4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
3.4.4. Hiệu quả chọn lọc bò đực giống qua con gái
Đánh giá, chọn lọc bò đực giống bằng giá trị giống ước tính về tiềm năng sữa thông qua sản lượng sữa đàn con gái là bước cuối cùng của quy trình kiểm tra chọn lọc bò đực giống sữa HF qua đời sau. Để thấy rõ hiệu quả từng bước chọn lọc của phương pháp kiểm tra đực giống HF qua đời sau, tiềm năng sữa của từng bò đực giống qua từng bước chọn lọc phải được xác định. Tiềm năng sữa của từng cá thể bò đực giống HF được tuyển chọn thông qua từng bước chọn lọc được thể hiện ở bảng 3.21.
Bảng 3.21. Tiềm năng sữa của bò đực giống Holstein Friesian qua 4 bước kiểm tra chọn lọc và hiệu quả qua từng bước
Chỉ tiêu
Tiềm năng sữa ở từng bước chọn (kg/chu kỳ) So sánh qua các bước chọn (%) Đàn sơ tuyển Chọn qua
đời trước Chọn qua bản thân Chọn qua chị em gái Chọn lọc qua con gái Con gái/sơ tuyển Con gái/đời trước Con gái/bản thân Con gái/ Chị em gái Số lượng bò đực giống (con) 35 15 10 6 3 8,57 20,00 30,00 50,00
Tiềm năng sữa của bò bố
(kg/chu kỳ)
13.023,43 13.047,07 13.018,70 13.354,50 14.596,00 112,07 111,87 112,12 107,84 Sản lượng sữa của
mẹ (kg/chu kỳ)
7.313,57 7.448,27 7.614,30 7.936,33 8.289,33 113,34 111,29 108,87 104,45 Tiềm năng sữa của
bò đực giống (kg/chu kỳ)
Như vậy, căn cứ vào kết quả xác định giá trị giống ước tính về tiềm năng sữa thông qua sản lượng sữa lứa đầu của đàn bò con gái đã chọn được 3 đực giống có giá trị giống về tiềm năng sữa cao để đưa vào sản xuất tinh đông lạnh phục vụ công tác phối giống cho đàn bò sữa HF Việt Nam.
Tiềm năng sữa trung bình của 3 bò đực giống được chọn lọc theo giá trị giống ước tính về tiềm năng sữa thông qua sản lượng sữa lứa đầu của đàn con gái này đạt cao, đó là 11.442,67 kg sữa/chu kỳ, cao hơn so với:
- Tiềm năng sữa trung bình của 35 bê đực giống đủ tiêu chuẩn đưa vào tuyển chọn ban đầu (Đàn sơ tuyển) là 1.274,17 kg sữa/chu kỳ, tương ứng làm tăng 12,53%.
- Tiềm năng sữa trung bình của 15 bò đực giống được tuyển chọn qua đời trước là 1.195 kg sữa/chu kỳ, tương ứng làm tăng 11,66% so với đàn được tuyển chọn qua đời trước.
- Tiềm năng sữa trung bình của 10 bò đực giống được tuyển chọn qua bản thân trên 2 chỉ tiêu về khả năng sinh trưởng và sản xuất tinh là 1.126.17 kg sữa/chu kỳ, tương ứng làm tăng 10,92% so với trung bình đàn được đánh giá tuyển chọn bản thân.
- Tiềm năng sữa trung bình của 6 bò đực giống được chọn lọc bằng giá trị giống về tiềm năng sữa thông qua sản lượng sữa lứa đầu của của đàn bò chị em gái là 707,25 kg sữa/chu kỳ, tương ứng làm tăng 6,59% so với trung bình đàn được đánh giá chọn lọc thông qua chị em gái.
Như vậy, thông qua 4 bước của phương pháp kiểm tra bò đực giống chuyên sữa HF qua đời sau: Đời trước, bản thân, chị em gái và con gái cho thấy bước kiểm tra thông qua con gái bò đực giống là hiệu quả nhất, chọn lọc được những bò đực giống có tiềm năng sữa cao, với giá trị giống về tiềm năng sữa cao và độ tin cậy lớn (từ 93,39 đến 93,94%).
