Những mặt còn tồn tại:

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác quản lý hoạt động đầu tư tại Viễn Thông Lạng Sơn. (Trang 26 - 32)

- Là một đơn vị mới được thành lập (01/04/2008) số lượng người của tổ còn thiếu dẫn đến các mặt công tác còn nhiều hạn chế như: Quản lý, triển khai thực hiện thi công xây lắp các dự án còn nhiều lúng túng cùng với việc một số dự án đang thi công dở dang phòng ĐT – XDCB tiếp tục theo dõi và hoàn hiện cũng gây không ít khó khăn trong công tác quản lý. Công tác đấu thầu do thiếu người và chuyên viên trong tổ thầu trực thuộc nhiều phòng ban lên việc thực hiện công tác này cũng bị chậm nhiều.

- Công tác giải phóng mặt bằng thi công các công trình gắp nhiều khó khăn: Chính quyền xã một số địa phương, các hộ dân không ủng hộ hoặc đòi bồi thường giá quá cao so với quyết định bồi thường thiệt hại của UBND tỉnh Lạng sơn nên khi thi công các tuyến cột, tuyến cống bể, tuyến cáp thông tin chậm tiến độ. Việc xin cấp phép thi công trong hành lang an toàn giao thông các tuyến đường có công trình đi qua chưa được các chuyên

- Công tác chỉ đạo triển khai thực hiên một số dự án đối với các đơn vị cơ sở chưa toàn diện, chưa kịp thời ,chưa tổ chức kiểm tra trong quá trình thực hiện.

- Công tác thẩm định trình duyệt báo cáo KTKT phần xây lắp các trạm BTS 2009 vẫn còn chậm -> ảnh hưởng đến thi công của các nhà thầu.

- Các chỉ tiêu về phát triển máy điện thoại mới chỉ đạt về mặt số lượng. Ví dụ như trong năm 2006, số lượng máy điện thoại tăng lên, nhưng sản lượng các dịch vu, đặc biệt là dịch vụ điện thoại đường dài trong nước chiều đi không tăng, thậm chí một số dịch vụ như VoIP giảm, cộng thêm các đợt giảm cước, điều chỉnh cước trong năm làm cho doanh thu 1 tháng của 1 thuê bao điện thoại cố định là 110.000đ, sản lượng 150 phút ( giảm 27% so với năm 2005); bình quân doanh thu 1 thuê bao điện thoại di động trả sau là 185.000đ/1 tháng, sản lượng 330 phút (giảm 9% so với năm 2005); thuê bao ADSL là 288.000đ/1 tháng. Về chất lượng dịch vụ còn chưa đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Số lượng khách hàng rời mạng của dịch vụ điện thoại cố định, ADSL có thời điểm lên đến 20% tính trên số phát triển. Đây là một vấn đề lớn cần phải có hướng giải quyết để giữ thị phần trong giai đoạn tới.

- Việc khoán và giao quản lý thuê bao chăm sóc khách hàng cho CBCNV theo địa bàn chưa thực hiện, còn viện cớ thiếu người không bố trí được, các phòng ban chức năng cũng chưa thật sự vào cuộc, và cũng chưa có những giải pháp hướng dẫn cụ thể về định mức và những việc làm cho từng chức danh.

- Công tác quản lý buông lỏng xem nhẹ công tác bán hàng và chăm sóc khách hàng; thể hiện qua việc thuê bao rời mạng, thị phần bị thu hẹp; số lượng khách hàng lớn không nắm được, tỷ lệ nợ đọng cao.

- Dự án mở rộng và lắp mới thiết bị thuộc Mạng truyền dẫn MAN_E giai đoạn 2006-

2008 cung cấp chậm, hệ thống các tuyến cáp quang tạo rinh cho các hướng SDH_NG chưa đáp ứng cho mạng lưới để đảm bảo an toàn.Sự cố cáp quang xảy ra đứt nhiều lần, đa phần là do xe múc, chuột, sóc cắn, thiên bão lũ; và việc cắt điện luân phiên, không có máy nổ dự phòng; việc xử lý truyền dẫn cho các trạm BTS còn chậm,

- Khảo sát, lập dự án cấp phép xây dựng và sự thống nhất toạ độ lắp đặt trạm BTS với Vinaphone; xây dựng cơ sở hạ tầng chậm, nên việc triển khai phát triển trạm phát sóng di động không đảm bảo tiến độ (kế hoạch 2008: tổng cộng 129 trạm). Hết tháng 12 năm 2008 mới hòa mạng được 15 trạm BTS.

