0
Tải bản đầy đủ (.docx) (77 trang)

(Nghiên cứu về tình hình bệnh cấp tín hở thôn Thủ Lễ 2 – xã Quảng Phước.)

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: ĐIỀU TRA VỀ VẤN ĐỀ AN SINH XÃ HỘI Ở XÃ QUẢNG PHƯỚC (Trang 39 -51 )

- Đề nghị phương pháp: + Hạn chế muố

(Nghiên cứu về tình hình bệnh cấp tín hở thôn Thủ Lễ 2 – xã Quảng Phước.)

I. Đặt vấn đề :

Kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần được nâng cao nên nhu cầu dịch vụ y tế được đề cập đến nhiều và bệnh cấp tính là một mối quan tâm hàng đầu vì có thể gây tử vong nếu không xử trí kịp thời.

Bệnh cấp tính thường xảy ra trong thời gian rất ngắn, các triệu chứng rất ồ ạt, ví dụ như: viêm ruột thừa cấp nếu không phát hiện kịp thời có thẻ gây vỡ ruột thừa dẫn đến viêm phúc mạc, hậu quả biến chứng rất nặng có thể tử vong. Các triệu chứng trong bệnh cấp tính xuất hiện < 4 tuần. Nguyên nhân gây ra bệnh cấp tính thường đa dạng, xảy ra ở mọi lứa tuổi, cả nam lẫn nữ có thể do tác động của môi trường như thời tiết thay đổi, môi trường, ăn uống… cũng có thể không rõ yếu tố làm dễ hay nguyên nhân. Chính vì vậy nên tỉ lẹ bệnh cấp tính ngày càng cao. Để tránh được các biến chứng xảy ra thì cần phải phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Nhận thấy tầm quan trọng của bệnh cấp tính nên chúng tôi tiến hành nghiên cứu, đánh giá tình trạng bệnh cấp tính theo độ tuổi ở thôn Thủ Lễ 2, xã Quãng Phước với 3 mục tiêu:

1. Đánh giá tình trạng bệnh cấp tính

2. Đánh giá một số yếu tố nguy cơ của bệnh cấp tính

3. phân tích chi phí điều trị trực tiếp cho bệnh nhân mắc những bệnh cấp tính

II. Đối tượng, địa điểm và phương pháp nghiên cứu:

1. Đối tượng, địa điểm và thời gian:

Đối tượng tham gia: người dân ở độ tuổi 16-30 ở thôn Thủ Lễ 2, xã quảng phước huyện Quảng Phước, huyện Quảng Điền, Tỉnh Thừa Thiên Huế đồng ý tham gia trả lời phỏng vấn bộ câu hỏi được soạn sẵn, ngoại trừ những người : thiểu năng trí tuệ, bệnh lý tâm thần kinh.

Địa điểm: thôn Thủ Lễ 2, xã Quảng Phước, Huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Quảng Điền là một huyện đồng bằng nằm ở phía bắc của tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Phía đông và nam giáp thị xã Hương Trà

- Phía tây và tây bắc giáp huyện Phong Điền.

- Phía bắc và đông bắc giáp Biển Đông.

- Toàn huyện có 10 xã và 1 thị trấn với tổng diện tích toàn huyện khoảng 163.000 km2, dân số trung bình 85.538 người, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,13%.

Năm cách 1km về phía tây của trung tâm huyện là xã Quảng Phước, xã được thành lập từ năm 1997 với diện tích 12,88km2, và dân số là 7311 người (1999) mật độ dân số đạt 568 người/ 1km2. Nằm ở hạ lưu sông bồ, phía tây bắc tiếp giáp với thị trấn Sịa. Tây nam giáp với xã Quảng Vinh, đông nam tiếp giáp với xã Quảng Thọ, đông bắc tiếp giáp với xã Quảng An. Toàn xã có 8 thôn, bao gồm cả Thủ Lễ 1, Thủ Lễ 2, Thủ Lễ 3.

Thủ Lễ 2 là một trong hai trung tâm của xã. Đại đa số người dân đều sống bằng nghề nông và buôn bán nhỏ, ngoài ra còn có thợ nề, thợ điện và một số cán bộ nhà nước và tư nhân. Tuy lũ lụt hạn hán thường xuyên xảy ra, đã mang lại cho người dân trong thôn không ít vất vả, nhưng với bản tính cần cù chăm chỉ chịu thương chịu khó nên đời sống người dân tương đối khá hơn nhiều so với các thôn khác trong xã, mọi người đều được đi học, vì vậy dịch vụ y tế cũng phát triễn, con người quan tâm đến sức khỏe nhiều hơn.