Kết quả chỉ ra rằng, nếu chọn lọc bò đực giống HF chỉ thông qua 2 bước đầu: đời trước và bản thân thì chỉ chọn được những bò đực giống có tiềm năng sữa tuy có cao hơn so với không chọn lọc, song mức tăng
không đáng kể: 0,78% và 0,67%, tương ứng. Như vậy, đánh giá bản thân thông qua sinh trưởng và khả năng sản xuất tinh giúp chọn được những bò đực giống có khả năng sinh trưởng phát triển tốt, khả năng sản xuất tinh cao, nhưng không có ý nghĩa nâng cao tiềm năng sữa của bò đực giống HF vì tính trạng sữa không thể hiện ở bò đực giống.
Nếu chọn lọc bò đực giống HF chỉ thông qua 3 bước đầu: đời trước, bản thân và chị em gái, có thể chọn được những bò đực giống đạt khá tốt. Kết quả của bước chọn lọc này đã nâng tiềm năng trung bình đàn bò đực lên cao hơn so với chỉ thực hiện bước đánh giá qua đời trước là 4,76%. Như vậy, nếu dừng chọn lọc tại đây thì tiềm năng sữa của đàn bò đực giống được chọn lọc chưa cao vì giá trị giống về tiềm năng sữa chưa cao so với tổng đàn kiểm tra và độ tin cậy thấp từ 47,03% đến 49,11%. Do vậy, việc cải tiến nâng cao sản lượng sữa đời sau vẫn còn hạn chế, chưa đạt cao vì đực giống được chọn lọc chưa đạt độ chuẩn xác cao.
Vì vậy, chọn lọc bò đực giống HF phải được tiến hành đủ 4 bước. Kết quả chọn lọc đàn bò đực giống HF bằng giá trị giống về tiềm năng sữa thông qua sản lượng sữa lứa đầu của đàn con gái, đã làm tăng tiềm năng sữa của đàn bò đực giống được chọn lọc một cách rõ rệt, làm tăng 12,53% so với đánh giá sơ tuyển qua đời trước, 11,66% so với tuyển chọn qua đời trước và 6,59% so với chọn lọc thông qua chị em gái. Đặc biệt, giá trị giống về tiềm năng sữa của bước đánh giá này có độ tin cậy cao, từ 93,39% đến 94,06%. Độ tin cậy của giá trị giống về tiềm năng sữa ở bước kiểm tra này hơn hẳn so với bước kiểm tra đánh giá thông qua chị em gái (từ 47,03% đến 49,11%), chứng tỏ tính chính xác của bước chọn này cao.
Như vậy, sử dụng những bò đực giống HF được chọn lọc thông qua đầy đủ 4 bước này để sản xuất tinh đông lạnh phối giống cho đàn bò sữa Việt Nam, chắc chắn sản lượng sữa của đàn bò sữa HF con cháu sẽ tăng cao, góp phần làm tăng sản lượng sữa hàng hóa và làm tăng hiệu quả kinh tế của ngành chăn nuôi bò sữa nước ta.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1. KẾT LUẬN
Thông qua hệ phả của 35 bê đực giống Holstein Friesian đạt đầy đủ các tiêu chí làm giống đã tuyển chọn được 15 bê đực giống tốt nhất: tiềm năng sữa cao hơn trung bình đàn là 79,17 kg sữa/chu kỳ, tương ứng 0,78% cao hơn so với đàn đủ tiêu chuẩn được đưa vào kiểm tra qua đời trước để đưa vào bước đánh giá bản thân.
Đánh giá bản thân thông qua khả năng sinh trưởng phát triển và sản xuất tinh của 15 bê đực giống HF đã được tuyển chọn được 10 bò đực giống HF đạt tiêu chuẩn giống tốt nhất, chiếm 66,67%, có tiềm năng sữa cao hơn trung bình đàn được kiểm tra đánh giá thông qua bản thân 0,67% để tiếp tục đưa vào bước kiểm tra đánh giá chọn lọc bò đực giống thông qua sản lượng sữa của chị em gái.
