Mùa khô bắt đầu từ tháng 3 tới tháng 8, tác giả chọn tháng 5 là tháng đại diện cho mùa khô vì đây là tháng có lượng mưa tương đối thấp, lưu lượng nước sông nhỏ, chỉ hình thành dưới dạng những lạch nước có độ sâu thấp nên rất khó khăn trong việc lấy số liệu. Mặt khác, chuỗi số liệu đo từ các chuyến khảo sát trong tháng này được xem như các yếu tố đại diện cho mùa khô. Số liệu đầu vào cho mô hình tính toán lan truyền vật chất ô nhiễm được lấy từ chuyến khảo sát vào tháng 5/201. Thời gian tính toán trong mô hình bắt đầu từ 1/5/2011 – 30/5/2011.
Đặc điểm động lực
Qua kết quả tính toán trong khoảng thời gian một tháng cho thấy rằng trường dòng chảy có sự biến động mạnh cả về hướng và tốc độ trong một chu kỳ ngày đêm.
Quá trình triều lên và triều xuống đều diễn ra một cách rõ ràng vào thời điểm dòng chảy cực đại. Trong một chu kỳ ngày đêm, khi triều lên, dòng chảy có hướng từ cửa vịnh chảy theo hướng Bắc lên phía đầm Thủy Triều và chảy theo hướng tây nam sang phía bờ tây vịnh chính. Trong khoảng thời gian triều lên, tại thời điểm đổi pha triều, dòng chảy tương đối nhỏ trên toàn vịnh. Khoảng thời gian sau đó có sự xuất hiện xoáy nghịch cục bộ tại phía cửa vịnh. Thời gian triều xuống, dòng chảy có hướng ngược lại, nước từ hai phía đầm Thủy Triều và bờ tây vịnh chính chảy trở về và thoát ra cửa vịnh.
45
Hình 3.8: Phân bố trường dòng chảy tại cửa vịnh, kỳ triều cường, pha triều lên (mùa khô)
46
Hình 3.9: Phân bố trường dòng chảy tại cửa vịnh, kỳ triều cường, pha triều xuống (mùa khô)
47
Hình 3.10: Phân bố trường dòng chảy tại cửa vịnh, kỳ triều kiệt, pha triều lên (mùa khô)
48
Hình 3.11: Phân bố trường dòng chảy tại cửa vịnh, kỳ triều kiệt, pha triều xuống (mùa khô)
49
Hình 3.12: Phân bố trường dòng chảy tại đầm Thủy Triều, kỳ triều cường, pha triều lên (mùa khô)
50
Hình 3.13: Phân bố trường dòng chảy tại đầm Thủy Triều, kỳ triều cường, pha triều xuống (mùa khô)
51
Hình 3.14: Phân bố trường dòng chảy tại đầm Thủy Triều, kỳ triều kiệt, pha triều lên (mùa khô)
52
Hình 3.15: Phân bố trường dòng chảy tại đầm Thủy Triều, kỳ triều kiệt, pha triều xuống (mùa khô)
53
Đặc điểm phân bố các chất gây ô nhiễm
Có thể thấy rằng, vào mùa khô, tuy quá trình động lực, dòng chảy rất mãnh liệt, quá trình bình lưu, khuyếch tán diễn ra rất mạnh mẽ nhưng cũng là mùa cao điểm của các hoạt động kinh tế ven bờ diễn ra sôi động. Nồng độ các chất gây ô nhiễm tăng lên một cách nhanh chóng và trải dài trên diện rộng. Từ các nguồn phát, các chất theo dòng chảy tràn theo 2 hướng dòng chảy khi triều lên và xuống là rất rõ ràng. Các nguồn phát cũng hình thành một cách rõ nét trên bức tranh truyền tải, phát tán các chất ô nhiễm. Sự phân tán, truyền tải các chất biến đổi theo chu kỳ triều ngày và chu kỳ triều tháng. Kỳ triều cường, khi triều lên, dòng chảy có hướng từ nam - bắc và đông bắc – tây nam. Tại các nguồn phát các chất gây ô nhiễm có xu hướng bị dồn vào vùng ven bờ tây và dồn lên phía cửa đầm Thủy Triều. Ngược lại, khi triều xuống, dòng chảy có hướng từ bắc – nam và tây nam – đông bắc, với sự tác động của hướng gió đông nam, dòng vật chất theo dòng xoáy nghịch chạy dọc bờ tây rồi tràn ra phía ngoài cửa vịnh. Vùng cửa đầm Thủy Triều cũng nằm trong xu thế này và nhờ vậy áp lực của các chất gây ô nhiễm từ nguồn phát lên vùng ven bờ phía tây và vùng cửa đầm Thủy Triều giảm đáng kể. Xét chung trên cả thời kỳ triều cường, phạm vi ảnh hưởng của các thành phần vật chất không ảnh hưởng sâu sắc đến khu vực đầm Thủy Triều, nhưng có ảnh hưởng rõ nét đến toàn khu vực vịnh chính, đặc biệt khu vực cửa vịnh lúc này lại đóng vai trò vô cùng trong việc giải phóng các chất gây ô nhiễm ra khỏi vịnh.