- Việc giải quyết thủ tục xin cấp đất và xin phép thi công một số công trình còn chậm, dẫn đến một số công trình khởi công chưa đảm bảo thời gian; tiến độ lập và trình một số dự án đầu tư chưa kịp thời, đặc biệt là việc xây dựng hạ tầng các trạm di động; chưa giải quyết dứt điểm các hồ sơ tồn đọng, cũng như hoàn thiện các hồ sơ sau kiểm toán; triển khai công tác đấu thầu các công trình kiến trúc rất chậm đã ảnh hưởng đến kế hoạch đầu tư - xây dựng trong năm.

- Một số hạng mục, công trình chưa triển khai đồng bộ như: thi công xây dựng nhà trạm BTS, cột Anten đã triển khai; nhưng chưa thi công trồng cột để kéo AC và cáp quang…

- Khối lượng vật tư đã giao cho bên thi công dù đã hết năm 2008 vẫn chưa lập được phiếu xuất kho do chưa có hợp đồng thi công, và làm ảnh hưởng đến công tác kiểm kê vật tư.

- Công tác quản lý thu cước chưa được quản lý chặt; số liệu cập nhật không được chốt theo thời gian gây cho việc quản lý đối soát gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến tài chính doanh nghiệp.

- Công tác tiếp thị - bán hàng chưa đa dạng và đổi mới, hiệu quả các hoạt động chưa cao, chỉ mới tập trung vào các hoạt động khuyến mại các dịch vụ viễn thông. Các đơn vị chưa chủ động bố trí lâu dài và chọn người phù hợp làm công tác Tiếp thị - Bán hàng, chăm sóc khách hàng, nên việc triển khai còn nhiều hạn chế.

- Phong trào thi đua nhiều lúc chưa thực sự sâu rộng, có lúc còn nặng hình thức. 2.4.3: Nguyên nhân:

- Chủ quan: Do các công trình mạng lưới đầu tư trải rộng trên địa bàn toàn tỉnh, kinh nghiệm quản lý, giám sát của đội ngũ nhân sự làm công tác xây dựng cơ bản còn bị hạn chế, công việc nhiều làm ảnh hưởng đến tiến độ dự án.

- Khách quan:

+ Lạng Sơn là một tỉnh miền núi có địa hình rộng, đường giao thong đến huyện xã đi lại khó khăn, việc vận chuyển vật tư phụ thuộc nhiều vào thời tiết, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án.

+ Thời gian xin cấp phép thi công phụ thuộc vào cơ quan quản lý giao thông nên khi thi công các công trình mạng ngoại vi, hạ tầng cống bể, cột cáp bị chậm.

+ Văn bản luật sửa đổi, bổ sung nhiều, các nghị định, thông tư hướng dẫn ra không kịp thời, giá vật tư tăng dẫn đến phải điều chỉnh dự án.

+ Tiến độ giải phóng mặt bằng các khu công nghiệp, khu tái định cư của các cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương còn chậm.

+ Trình tự thủ tục đầu tư có nhiều bước, thời gian xét duyệt kéo dài nên dẫn đến việc đầu tư không theo kịp nhu cầu phát triển mạng lưới, khi doanh nghiệp khác gia nhập thị phần bị chia sẻ ở những nơi chưa kịp đầu tư đặc biệt là mạng điện thoại di động.

Phần III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động đầu tư tại viễn thông Lạng Sơn.

3.1. Phương hướng nhiệm vụ trong năm 2010:

- Tiếp tục giữ vững vai trò là đơn vị chủ đạo trong cung cấp các dịch vụ bưu chính viễn thông trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, bảo đảm thông tin phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của các cấp ủy, chính quyền, góp phần giữ vững an ninh, quốc phòng.

- Phát triển mạnh về mạng lưới với mục tiêu đến 2010 đưa cáp quang dung lượng từ 8x2 trở lên đến 100% số xã trong tỉnh, làm nền tảng cho các dịch vụ băng rộng trên nền mạng NGN. Nâng cao chất lượng các dịch vụ điện thoại di động, Internet tốc độ cao, mở rộng dịch vụ mới, dịch vụ giá trị gia tăng, đa dạng hóa lựa chọn cho khách hàng.

- Hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch được giao của năm 2010.

