KẾ TOÁN TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại cty (Trang 25 - 96)

1.3.1. Đối tượng tính giá thành trong doanh nghiệp xây lắp.

Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ do doanh nghiệp sản xuất ra, cần được tính giá thành và giá thành đơn vị.

Khác với hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành là việc xác định được giá thực tế từng loại sản phẩm đã được hoàn thành. Xác định đối tượng tính giá thành là công việc đầu tiên trong toàn bộ công tác tính giá thành sản phẩm. Bộ phận kế toán giá thành phải căn cứ vào đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp, các loại sản phẩm và lao vụ doanh nghiệp sản xuất … để xác định đối tượng tính giá thành cho thích hợp. Trong các doanh nghiệp xây lắp đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đó có thể là công trình, hạng mục công trình hay khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao.

1.3.2. Kỳ tính giá thành sản phẩm xây lắp.

Kỳ tính giá thành là thời kỳ bộ phận kế toán tiến hành công việc tính giá thành cho các đối tượng tính giá thành. Xác định kỳ tính giá thành thích hợp sẽ giúp cho việc tổ chức công tác tính giá thành sản phẩm.

Để xác định kỳ tính giá thành kế toán căn cứ vào đặc điểm riêng của ngành sản xuất và chu kỳ sản xuất sản phẩm. Căn cứ vào đặc điểm riêng của ngành xây lắp kỳ tính giá thành có thể được xác định như sau :

- Đối với các sản phẩm theo đơn đặt hàng có thời gian thi công tương đối dài, công việc được coi là hoàn thành khi kết thúc mọi công việc trong đơn đặt hàng, hoàn thành toàn bộ đơn đặt hàng mới tính giá thành.

- Đối với công trình, hạng mục công trình lớn, thời gian thi công dài, thì chỉ kh nào có một bộ phận hoàn thành có giá trị sử dụng được nghiệm thu, bàn giao thanh toán toán thì mới tính giá thành thực tế bộ phận đó.

Ngoài ra, với công trình lớn, thời gian thi công dài kết cấu phức tạp … thì kỳ tính giá thành có thể được xác định là quý.

1.3.3. Phương pháp tính giá thành sản phẩm.

1.3.3.1. Phương pháp tính giá thành giản đơn (phương pháp trực tiếp ).

Phương pháp này áp dụng trong các doanh nghiệp xây lắp có số lượng công trình lớn, đối tượng tập hợp chi phí phù hợp với đối tượng tính giá thành công trình, hạng mục công trình …)

Theo phương pháp này tập hợp tất cả các chi phí sản xuất trực tiếp cho một công trình, hạng mục công trình từ khi khởi công đến khi hoàn thành chính là tổng giá thành của một công trình, hạng mục công trình đó.

Công thức : Z = C Trong đó :

Z : Tổng giá thành sản phẩm sản xuất

C : Tổng chi phí sản xuất đã tập hợp theo CT, HMCT.

Trường hợp công trình, hạng mục công trình chưa hoàn thành mà có khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao, thì giá thực tế của khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao được xác định như sau :

Giá thành thực tế của khối lượng hoàn thành bàn giao = Chi phí thực tế dở dang đầu kỳ + Chi phí thực tế phát sinh trong kỳ - Chi phí thực tế dở dang cuối kỳ

1.3.3.2. Phương pháp tính theo đơn đặt hàng.

Trong các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất kinh doanh đơn chiếc, cộng việc sản xuất kinh doanh thường được tiến hành căn cứ vào các đơn đặt

hàng của khách hàng. Đối với doanh nghiệp xây dựng, phương pháp này áp dụng trong trường hợp các doanh nghiệp nhận thầu xây lắp theo đơn đặt hàng và như vậy đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành là từng đơn đặt hàng. Theo phương pháp này, chi phí sản xuất được tập hợp theo từng đơn đặt hàng và khi nào hoàn thành công trình thì chi phí sản xuất tập hợp được chính là giá thành thực tế của đơn đặt hàng. Những đơn đặt hàng chưa sản xuất xong thì toàn bộ chi phí sản xuất đã tập hợp được theo đơn đặt hàng đó là chi phí sản xuất của khối lượng xây lắp dở dang.

1.3.3.3. Phương pháp tổng cộng chi phí.

Phương pháp này áp dụng đối với các Xí nghiệp xây lắp mà quá trình xây dựng được tập hợp ở nhiều đội xây dựng, nhiều giai đoạn công việc.