Vào kỳ triều kiệt, hoạt động triều yếu nên quá trình động lực diễn ra trên khu vực này cũng yếu hơn so với quá trình động lực trong kỳ triều cường. Trong cả hai giai đoạn triều lên và triều xuống, quá trình khuếch tán và truyền tải vật chất từ các nguồn thải chỉ ảnh hưởng ở khu vực xung quanh với bán kính không vượt quá 2km. Quy mô ảnh hưởng của vật chất ô nhiễm từ các nguồn thải đến toàn khu vực vịnh trong kỳ này nhỏ hơn quy mô ảnh hưởng của nguồn thải trong kỳ triều cường. Nhưng chính yếu tố này làm nảy sinh vấn đề là các chất không được khuyếch tán đi, chỉ loanh quanh tại khu vực nguồn phát, do đó dễ dẫn đến tai biến môi trường cục bộ. Bức tranh chung trong thời kỳ này là nồng độ các chất thấp trên toàn vịnh nhưng tăng nhanh tại các khu vực nguồn phát và các vùng xung quanh, khả năng
54
trao đổi nước từ trong đầm Thủy Triều ra ngoài bị hạn chế. Do đó không tạo điều kiện giải phóng các chất ra ngoài cửa vịnh.
Hình 3.16: Phân bố nồng độ BOD vùng nghiên cứu mùa khô, tháng 5/2011, kỳ triều cường, lúc triều lên
55
Hình 3.17: Phân bố nồng độ BOD vùng nghiên cứu mùa khô, tháng 5/2011, kỳ triều cường, lúc triều xuống
56
Hình 3.18: Phân bố nồng độ NH3 vùng nghiên cứu mùa khô, tháng 5/2011, kỳ triều cường, lúc triều lên
57
Hình 3.19: Phân bố nồng độ NH3 vùng nghiên cứu mùa khô, tháng 5/2011, kỳ triều cường, lúc triều xuống
58
Hình 3.20: Phân bố nồng độ NO3 vùng nghiên cứu mùa khô, tháng 5/2011, kỳ triều cường, lúc triều lên
59
Hình 3.21: Phân bố nồng độ NO3 vùng nghiên cứu mùa khô, tháng 5/2011, kỳ triều cường, lúc triều xuống
60
Hình 3.22: Phân bố nồng độ PO4 vùng nghiên cứu mùa khô, tháng 5/2011, kỳ triều cường, lúc triều lên
61
Hình 3.23: Phân bố nồng độ PO4 vùng nghiên cứu mùa khô, tháng 5/2011, kỳ triều cường, lúc triều xuống
62
Hình 3.24: Phân bố nồng độ DO vùng nghiên cứu mùa khô, tháng 5/2011, kỳ triều cường, lúc triều lên
63
Hình 3.25: Phân bố nồng độ DO vùng nghiên cứu mùa khô, tháng 5/2011, kỳ triều cường, lúc triều xuống
64
Hình 3.26: Phân bố nồng độ BOD vùng nghiên cứu mùa khô, tháng 5/2011, kỳ triều kiệt, lúc triều lên
65
Hình 3.27: Phân bố nồng độ BOD vùng nghiên cứu mùa khô, tháng 5/2011, kỳ triều kiệt, lúc triều xuống
66
Hình 3.28: Phân bố nồng độ NH4 vùng nghiên cứu mùa khô, tháng 5/2011, kỳ triều kiệt, lúc triều lên
67
Hình 3.29: Phân bố nồng độ NH4 vùng nghiên cứu mùa khô, tháng 5/2011, kỳ triều kiệt, lúc triều xuống
68
Hình 3.30: Phân bố nồng độ NO3 vùng nghiên cứu mùa khô, tháng 5/2011, kỳ triều kiệt, lúc triều lên
69
Hình 3.31: Phân bố nồng độ NO3 vùng nghiên cứu mùa khô, tháng 5/2011, kỳ triều kiệt, lúc triều xuống
70
Hình 3.32: Phân bố nồng độ PO4 vùng nghiên cứu mùa khô, tháng 5/2011, kỳ triều kiệt, lúc triều lên
71
Hình 3.33: Phân bố nồng độ PO4 vùng nghiên cứu mùa khô, tháng 5/2011, kỳ triều kiệt, lúc triều xuống
72
Hình 3.34: Phân bố nồng độ DO vùng nghiên cứu mùa khô, tháng 5/2011, kỳ triều kiệt, lúc triều lên
73
Hình 3.35: Phân bố nồng độ DO vùng nghiên cứu mùa khô, tháng 5/2011, kỳ triều kiệt, lúc triều xuống