3.2.Định hướng đầu tư:

- Các dịch vụ giá trị gia tăng:

+ Đầu tư các hệ thống cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng tại công ty VASC; hoàn thiện và mở rộng hệ thống iPTV.

+ Đầu tư các dịch vụ giá trị gia tăng băng rộng tại VDC: e-learning, security, e- meeting, hosting, e-conmerce.

+ Đầu tư các dịch vụ giá trị gia tăng trên nền di động tại công ty VMS, Vinaphone. + Đầu tư hệ thống SPD tại VNP, VMS, VDC, VASC để tạo cơ sở hạn tầng phát triển dịch vụ giá trị gia tăng.

+ Đầu tư mở rộng, kết nối các hệ thống iP contact center tại 3 trung tâm Hà Nội, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh nhằm cung cấp các dịch vụ được tốt hơn nữa.

- Thông tin di động:

+ Đầu tư nâng cấp và hoàn thiện hệ thống mạng 3G, phát triển rộng rãi mạng 3G trên khắp cả nước.

+ Đầu tư cơ sở hạ tầng để tăng diện phủ sóng trên cả nước.

+ Đầu tư thiết bị công nghệ nhằm tăng chất lượng sóng, chống nghẽn mạng trong các ngày lễ, dịp đặc biệt.

- Dịch vụ băng rộng, NGN: Đầu tư nâng dung lượng, nâng cấp các mạng và hệ thống mới.

- Dịch vụ điện thoại cố định:

+ Đầu tư mới ở các khu công nghiệp, khu đô thị mới, khu tái định cư nhằm chiễm lĩnh thị trường.

+ Sắp xếp, nâng cấp, tối ưu hóa năng lực mạng hiện có.

+ Cấp vốn để từng bước tách cột cáp treo khỏi cột đang thuê của điện lực. - Đầu tư các hệ thống quản lý mạng lưới và dịch vụ khách hang.

- Đầu tư các dự án kiến trúc, công trình phụ trợ….

3.3. Giải pháp:

- Chuyển dần từ mạng tập trung sang mạng phân tán; đề xuất các phương án cải tạo sửa chữa nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, và tối ưu hoá mạng lưới theo lộ trình cho từng giai đoạn cụ thể phù hợp với từng khu vực, và địa bàn các đơn vị quản lý. Mục đích đưa ra các tuyến phố không có cáp và dây thuê bao treo trên cột.

- Tiếp tục đổi mới công tác quản lý đầu tư; tăng cường phân cấp trong quản lý đầu tư, tăng cường kiểm tra, giám sát. Tổ chức thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật, văn bản quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, đấu thầu.

- Xây dựng và công khai tiến độ đầu tư các dự án, đầu tư thiết bị ngay từ đầu năm để các đơn vị cơ sở chủ động trong việc phát triển mạng lưới, kinh doanh các dịch vụ.

- Khảo sát tìm địa điểm lắp đặt các trạm BTS; đối với những điểm đã có BTS của các doanh nghiệp khác, khảo sát dựa vào vị trí BTS của các DN đang khai thác; đẩy nhanh tiến độ khảo sát, thiết kế, thi công lắp đặt phấn đấu đến hết năm 2010 tất các các xã đều có BTS.

- Xây dựng mới trụ sở, sửa chữa nhà làm việc của các Trung tâm viễn thông, Trung tâm Tin học, Trung tâm Dịch vụ khách hàng.

- Cải tạo nhằm nâng cao mạng cáp trên phạm vi toàn tỉnh. Xây dựng mạng cáp quang MAN- E.Đầu tư các tuyến quang tạo rinh và hoàn chỉnh các tuyến quang đã và đang triển khai theo dự án.

- Tiếp nhận đầu tư bổ xung khoảng 30 điểm IP- DSLAM, đầu tư mạng cáp quang tới toàn bộ công sở khu vực thành phố, thị trấn làm cơ sở để triển hai mạng G-PON.

2.4 – ĐÁNHGIÁCÔNGTÁCĐẦUTƯVÀQUẢNLÝĐẦUTƯ:...26

2.4.1: Những thành tựu đạt được:...26

2.4.2: Những mặt còn tồn tại:...26

2.4.3: Nguyên nhân:...28

3.1. PHƯƠNGHƯỚNGNHIỆMVỤTRONGNĂM 2010:...29

3.2. ĐỊNHHƯỚNGĐẦUTƯ:...29

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác quản lý hoạt động đầu tư tại Viễn Thông Lạng Sơn. (Trang 26 - 32)