Sử dụng giá trị giống ước tính về tiềm năng sữa thông qua sản lượng sữa đàn chị em gái đã chọn lọc được 6 bò đực giống tốt nhất, chiếm 40% so với đàn bê đực giống được sơ tuyển ban đầu và 60% so với kết thúc bước đánh giá bản thân. Sáu bò đực giống được chọn lọc này có giá trị giống dương cao từ +169,50 kg sữa/chu kỳ đến +319,22 kg sữa/chu kỳ. Tuy độ tin cậy còn thấp (47,03-49,11%), song kết thúc bước chọn lọc này đã chọn được những cá thể có tiềm năng sữa khá cao, làm tăng 4,76% so với kết thúc bước đánh giá thông qua đời trước và tăng 4,06% so với kết thúc bước đánh giá thông qua bản thân.
Kết quả xác định giá trị giống về tiềm năng sữa thông qua sản lượng sữa của đàn con gái của 6 bò đực giống đã chọn được 3 bò đực giống tốt nhất (chiếm 50%), có giá trị giống về tiềm năng sữa dương cao: từ +657,83 kg sữa/chu kỳ đến +851,54 kg sữa/chu kỳ và độ tin cậy cao, biến động từ 93,94% đến 94,06%. Như vậy, thông qua sản lượng sữa của đàn con gái đã
chọn được những bò đực giống có tiềm năng sữa cao: làm tăng 11,66% so với kết thúc bước đánh giá tuyển chọn thông qua đời trước; tăng 10,92% so với kết thúc bước đánh giá tuyển chọn thông qua bản thân và tăng 6,59% so với kết thúc bước chọn lọc qua chị em gái. Hơn nữa, kết quả xác định giá trị giống về tiềm năng sữa thông qua sản lượng sữa đàn con gái có độ tin cậy cao hơn so với đàn bò chị em gái, đó là từ 93,39% đến 94,06% so với từ 47,03% đến 49,11% dẫn đến độ chính xác của chọn lọc cao trong việc truyền khả năng sản xuất sữa cho đời sau.
Như vậy, thực hiện kiểm tra bò đực HF giống thông qua đầy đủ 4 bước của phương pháp kiểm tra qua đời sau: kiểm tra đời trước, bản thân, chị em gái và con gái đã chọn được chính xác những bò đực giống tốt nhất, có tiềm năng sữa cao nhất, góp phần nâng cao sản lượng sữa đàn bò sữa HF và hiệu quả kinh tế của ngành chăn nuôi bò sữa Việt Nam.
2. ĐỀ NGHỊ
Cở sở chăn nuôi bò đực giống HF cần áp dụng quy trình chọn bò đực giống thông qua đầy đủ 4 bước (kiểm tra đời trước, bản thân, chị em gái và con gái) và được thực hiện thường xuyên, liên tục nhằm chọn lọc được những bò đực giống tốt nhất, có tiềm năng sữa cao để sản xuất tinh đông lạnh, cải tạo, nâng cao năng suất, chất lượng đàn bò sữa, mang lại hiệu quả cao cho người chăn nuôi bò sữa.
Khai thác và sử dụng tối đa nguồn gene những bò đực giống đã chọn lọc để góp phần nâng cao sản lượng sữa và hiệu quả kinh tế của ngành chăn nuôi bò sữa Việt Nam.
NHỮNG CÔNG TRÌNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ CÔNG BỐ
1. Phạm Văn Tiềm, Nguyễn Văn Đức và Lê Văn Thông. 2014. Chọn lọc bò đực giống Holstein Friesian thông qua cá thể. Trang: 12-21. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Chăn nuôi. Năm thứ 22 (183). Số: 6-2014.