Thời gian nghiên cứu: từ 29/12/2014 – 10/01/2015 2. phương pháp nghiên cứu:

- Thiết kế nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu cắt ngang. - Cỡ mẫu :

Với n cỡ mẫu tối thiểu hợp lý : γ = 1,96 ứng với độ tin cậy 95 % c= 0,05

Tuy nhiên trong đợt thực tập cộng đồng đợt này, chúng em tập trung nghiên cứu toàn bộ quần thể dân cư ở đây cho nên n= 1351

Lý do chọn phương pháp này: Quần thể nghiên cứu nhỏ, khu trú có thể áp dụng phương pháp này. Phương pháp đảm bảo tính khách quan.

Các tiêu chí đánh giá:

- Đánh giá tình hình bệnh cấp tính xảy ra trong vòng 4 tuần qua.

a. Biết được thế nào là bệnh cấp tính

b. Mức độ nguy hiểm của từng bệnh

c. Thái độ xử trí khi có bệnh xảy ra

Một số kiến thức dùng trong tìm hiểu về bệnh cấp tính: a. Bệnh cấp tính là gì?

Bệnh thường khởi phát đột ngột với các triệu chứng nặng. Kết quả của quá trình bệnh cấp tính có thể là quá trình phục hồi ổn định hoặc là chuyển sang các bệnh mạn tính hoặc tử vong. Ví dụ như viêm phổi hay viêm ruột thừa.

Bất cứ tình trạng bệnh với khởi phát đột ngột, đau dữ đội hay tràm trọng và kết thúc trong một khoảng thời gian ngắn.

Bất cứ tình trạng nào như nhiễm khuẩn, chấn thương, gãy xương trong một thời gian ngắn. các bệnh cấp tính thường đáp ứng tốt với điều trị, thường phục hồi hoàn toàn.

c. cách xử trí bệnh cấp tính?

Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ và thực hiện chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lí. Trường hợp nặng thì phải theo dõi chặt chẽ dấu hiệu sinh tồn để xử trí kịp thời.

3.Kỹ thuật thu thập thông tin:

Phương pháp: phỏng vấn trực tiếp người dân

Công cụ: bộ câu hỏi về thông tin chung và 5 cấu hỏi về tình hình bệnh tật trong 4 tuần gần đây.

d. xử lí số liệu:

Phần mềm sử dụng Microsoft excel

Bảng 2x2 Có mắc bệnh Không mắc bệnh Tổng Phơi nhiễm a c a+c Không phơi

nhiễm

b d b+d Tổng a+b c+d a+b+c+d Test thống kê

Trong đó Nt= a+b+c+d Só sánh với χ2 (0,05) = 3,84

Giả sử ta có 2 biến ngẫu nhiên X và Y: (X1, Y1) (X2, Y2) ……(Xn, Yn)

Giả thiết H0: X và Y độc lập với nhau

Đối thiết H1: X và Y không độc lập với nhau

Nếu tính được P< 0,05 thì chấp nhận giả thiết H0 và bác bỏ H1

Nếu tính được P>0,05 thì chấp nhận đối thiết H1 và bác bỏ H0

III. Kết quả - Bàn luận:

a. Kết quả:

Có bệnh Không bệnh Tổng Nam 39 628 667 Nữ 43 641 684 Tổng 82 1269 1351 H0 có sự liên quan giữa mắc bệnh cấp tính và giới

χ2= 0,055+ 0,004+ 0,053+ 0,03 = 0,115 < 3,841  bác bỏ giả thiết H0

Nhận xét: - Không có sự liên quan giữa mắc bệnh cấp tính và giới. -tỷ lệ mắc bệnh cấp tính ở nam và nữ tương đối bằng nhau.

Bảng II: Mối liên quan giữa mắc bệnh cấp tính và tuổi

Tuổi Có bệnh Không bệnh Tổng Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % < 15 tuổi 26 11,9 3 192 88,07 218 15- 60 tuổi 37 4,43 799 95,57 836 >60 tuổi 20 9,71 186 90,29 206 Tổng 82 127 9 1351 Giả thiết H0 có sự liên quan giữa mắc bệnh cấp tính và tuổi

χ2= 12,33 +3,73 +4,5 +0,8 +0,72 +0,29 =22,37 >3,841  không bác bỏ giả thiết H0

- Tỷ lệ trẻ em dưới 15 tuổi và người già trên 60 tuổi mắc bệnh gấp 5 lần người lớn từ 15-60 tuổi. Bảng III bệnh cảm cúm và mức độ nặng trong cộng đồng : Mức độ nặng Cảm cúm Khác Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Độ I 38 63,33 9 40,91 Độ II 13 21,67 8 36,36 Độ III 9 15 5 22,73 Tổng 60 ( 73,17) 100 22( 26 ,83) 100

