Tai treo

Một phần của tài liệu Thiết kế hệ thống xử lý khí thải SO2 từ lò hơi bằng thiết bị tháp hấp thụ (tháp đệm) công suất 12000m3/ngày doc (Trang 52 - 58)

II. TÍNH CHIỀU CAO THÁP HẤP THỤ

11.Tai treo

- Chọn tháp có 4tai treo, vật liệu làm tai treo là thép CT3 - Tải trọng đặt lên một tai treo:

= =

4

P

G 62146,35 N

- Chọn tải trọng cho phép trên một tai treo G=8,104

N

o Theo bảng XIII.36 - trang 438 - Sổ tay quá trình và thiết bị hóa chất tập 2, ta có các thông số của tai treo như sau:

Tải trọng cho phép trên một tai treo G.104, N Bề mặt đỡ F.104, m2 Tải trọng cho phép lên bề mặt đỡ q.10- 6 N/m2 L B B1 H S l a d Khối lượng tai treo, kg mm 8,0 639 1,25 270 240 240 420 14 120 25 34 21,5

CHƯƠNG V: TÍNH TOÁN GIÁ THÀNH

Vật liệu Loại Số lượng Đơn giá

(Ngàn đồng) Thành tiền (Ngàn đồng) Thân tháp Thép X18H10T dày 8mm 4712,12(kg) 60 282727 Đáy và nắp Thép X18H10T dày 12mm 1474,6(kg) 60 88476 Bích Thép X18H10T Thép CT3 180(kg) 361(kg) 60 12 10800 4332 Chân đỡ Thép CT3 100(kg) 12 1200 Tai treo Thép CT3 21,5 x 4(kg) 12 1032 Ống dẫn khí Thép X18H10T 20m 60 1200 Ống dẫn lỏng PVC 30m 80 2400

Máy bơm nước 2 x 40Hp 700/Hp 56000

Quạt - động cơ 2Hp 600/Hp 1200

Máy khuấy 1 5000

Bể lắng 1 10000

- Tiền vật tư: 464367000 VNđ.

- Chi phí gia công, lắp đặt: 30% chi phí vật tư = 139310000Vnđ - Vậytổng chi phí ước tính khoảng 604triệu VNđ.

CHƯƠNG VI: KẾT LUẬN

- Khí SO2 là loại khí độc có khả năng gây tác động xấu đến sức khỏe của con người cũng như gây ô nhiễm môi trường.

- Khí SO2 không chỉ được thải ra từ lò hơi mà còn từ nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Chính vì vậy mà phương pháp xử lí SO2 bằng tháp hấp thụ (tháp đệm) còn có thể được áp dụng rộng rãi trong việc xử lí khí SO2 từ các nguồn thải khác nhau.

a. Nhận xét về phương pháp hấp thụ

Ưu điểm:

- Rẻ tiền, nhất là khi sử dụng H2O làm dung môi hấp thụ…Các khí độc hại như SO2, HCl, HF…có thể được xử lí rất tốt với phương pháp này. - Có thể sử dụng kết hợp khi cần rửa khí làm sạch bụi, trong khi khí thải

có chứa cả bụi và các khí độc hại mà các chất khí này có khả năng tan tốt trong nước rửa.

Nhượcđiểm:

- Hiệu suất làm sạch không cao, hệ số làm sạch giảm khi nhiệt độ dòng khí cao nên không thể dùng xử lí các dòng khí có nhiệt độ cao.

- Quá trình hấp thụ là quá trình tỏa nhiệt nên khi thiết kế, xây dựng và vận hành hệ thống, nhiều trường hợp phải lắp thêm thiết bị trao đổi nhiệt trong tháp hấp thụ để làm nguội thiết bị. Như vậy thiết bị sẽ trở nên cồng kềnh và phức tạp.

- Dễ xảy ra hiện tượng ngập lụt trong tháp nếu ta điều chỉnh mật độ tưới của pha lỏng không tốt.

- Khi chất khí cần xử lí không có khả năng hòa tan tốt trong nước thì việc lựa chọn dung môi sẽ rất khó khăn.

b. Tháp hấp thụ (tháp đệm) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thường được sử dụng trong môi trường ăn mòn, tỉ lệ lỏng / khí lớn, cho hiệu suất cao, dễ chế tạo và dễ vận hành, xử lí được các loại khí ở nồng độ cao…

Tháp cần thỏa mãn những yêu cầu sau:

- Hiệu quả và có khả năng cho khí đi qua. - Trở lực thấp.

- Kết cấu đơn giản và vận hành thuận tiện.