2. Phạm Văn Tiềm, Nguyễn Văn Đức và Lê Văn Thông. 2014. Chọn lọc bò đực giống Holstein Friesian theo giá trị giống về tiềm năng sữa thông qua sản lượng sữa lứa đầu của đàn chị em gái cùng cha khác mẹ. Trang: 1-9. Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi, Viện Chăn nuôi. Năm thứ chín. Số 48, tháng 6-2014.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt
Nguyễn Văn Bình, Trần Huệ Viên. 2004. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của việc bơm truyền các dạng axit linoleic liên hợp (CLA) đến năng suất và thành phần sữa bò. Trang: 1-4. Tạp chí KHKT Nông nghiệp, trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội. Số: 5-2004.
Bộ Khoa học và Công nghệ. 2012. Tinh bò sữa, bò thịt - Đánh giá chất lượng. TCVN 8925:2012. Trang 6. Tiêu chuẩn Quốc gia
Bộ Nông nghiệp và PTNT. 2003. Tiêu chuẩn nông nghiệp Việt Nam, Tập V, Tiêu chuẩn chăn nuôi, Phần 1- Chăn nuôi thú y. TCVN 3982-85 Trang: 181-188. Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2003.
Bộ Nông nghiệp và PTNT. 2003. Tiêu chuẩn Nông nghiệp Việt Nam, tập V, tiêu chuẩn đánh giá chất lượng tinh bò sữa, bò thịt 10TCN 531- 2002. Trang: 192-194. Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2003.
Bộ Nông nghiệp và PTNT. 2005. Quyết định số 66/2005/QĐ-BNN, ngày 31/10/2005. Ban hành quy định về quản lý và sử dụng bò đực giống. Bộ Nông nghiệp và PTNT. 2008. Quyết định số 1712/QĐ-BNN-CN, ngày
09/6/2008. Phê duyệt các chỉ tiêu kỹ thuật đối với giống gốc vật nuôi. Bộ Nông nghiệp và PTNT. 2011. Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khảo
nghiệm, kiểm định bò giống hướng sữa. QCVN 01-43: 2011/BNNPTNT. Trang 4-5.
Bộ Nông nghiệp và PTNT. 2014. Quyết định 675/QĐ-BNN-CN, ngày 04/4/2014. Phê duyệt các chỉ tiêu định mức kinh tế kỹ thuật cho các đàn giống gốc vật nuôi.
Đinh Văn Cải, Phùng Thị Lâm Dung và Phan Việt Thành. 2001. Ảnh hưởng của thức ăn tinh trong khẩu phần đến năng suất và chất lượng sữa của bò F1 Hà Lan. Trang: 6-7. Tạp chí KHKT Chăn nuôi. Số: 3-2001.
Đinh Văn Cải, Hồ Quế Anh và Nguyễn Văn Trí. 2004. Ảnh hưởng của stress nhiệt lên sinh lý, sinh sản bò lai hướng sữa và bò thuần nhập nội tại khu vực Miền Nam. Báo cáo khoa học chăn nuôi thú y. Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2004.
Đinh Văn Cải. 2008. Một số thông tin về ngành sữa Israel. Từ: http://www.trungtamqlkdg.com.vn/Index.aspx?urlid=newsdetail&itemid=1467). Đinh Văn Cải. 2009. Nuôi bò sữa bằng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh (total mixed
ration – TMR). Trang: 7-11. Tạp chí KHKT Chăn nuôi. Số: 7-2008.
Hà Văn Chiêu. 1996. Nghiên cứu khả năng sản xuất tinh dịch của một số giống bò cao sản nuôi ở Việt Nam. Trang: 11-19. Tạp chí khoa học- công nghệ và quản lý kinh tế. Số: 9-1996.
Hà Văn Chiêu. 1999. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học tinh dịch bò (HF, Zebu) và khả năng sản xuất tinh đông lạnh của chúng tại Việt Nam. Luận án Tiến sỹ Nông nghiệp. Viện Chăn nuôi, 1999.
Cục Chăn nuôi. 2011. Quyết định số 26/QĐ-CN-GSL ngày 15 tháng 03 năm 2011. Phê duyệt Quy trình đánh giá bò đực giống Holstein Friesian qua đời sau.
