KẾT LUẬN CHUNG

Một phần của tài liệu phát triển nguồn nhân lực ở thành phố hồ chí minh trong công nghiệp hóa hiện đại hóa đát nước (Trang 26 - 27)

Để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải có các nguồn lực nhƣ nhân lực, vốn tài nguyên thiên nhiên… các nguồn lực này đều cần thiết và có quan hệ chặt chẽ với nhau, nhƣng mức độ tác động và vai trò của chúng đối với toàn bộ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa không giống nhau, trong đó nguồn nhân lực giữ vai trò quyết định, bởi các nguồn lực khác tự nó không thể tham gia vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chúng chỉ có ý nghĩa đối với sự phát triển xã hội và thực sự trở thành nguồn lực của công nghiệp hóa, hiện đại hóa khi đƣợc kết hợp với với sức khỏe, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, năng lực kỹ thuật - nghiệp vụ và nhân cách cá nhân (đạo đức, lối sống, tác phong làm việc...) của con ngƣời; đồng thời, thông qua việc khai thác hiện có, con ngƣời góp phần tạo ra các nguồn lực mới. Với ý nghĩa đó, nguồn nhân lực là nguồn lực nội tại, cơ bản, tất yếu, giữ vị trí trung tâm, là chủ thể trực tiếp, quyết định toàn bộ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Những thuận lợi về điều kiện địa lý, lịch sử, kinh tế, văn hóa - xã hội cùng con ngƣời với tính cách năng động, sáng tạo, có đầu óc thực tế, phong khoáng, sống có nghĩa, có tình… đã giúp Thành phố Hồ Chí Minh, một thành phố đông dân, trung tâm về kinh tế, văn hóa, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ của cả nƣớc tiến những bƣớc tiến vững chắc trong quá trình công nghiệp, hóa hiện đại hóa với những nét đặc trƣng: kế thừa và phát triển từ nền công nghiệp hiện đại có từ trƣớc do lịch sử để lại; tiếp thu có chọn lọc quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của các nƣớc đi trƣớc, cũng nhƣ những tỉnh, thành khác đang trong quá trình thực hiện; luôn ở thế đi đầu trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; chủ thể thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thành phố là những chủ thể rất năng động, sáng tạo; công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thành phố cũng là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng tăng nhanh các ngành sản xuất có hàm lƣợng khoa học, công nghệ cao, giá trị gia tăng lớn, tập chung chủ yếu vào dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp đô thị hiện đại của thành phố; công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thành phố đƣợc triển khai và đáp ứng yêu cầu bảo đảm quốc phòng - an ninh, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong tình hình mới.

Thực tiễn cho thấy, nguồn nhân lực ở Thành phố Hồ Chí Minh tuy đông về số lƣợng nhƣng không mang tính ổn định và bền vững, bởi cơ cấu nguồn nhân lực chƣa phù hợp, do cơ cấu lao động, cơ cấu đào tạo chƣa theo kịp nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố; chất lƣợng nguồn nhân lực tuy có trình độ chuyên môn cao nhƣng vẫn còn bất cập giữa những gì đào tạo với thực tiễn công việc, công tác đào tạo nguồn nhân lực nhất là nguồn nhân lực chất lƣợng cao vẫn thiếu và chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố; hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực chƣa thật sự hợp lý, còn tình trạng vừa thiếu, vừa thừa nhân lực, tỷ lệ thiếu việc làm và thất nghiệp ở

thành phố thuộc vào loại cao nhất nƣớc, điều đó gây ra sự lãng phí rất lớn cho đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực. Bên cạnh đó, một số vấn đề cần đƣợc giải quyết nhƣ: chính sách phát triển nguồn nhân chƣa theo kịp với yêu cầu phát triển chung của thành phố; chất lƣợng giáo dục và đào tạo chƣa tƣơng xứng với yêu cầu phát triển và hội nhập; những hạn chế, bất cập trong khai thác tiềm lực khoa học và công nghệ; một số vấn đề văn hóa - xã hội bức xúc chậm đƣợc khắc phục làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng nguồn nhân lực; tồn tại mâu thuẫn giữa cung và cầu lao động trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thành phố. Từ thực trạng và một số vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển nguồn nhân lực, đòi hỏi thành phố cần phải có những giải pháp mang tính đồng bộ nhƣ: cần đổi mới nhận thức về vai trò và tầm quan trọng của phát triển nguồn nhân lực; rà soát bổ sung và hoàn thiện hệ thống chính sách phát triển nguồn nhân lực sao cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện mới của thành phố; tập trung nâng cao chất lƣợng giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực của thành phố; phát huy tiềm lực khoa học và công nghệ nhằm hiện đại hóa nguồn nhân lực; xây dựng môi trƣờng văn hóa, xã hội lành mạnh, quan tâm chăm sóc sức khỏe cho ngƣời lao động nhằm nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực; khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, giải quyết việc làm và giảm thất nghiệp; ổn định và thu hút nguồn nhân lực có chất lƣợng.

Tóm lại, phát triển nguồn nhân lực ở Thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một đòi hỏi tất yếu vừa mang tính thời sự cấp bách vừa có tính chiến lƣợc lâu dài. Do vậy, cần có một phƣơng pháp tiếp cận hệ thống trong nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực, đặt phát triển nguồn nhân lực trong mối quan hệ tƣơng quan với các nhân tố tác động đến nó. Đồng thời, vận dụng những lý luận đó vào thực tiễn ở Thành phố Hồ Chí Minh, để từ đó phân tích, chỉ ra thực trạng, tìm nguyên nhân và đề xuất những giải pháp hữu hiệu nhằm phát triển nguồn nhân lực ở Thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Một phần của tài liệu phát triển nguồn nhân lực ở thành phố hồ chí minh trong công nghiệp hóa hiện đại hóa đát nước (Trang 26 - 27)