Biểu đồ II:Bệnh cảm cúm và mức độ nặng trong cộng đồng

Nhận xét: - cảm cúm chiếm tỷ lệ cao trong số các bệnh cấp tính trong 4 tuần vừa qua

Bảng IV :Mối liên quan giữa mức dộ nặng của bệnh và tuổi tác Tuổi Mức độ nặng <15 15-60 >60 Tổng Nhẹ 14 19 14 47 Vừa 7 6 8 21 Nặng 3 6 2 11 Tổng 24 31 24 79

Biểu đồ III: Mối liên quan giữa mức dộ nặng của bệnh và tuổi tác

Nhận xét: Số lượng người bị mắc bệnh trong 4 tuàn qua ở cả ba lứa tuổi xấp xỉ nhau

Tỷ lệ mắc bệnh ở mức độ nhẹ chiếm tỷ lệ cao nhất

Bệnh Cách Xử trí Cảm cúm Khác Tổng Đi bệnh viện 39 16 55 Không đi bệnh viện 21 6 27 Tổng 60 22 82 Nhận xét : Tỷ lệ đi bệnh viện gần gấp đôi tỷ lệ không đi bệnh viện.

Bảng VI : Mức độ của bệnh và cách xử trí Mức độ Xử trí Nặng Vừa Nhẹ Tổng Đi bệnh viện 12 19 26 57 Không đi bệnh viện 2 3 20 25 Tổng 14 22 46 82 Biểu đồ IV Mức độ của bệnh và cách xử trí

Nhận xét: tỷ lệ đi bệnh viện tăng lên cùng mức độ bệnh.

IV. kết luận và đề nghị:

Qua báo cáo phân tích, chúng tôi nhận thấy bệnh cấp tính thường xảy ra ở lứa tuôi nhỏ hơn 15 tuổi và lớn hơn 60 tuổi, hai giới mắc bệnh như nhau trong đó cảm cúm chiếm tỷ lệ cao nhất. Điều này cũng phù hợp với điều kiện thời tiết hiện

tại, nhiệt độ xuống thấp và kéo dài, những người già lớn hơn 60 tuổi và trẻ em nhỏ hơn 15 tuổi do sức đề kháng yếu nên nguy cơ mắc bệnh cao. Trong đó bệnh chủ yếu mức độ nhẹ và vừa. Người dân dã có ý thức tốt chăm sóc sức khỏe bản thân. Đa số tự giác đi khám chữa bệnh tại trại y tế hoặc trung tâm y tế huyện, Một số ít tự mua thuốc về sử dụng. trình đọ dân trí cao có tác động tích cực đối với việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng

Có nhiều yếu tố nguy cơ và nguyên nhân dẫn đến bệnh cấp tính: môi trường sống, môi trường làm việc bị ô nhiễm, nghề nghiệp, tuổi, chế độ ăn uống. nên để phòng tránh và điều trị bệnh thì phải loại bỏ yếu tố nguy cơ trước. Tuy vậy, tử vong do bệnh cấp tính có thẻ không tránh khỏi nếu không được điều trị kịp thời.

Bệnh cấp tính ảnh hưởng đến sinh hoạt lao động, tiền bạc của người dân. Nếu không được điều trị kịp thời, sẻ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: viêm ruột thừa nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẻ gây ra biến chứng viêm phúc mạc, cảm cúm ở phụ nữ mang thai có thể ảnh hưởng đến thai có thể gây sẩy thai hoặc vô sinh sau này.

Vì đời sống của người dân ở đây đa phần là làm nông, mức thu nhập của họ chủ yếu dựa vào những cây lương thực do họ trồng ra nên thu nhập bình quân đầu người không mấy cao, số hộ có điều kiện kinh tế trung bình chiếm

Vì vậy để giảm bớt kinh phí điều trị và các biến chứng xảy ra nên tổ chức thông tin tuyên truyền công cấp những kiến thức cần thiết để người dân hiểu rõ về bệnh cấp tính và sự nguy hiểm của bệnh để khi có triệu chứng phải đi khám ngay. Giải thích cho người dân biết tầm quan trọng của bảo hiểm y tế. để tất cả mọi người đều mua bảo hiểm.

BỘ MÔN

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: ĐIỀU TRA VỀ VẤN ĐỀ AN SINH XÃ HỘI Ở XÃ QUẢNG PHƯỚC (Trang 39 -51 )

×