Lê Xuân Cương. 2002. Những điều cần chú ý khi nuôi bò sữa của Australia. Trang: 14-15. Tạp chí KHKT Chăn nuôi. Số: 4-2002.
Lê Phan Dũng. 2007. Sản xuất thước dây đo thể trọng của bò sữa lai Holstein Friesian. Trang: 18-21. Tạp chí KHKT Chăn nuôi. Số: 5-2007.
Trần Tiến Dũng, Dương Đình Long và Nguyễn Văn Thanh. 2002. Sinh sản gia súc. Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2002.
Nguyễn Quốc Đạt và Nguyễn Thanh Bình. 2005. Khả năng sinh sản và sản xuất của bò Holstein Friesian nhập nội nuôi tại khu vực TP Hồ Chí Minh. Trang: 13-16. Tóm tắt báo cáo khoa học 2004 của Viện Chăn nuôi, tháng 6/2006.
Nguyễn Quốc Đạt và Nguyễn Thanh Bình. 2007. Ảnh hưởng của chất lượng thức ăn thô xanh trong khẩu phần lên năng suất và chất lượng
sữa bò. Báo cáo khoa học viện Chăn nuôi, 2007.
Nguyễn Văn Đức, Trần Trọng Thêm, Phạm Văn Giới, Lê Văn Ngọc, Nguyễn Quốc Đạt và Định Văn Cải. 2004. Chọn tạo bò đực giống lai hướng sữa Việt Nam 3/4 và 7/8 máu HF. Trang: 1259-1260. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Số: 9-2004.
Nguyễn Văn Đức. 2005. Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp kỹ thuật tiên tiến phát triển chăn nuôi bò sữa. Trang: 259-270. Báo cáo nghiệm thu đề tài Độc lập cấp Nhà nước giai đoạn (2003-2005).
Nguyễn Văn Đức, Phạm Văn Giới, Nguyễn Văn Thưởng và Nguyễn Hữu Cường. 2006. Di truyền giống và dinh dưỡng bò sữa. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2006.
Nguyễn Văn Đức. 2008. Giá trị giống của bò HF và HF lai. Báo cáo đề tài trọng điểm cấp Bộ giai đoạn (2006-2010).
Nguyễn Văn Đức, Phạm Văn Giới, Lê Văn Thông và Trần Minh Đáng. 2008. Khả năng sinh trưởng, sinh sản và sản xuất sữa của bò Holstein Frisian nuôi tại công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu. Trang 7-12. Tạp chí Khoa học công nghệ Chăn nuôi. Số 12-2008.
Nguyễn Văn Đức, Trần Trọng Thêm, Phạm Văn Giới, Trần Công Chiến, Lê Văn Thông, Trần Xuân Hoàn, Nguyễn Quốc Đạt, Nguyễn Hữu Lương, Đinh Văn Cải và Trần Minh Đáng. 2011. Nghiên cứu các giải pháp về giống để nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò sữa. Báo cáo tổng kết đề tài cấp Bộ giai đoạn (2006-2010). Nguyễn Văn Đức và Phạm Văn Giới. 2013. Giá trị giống về TNS của bò
HF thông qua SLS chị em gái. Báo cáo đề tài nhánh của đề tài cấp Nhà nước giai đoạn (2009-2013).
Phạm Văn Giới, Nguyễn Văn Đức và Trần Trọng Thêm. 2006. Hệ số di truyền và tương quan di truyền giữa SLS và TLMS của bò Holstein Friesian nuôi ở Việt Nam. Trang: 99-100. Tạp chí Nông nghiệp và
phát triển nông thôn. Số: 2-2006.
Phạm Văn Giới, Nguyễn Văn Đức, Trần Trọng Thêm. 2007. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố cố định đến SLS đàn bò HF lai hạt nhân và Cấp I ở Việt Nam. Trang: 64-75. Tạp chí Khoa học công nghệ Chăn nuôi. Số: 4-2007.