- Phạm Thị Minh Nguyệt (sáng tác)
“Học vì ngày mai lập nghiệp”
hợp với mình hay không, thiếu thông tin cần thiết để làm cơ sở trước khi ra quyết định. Theo kết quả khảo sát thực trạng “Nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh tỉnh Hải Dương”, đa số học sinh lớp 12 thiếu hiểu biết về nghề nghiệp cũng như về đặc điểm bản thân, từ đó dẫn đến việc các bạn có suy nghĩ sai lệch trong việc định hướng nghề nghiệp tương lai.
Việc đầu tiên để thành công trong cuộc sống là mỗi người phải biết lựa chọn nghề nghiệp cho mình phù hợp giữa nguyện vọng, khả năng của bản thân với nhu cầu của xã hội. Để chọn được cho mình một nghề phù hợp, cần chú ý một vài yếu tố sau trước khi ra quyết định:
Mỗi người phải biết tìm hiểu thế giới nghề nghiệp, đặc biệt phải có sự hiểu biết đầy đủ đối với nghề mà các bạn định chọn; sự hiểu biết này bao gồm:
Hiểu biết những yêu cầu của nghề đối với người lao động, hiểu được những chống chỉ định trong nghề, hiểu được môi trường làm việc của nghề đó.
Hiểu biết về thị trường lao động, tức là nắm bắt được nhu cầu của thị trường lao động, là nơi mà các bạn sẽ tham gia lao động sau này, dự đoán được xu hướng phát triển của nghề nghiệp ấy.
Ví dụ: bạn muốn trở thành một cảnh sát chuyên nghiệp thì phải đảm bảo được những yêu cầu cơ bản sau:
+ chiều cao: 1m65 trở lên ( đối với nam) 1m60 trở lên ( đối với nữ) + cân nặng: 45kg trở lên ( đối với nam)
+ sức khỏe khỏe mạnh, không được mắc các bệnh như tim mạch, huyết áp… + trí tuệ có sự suy nghĩ logic, óc sáng tạo trong công việc….
Các bạn phải khám phá bản thân mình, điều này có nghĩa các bạn phải nhận biết rõ hứng thú, năng lực, đặc điểm tâm sinh lý (tính cách, khí chất, điều kiện sức khỏe…), quan điểm về hệ thống giá trị cuộc sống… của bản thân để từ đó so sánh, đối chiếu với yêu cầu mà nghề mình định chọn đặt ra.
Ví dụ: cũng đối với ngành cảnh sát, cần một con người bình tĩnh, dũng cảm, can đảm, thông minh, nhanh nhẹn…
Và một điều nữa, cần quan tâm đến điều kiện kinh tế gia đình, đây cũng là một yếu tố quan trọng để các bạn có thể yên tâm theo đuổi quá trình đào tạo nghề mà mình đã lựa chọn.
Muốn đạt được các yếu tố trên, mỗi người phải tự biết tích cực học hỏi, tìm kiếm thông tin, tham gia các hoạt động ngoại khóa có liên quan đến nghề nghiệp, tham khảo những lời khuyên bổ ích từ gia đình, nhà trường hoặc từ các nhà tư vấn hướng nghiệp, để từ đó có thể chủ động đưa ra quyết định hợp lý. Mỗi chúng ta phải luôn năng động, luôn mở rộng tầm mắt, đừng để tự đóng khung mình vào một quyết định nghề nghiệp vội vàng nào đó để rồi cả đời phải gắn mình vào một công việc mà mình không hề yêu thích và hứng thú.
Có hai chương trình hướng nghiệp mới dành cho học sinh THPT đang được thực hiện, đó là “Tư vấn hướng nghiệp ” và “Khám phá giảng đường” trong hai tháng 11 và 12- 2012.
Chương trình “Tư vấn hướng nghiệp” sẽ tư vấn trực tiếp cho chúng ta vào buổi chào cờ đầu tuần tại 10 trường THPT (do các chuyên viên làm công tác tuyển sinh ở các trường ĐH phụ trách). Nội dung tư vấn gồm: Vai trò của việc định hướng nghề nghiệp; ảnh
hưởng từ việc định hướng nghề nghiệp tới tương lai; các bước để lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với bản thân; giải đáp thắc mắc về nghề nghiệp cho học sinh…
Và chương trình “Khám phá giảng đường” sẽ được tổ chức tại một số trường ĐH-CĐ. Mỗi chúng ta có thể tham gia và sẽ được tham quan trường; tham dự các tiết học thực hành tại nhà xưởng, phòng thí nghiệm… ở những trường ĐH- CĐ ấy.
Sẽ không khó với những ai giàu nghị lực và biết phấn đấu cho tương lai vì sự lựa chọn và quyết định là của các bạn. Hãy suy nghĩ thận trọng và chuẩn bị chu đáo để có một quyết định đúng đắn. Thành công nằm ở trong tay mỗi người, điều đó là chắc chắn! Chỉ cần niềm tin và sự cố gắng ta sẽ thành công.
“ Trên con đường bước đến thành công, không có chỗ cho những kẻ lười biếng”
_ Phạm Thị Minh Nguyệt (sáng tác)_