- Không bị tắc nghẽn bởi cặn sinh ra trong quá trình hấp thụ.

c. Vật liệu đệm

- Có diện tích bề mặt riêng lớn, độ rỗng lớn để giảm trở lực cho pha khí. - Vật liệu chế tạo đệm phải có khối lượng riêng nhỏ và bền hóa học

d. Vật liệu chế tạo tháp hấp thụ

- Do phải làm việc trong môi trường ăn mòn nên vật liệu chế tạo tháp được sử dụng là thép không gỉ hay các loại thép hợp kim đặc biệt do chúng có tínhchống ăn mòn cao.

e. Lựa chọn dung môi

- Độ hòa tan chọn lọc:chỉ hòa tan tốt cấu tử cần tách ra khỏi hỗn hợp khí mà không hòa tan các cấu tử còn lại hoặc hòa tan không đáng kể.

- Độ bay hơi tương đối:dung môi nên có áp suất hơi thấp

- Tính ăn mòn của dung môi: dung môi nên có tính ăn mòn thấp. - Chi phí:dung môi rẻ và dễ tìm

- Độ nhớt: dung môi có độ nhớt thấp sẽ tăng tốc độ hấp thu, độ giảm áp thấp và truyền nhiệt tốt, cải thiện điều kiện ngập lụt trong tháp.

- Nhiệt dung riêng:thấp để ít tốn nhiệt khi hoàn nguyên dung môi.

- Nhiệt độ sôi:khác xa nhiệt độ sôi của chất hòa tan sẽ dễ tách các cấu tử ra khỏi dung môi

f. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hấp thụ

Ảnh hưởng của nhiệt độ

- Khi các diều kiện khác không đổi mà nhiệt độ tháp tăng thì giá trị của hệ số Henry tăng, đường cân bằng dịch chuyển về trục tung.

- Nếu đường làm việc không đổi mà nhiệt độ tăng thì động lực truyền khối sẽ giảm, do đó tốc độ truyền khối sẽ giảm.

- Tuy nhiên, nhiệt độ tăng cũng có lợi vì độ nhớt của dung môi giảm (trong trường hợp trở lực khuếch tán nằm trong pha lỏng).

Ảnh hưởng của áp suất

- Khi các diều kiện khác không đổi mà áp suất trong tháp tăng thì giá trị của hệ số Henry giảm, đường cân bằng dịch chuyển về trục hoành. Vì vậy, nếu tăng áp suất thì quá trình truyền khối sẽ tốt hơn vì động lực lớn hơn.

- Tuy nhiên, việc tăng áp suất sẽ kèm theo tăng nhiệt độ.

- Ngoài ra, sự tăng áp suất cũng cũng gây khó khăn trong việc chế tạo và vận hành thiết bị.

- Chính vì vậy mà trong thiết kế và vận hành, ta cần phải quan tâm đến

các thông số nhiệt độ và áp suất để đảm bảo quá trình hấp thụ có hiệu quả cao và thiết bị hoạt động an toàn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Quá trình và thiết bị công nghệ hóa học và thực phẩm, tập 1 – Khuấy, Lắng lọc – Nguyễn Văn Lụa – NXB ĐHQG Tp.HCM

2. Quá trình và thiết bị công nghệ hóa học và thực phẩm, tập 3 – Truyền khối (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

– Vũ Bá Minh – NXB ĐHQG Tp.HCM

3. Ô nhiễm không khí và xử lí khí thải, tập 3 – Lý thuyết tính toán và công nghệ xử lí khí độc hại – Trần Ngọc Chấn – NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội.

4. Kỹ thuật xử lí khí thải công nghiệp – Phạm Văn Bôn – Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM

5. Quá trình và thiết bị công nghệ hóa học và thực phẩm - Bài tập Các quá trình cơ học– Nguyễn Văn Lục, Hoàng Minh Nam – NXB ĐHQG Tp.HCM

6. Quá trình và thiết bị công nghệ hóa học và thực phẩm - Bài tập Truyền khối – Trịnh Văn Dũng– NXB ĐHQG Tp.HCM

7. Quá trình và thiết bị công nghệ hóa học và thực phẩm – Bảng tra cứu Quá trình cơ học Truyền nhiệt, truyền khối– NXB ĐHQG Tp.HCM

8. Sổ tay quá trình và thiết bị công nghệ hóa chất, tập 1 – Trần Xoa – NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội.

9. Sổ tay quá trình và thiết bị công nghệ hóa chất, tập 2 – NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội.

10.Tài liệu học tập môn Kỹ thuật xử lí khí thải –Quá trình hấp thụ - CBGD Dư Mỹ Lệ

11.Sổ tay hướng dẫn Xử lí ô nhiễm môi trường trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp – tập 2, Xử lí khói thải lò hơi – Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường Tp.HCM

Một phần của tài liệu Thiết kế hệ thống xử lý khí thải SO2 từ lò hơi bằng thiết bị tháp hấp thụ (tháp đệm) công suất 12000m3/ngày doc (Trang 52 - 58)