Giá thành sản phẩm xây lắp được xác định bằng cách cộng tất cả chi phí sản xuất ở từng đội sản xuất, từng giai đoạn công việc, từng hạng mục công trình.

Z = Dđk + (C1 + C2 + …... + Cn) – Dck Trong đó :

Z : Là giá thành sản phẩm xây lắp

C1 ….... Cn : Là chi phí sản xuất ở từng đội sản xuất kinh doanh hay từng giai đoạn công việc.

Phương pháp giá thành này tương đương đối dễ dàng, chính xác. Với phương pháp này yêu cầu kế toán phải tập hợp đầy đủ chi phí cho từng công việc, từng hạng mục công trình. Bên cạnh các chi phí trực tiếp được phân bổ ngay, các chi phí gián tiếp (chi phí chung) phải được phân bổ theo tiêu thức nhất định.

Ngoài ra còn có các phương pháp tính giá thành theo định mức, phương pháp tính giá thành phân bước.

1.4. Các hình thức kế toán có thể áp dụng trong kế toán chi phí sản xuất tại Doanh Nghiệp xây dựng.

Theo chế độ quy định mỗi doanh nghiệp chỉ được áp dụng thống nhất một trong 4 hình thức tổ chức sổ kế toán sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hình thức Nhật ký- sổ cái - Hình thức Nhật ký chung - Hình thức chứng từ ghi sổ - Hình thức Nhật ký chứng từ

Để có cơ sở lý luận cho thực trạng áp dụng hình thức “Nhật ký chung” tại công ty CP Tư Vấn và Đầu Tư Xây Dựng Á Châu. Em chỉ xin trình bày về đặc điểm sổ sách hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành theo hình thức hình thức “Nhật ký chung”

Điều kiện áp dụng:

Hình thức tổ chức sổ Nhật ký chung phù hợp với những doanh nghiệp có những đặc điểm sau:

_ Loại hình kinh doanh đơn giản _ Quy mô hoạt động vừa và nhỏ _ Trình độ quản lý kế toán thấp

_ Có nhu cầu phân công lao động kế toán _ Thích hợp cho áp dụng kế toán máy

Nếu áp dụng kế toán máy thì hình thức hình thức Nhật ký chung thích hợp cho mọi loại hình doanh nghiệp

Sổ kế toán chi tiết

Ngoài các loại sổ chi tiết phục vụ cho các phần hành khác, phần hành chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm mở các sổ kế toán chi tiết sau:

_ Sổ chi tiết tài khoản 621, 622, 623, 627,154 • Sổ kế toán tổng hợp

Sổ kế toán tổng hợp bao gồm: _ Nhật ký chung

_ Sổ cái các tài khoản liên quan( 621, 622, 623, 627 ,154)

Trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại đơn vị áp dụng hình thức Nhật ký chung được khái quát qua sơ đồ sau:

Sơ đồ trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp theo hình thức Nhật ký chung.

Sơ đồ 7: Trình tự ghi sổ theo nhật ký chung:

Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng

Chứng từ gốc về chi phí, bảng phân

bổ Nhật ký chung

Báo cáo tài chính Bảng cân đối số phát sinh

Sổ cái TK621,622,623,627,154 Bảng tổng hợp chi tiết chi phí Sổ chi tiết TK621,622,623,627,154

Đối chiếu kiểm tra

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY CP

TƯ VẤN VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG Á CHÂU

2.1. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG CỦA CÔNG TY CP TƯ VẤN VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG Á CHÂU ĐẦU TƯ XÂY DỰNG Á CHÂU

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty CP Tư Vấn và Đầu Tư Xây Dựng Á Châu. Xây Dựng Á Châu.

