Mục tiêu và định hớng phát triển của nền kinh tế giai đoạn từ nay đến năm

Một phần của tài liệu tg264 (Trang 32 - 34)

III. Một số giải pháp nhằm thu hút FDI đáp ứng yêu cầu phát triển của

1. Mục tiêu và định hớng phát triển của nền kinh tế giai đoạn từ nay đến năm

Với những cách tiếp cận khác nhau, dới những tiền đề khác nhau về điểm xuất phát năm 2000 của Việt Nam, mức tăng trởng GDP bình quân năm của các giai đoạn 2001-2010 co giãn trong một khoảng khá rộng tùy thuộc vào các yếu tố nội lực và bối cảnh quốc tế. Các yếu tố sau đây là những nhân tố tích cực thúc đẩy sự tăng trởng cao của đất nớc :

• Thực tiễn 10 năm qua khẳng định tính đúng đắn của đờng lối đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xớng. Tiếp tục đờng lối đổi mới một cách sâu rộng sẽ là tiền đề quan trọng cho sự phát triển đất nớc ta trong những thập kỷ tới.

• Xem xét các yếu tố sản xuất có thể thấy, yếu tố thúc đẩy tăng trởng cao trong giai đoạn 1991-1997 là vốn đầu t. Yếu tố lao động (không tay nghề) đóng góp chủ yếu ở khu vực nông nghiệp và dịch vụ. Hàm lợng khoa học kỹ thuật trong tăng trởng cha cao, nếu có chính sách đầu t đúng để nâng cao hàm lợng này thì đây là một yếu tố tích cực tác động tới tăng trởng cao trong những thập kỷ tới.

• Tiềm lực khu vực dịch vụ, đặc biệt là các dịch vụ sản xuất vẫn còn to lớn • Tạo đợc sự bổ sung lẫn nhau giữa các thành phần kinh tế.

Để tính toán cho các nớc đang phát triển, các chuyên gia quốc tế thờng ớc tính đối với các yếu tố đầu vào: vốn đóng vai trò lớn hơn, từ 60%-70%, lao động đóng góp 30-40%. Khảo sát tình hình tăng trởng của các nớc khu vực trong vòng 30 năm qua cho thấy có thể lấy mức đóng góp của lao động là 35%, của vốn 65% và TFP trong khoảng từ 2% đến 2,5% để mô phỏng cho Việt Nam. Kết quả mô phỏng cho thấy về trung bình mức tăng trởng 7%-8% năm cho giai đoạn 2001-2010 đối với Việt Nam có thể coi là mức cơ sở.

Dựa trên các kết quả phân tích, đánh giá đó Đảng và Nhà nớc đã xác định phơng án tăng trởng cho nền kinh tế đến 2010 với giả thiết hết năm 2000 đất nớc ta về cơ bản đã chặn đợc đà suy giảm tăng trởng; trong giai đoạn đầu đến 2005 các yếu tố nội lực đợc phát huy tốt, các yếu tố ngoại lực ở mức trung bình (tơng ứng với mức tăng trởng vốn cố định khoảng 7% bình quân năm, thu hút lao động thêm vào các ngành kinh tế quốc dân khoảng 2,5% năm và đóng góp của khoa học công nghệ vào tăng trởng khoảng 1,8%), việc thực hiện các thoả thuận AFTA vào năm 2006 có thể hạn chế mức tăng trởng đến 2010. Nhờ chuyển dịch cơ cấu đầu t nên hiệu quả vốn tăng dần. Theo phơng án này,

trong giai đoạn 2001-2005 tốc độ tăng trởng GDP bình quân năm ở mức 7,0%-7,5%. Trong đó, nông nghiệp 3,3%-3,6%, công nghiệp và xây dựng tăng 9%-10%, dịch vụ tăng 6,3%-6,7%. Giai đoạn 2006-2010 tốc độ tăng trởng GDP bình quân năm đạt 7%-7,5%, trong đó, nông lâm ng nghiệp tăng 3,2% - 3,4%, công nghiệp và xây dựng tăng 9,5%-10%, dịch vụ tăng 6,4%-6,8%. Với tốc độ tăng trởng nh trên, đến năm 2005 tỷ trọng các ngành nông lâm ng nghiệp, công nghiệp và xây dựng, dịch vụ trong GDP tơng ứng là 21% - 36,9% - 42,1% và đến 2010 là 17,3% - 39,6% - 43,2%.

Để tăng gấp đôi GDP trong khoảng 10 năm đòi hỏi một nhịp tăng trởng bình quân năm khoảng 7,2% trong cả giai đoạn 2001-2010. Để đạt đợc mục tiêu tăng trởng đã đề ra, Đảng và Nhà nớc ta xác định phải huy động đợc vốn đầu t trực tiếp nớc ngoài khoảng 10-12 tỷ USD cho giai đoạn 2001-2005 và 14-16 tỷ USD giai đoạn 2006-2010. Đây là một nhiệm vụ hết sức khó khăn nhất là trong điều kiện nớc ta đang phải chịu ảnh hởng của khủng hoảng tài chính-tiền tệ khu vực và dòng vốn đầu t nớc ngoài có xu hớng giảm xuống trong những năm gần đây. Tuy nhiên, nếu có những giải pháp đúng đắn và đồng bộ, chúng ta hoàn toàn có khả năng đạt đợc mục tiêu này. Sự ổn định chính trị - xã hội cùng với chính sách nhất quán và lâu dài của Việt Nam trong hội nhập với khu vực và thế giới và những lợithế vốn có về tài nguyên, con ng- ời sẽ vẫn là những thế mạnh của môi trờng đầu t Việt Nam.

Một phần của tài liệu tg264 (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w