện pháp khấu hao, kế hoạch sử dụng phù hợp với từng loại tài sản. Chưa xử lý dứt điểm các TSCĐ hư hỏng, không đem lại hiệu quả cao nhằm thu hồi vốn cố định. Chưa có tính toán hiệu quả kinh tế giữa việc tự mua sắm TSCĐ và đi thuê.

- Doanh nghiệp chưa thực hiện tốt công tác cho vay nợ khách hàng vì doanh nghiệp còn vừa và nhỏ và luôn dựa trên biện pháp an toàn để kinh doanh.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI

CÔNG NGHỆ BÌNH MINH .

Trịnh Thu Trang Lớp: NHB05

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu huy động vốn tại công ty cổ phần thương mại công nghệ bình minh. chính sách và giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn (Trang 29 - 32)