Tên công ty: Công ty cổ phần tư vấn và đầu tư xây dựng Á Châu

Loại hình DN: Công ty cổ phần

Địa chỉ: 70 Trần Bình – P.Mai Dịch – Q. Cầu Giấy - TP. Hà Nội. Mã số thuế : 0102094550

Đăng ký kinh doanh : Ngày 22/11/2004 Điện thoại: 046.6628624

Fax: 046.2873229 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Người đai diện : Ông PHẠM ĐỨC BÁU

Công ty Cổ phần tư vấn và đầu tư xây dựng Á Châu được thành lập theo loại hình Công ty Cổ phần, Công ty được thành lập vào năm 2004, có tư cách pháp nhân, có tài khoản tại ngân hàng và có con dấu riêng. Trong suốt những năm qua kể từ ngày thành lập cho đến nay, công ty đã vượt qua không ít những khó khăn, trở ngại. Để từ đó công ty không ngừng đổi mới, nâng cao năng suất hoạt động, nhằm tiến tới sự phát triển chung cho toàn công ty. Bên cạnh đó,

công ty không ngừng khuyến khích nâng cao tay nghề của cán bộ công nhân viên có năng lực, nhằm đào tạo cho công ty một bộ phận cán bộ công nhân viên lành nghề và giàu kinh nghiệm, giúp công ty nắm bắt tình hình và sự biến động của thị trường, để từ đó công ty sẽ đưa những chiến lược kế hoạch áp dụng để công ty có thể tồn tại và phát triển tốt hơn.

Do đó mà trong những năm qua công ty đã tạo ra được nhiều uy tín của mình trên thị trường, thu hút được khá nhiều sự hơp tác của khách hàng. Bên cạnh đó để mở rộng quy mô hoạt động, công ty đã nhận được sự tin cậy từ phía khách hàng, thông qua những bản hợp đồng lớn, kí kết về việc thiết kế và tư vấn, lắp đặt các dự án bảo vệ môi trường. Để có được những thành quả này, ngoài việc tổ chức tốt quản lý và sự điều hành của các phòng ban giám đốc. Công ty cũng cần quan tâm đặc biệt đến những sự biến động của bên ngoài, tác động đến nguồn tài chính làm ảnh hưởng đến doanh thu và kế hoạch hoạt động của công ty.

Hiện nay công ty CP Tư Vấn và Đầu Tư Xây Dựng Á Châu đã ngày càng trưởng thành và trở lên lớn mạnh cả về nguồn lực và quy mô

Nhân viên của công ty hiện nay là gần 300 người

Đến năm 2011vốn chủ sở hữu của công ty là 17.238.130.777 đồng

Công ty luôn có thiết bị sẵn có để phục vụ cho mỗi công trình nếu được trúng thầu.

2.1.2. Đặc điểm kinh doanh và tổ chức sản xuất tại Công ty CP Tư Vấn Đầu Tư Và Xây dựng Á Châu.

2.1.2.1. Đặc hoạt động sản xuất kinh doanh

Từ khi thành lập đến nay, định hướng phát triển Công ty là luôn đổi mới, mở rộng thị trường, phát triển sản xuất thi công xây lắp, đa dạng hoá sản phẩm và hoạt động kinh doanh. Đến nay, thị trường sản phẩm của Công ty đã được mở rộng trên nhiều lĩnh vực khác nhau như:

- Tư vấn thiết kế giám sát thi công

Một số công trình công ty đã và đang thi công như: kè Cát Bì, Đường 104 Sơn La, Trường bắn Quốc gia II- Bắc Giang, cải tạo nâng cấp đê Lục Đầu Giang- Bắc Ninh, đê biển Hải Phòng, Đường GTNT Tạ Bú- Liệp Tè…

Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty xây dựng có rất nhiều điểm khác biệt với các công ty hoạt động trong các lĩnh vực khác.

Thứ nhất: địa điểm sản xuất phải thường xuyên thay đổi phụ thuộc vị trí công trình thi công nên máy móc, thiết bị thi công, người lao động phải di chuyển theo địa điểm sản xuất. Mặt khác, các công trình thi công ở nhiều nơi khác nhau nên công tác quản lý sử dụng, hạch toán tài sản, vật tư gặp rất nhiều khó khăn.

Thứ hai: thời gian từ khi khởi công cho đến khi hoàn thành công trình bàn giao thì phụ thuộc vào quy mô, tính phức tạp về kỹ thuật của công trình. Mặt khác, quá trình thi công lại chia thành nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn lại chia thành nhiều công việc khác nhau nên thời gian để hoàn thành một công trình thường kéo dài. Các công việc được tiến hành tại các vùng miền khác nhau, diễn ra ngoài trời nên chịu tác động rất lớn của các nhân tố môi trường, thiên nhiên. Đặc điểm này đòi hỏi việc tổ chức quản lý giám sát chặt chẽ để vừa đảm bảo tiến độ thi công của công trình, vừa đảm bảo chất lượng công trình, nhanh chóng hoàn thành và thu hồi vốn đầu tư. Điều đó sẽ hạn chế những tổn thất do ảnh hưởng của điều kiện xung quanh. Ngoài ra, lượng vốn đầu tư vào mỗi công trình cũng rất lớn, nếu thời gian kéo dài thì sẽ chịu thiệt hại rất nhiều do lạm phát.

Thư ba: sản phẩm hoàn thành đơn chiếc thời 32ien32 hi công dài,khi hoàn thành thì được tiêu thụ ngay sau khi nghiệm thu không cần phải nhập kho như các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.Giá của công trình thường được ấn định theo hợp đồng. Do đó tính chất hàng hóa của sản phẩm xây lắp không thể hiện rõ vì nó đã được ấn định giá cả, người mua,người bán sản phẩm xây lắp có trước khi xây dựng thông qua hợp đồng giao nhận thầu.

Công ty CP Tư vấn và đầu tư xây dựng Á Châu là một công ty mang đặc thù của ngành xây dựng cơ bản nên quá trình sản xuất mang tính liên tục đa dạng, kéo dài và phức tạp, trải qua nhiều giai đoạn khác nhau.

Mỗi công trình đều có dự toán, thiết kế riêng, địa điểm thi công thao tác khác nhau. Do đó quy trình sản xuất kinh doanh của công ty là quá trình liên tục khép kín từ giai đoạn thiết kế đến giai đoạn hoàn thiện và bàn giao công trình. Các giai đoạn thực hiện công trình xây dựng của công ty được tiến hành tuần tự theo các bước sau:

+ Nhận thầu thông qua đấu thầu hoặc giao thầu trực tiếp ( Chỉ định thầu ). + Ký hợp đồng xây dựng với chủ đầu tư công trình ( Bên A).

+ Trên cơ sở hồ sơ thiết kế và hợp đồng xây dựng đã được ký kết, công ty tổ chức quá trình sản xuất thi công để tạo ra công trình hay hạng mục công trình.

+ Khoan sụt, khảo sát địa hình, địa chất để lấy mặt bằng thi công. + Tổ chức lao động, bố trí máy móc thi công, cung cấp vật tư. + Xây dựng, lắp ráp hoàn thiện công trình.

+ Công trình được hoàn thành dưới sự giám sát của tư vấn giám sát, chủ đầu tư công trình về mặt kỹ thuật và tiến độ thi công.

+ Bàn giao công trình hoàn thành và quyết toán hợp đồng xây dựng với chủ đầu tư.

Sơ đồ 8: Quy trình công nghệ xây lắp.

Nhận thầu Mua vật tư, tổ chức CN Lập kế hoạch thi công Tổ chức thi công Nghiệm thu bàn giao công trình

2.1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý tại Công ty CP Tư Vấn Đầu Tư Và Xây dựng Á Châu.

Để quá trình thi công, xây lắp được tiến hành đúng tiến độ đặt ra và đạt hiệu quả như mong muốn đòi hỏi bộ máy công ty phải được xây dựng sao cho khoa học và hoạt động có hiệu quả. Ban giám đốc gồm có: Giám Đốc, Phó Giám Đốc, Trợ lý Giám Đốc và tư vấn kỹ thuật. Ban Giám Đốc chịu trách nhiệm mọi mặt của công ty, đại diện cho công ty tham gia ký kết các hợp đồng kinh tế.

Các bộ phận chức năng:

- Phòng kỹ thuật, tổ chức thí nghiệm giám sát thi công: có chức năng thiết kế và giám sát thi công công trình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phòng kế hoạch tài chính: Có chức năng tham mưu tài chính cho Gám Đốc, phản ánh trung thực tình hình tài chính của Công ty. Tổ chức giám sát phân tích các hoạt động kinh tế từ đó có kế hoạch nắm bắt được tình hình tài chính của Công ty và xây dựng quy chế phẩm cấp về công tác tài chính của Công ty.

Ngoài ra Công ty còn chia lực lượng lao động ra làm các đội. Đứng đầu các đội là đội trưởng thi công chịu trách nhiẹm trước Giám Đốc về hoạt động của đội mình.

Sơ đồ 9: Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty CP Tư Vấn Đầu Tư Và Xây dựng Á Châu.

* Nhiệm vụ của các phòng ban:

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại cty (Trang 25 - 96)