Tiêm phòng cho lợn con

Một phần của tài liệu BỆNH PHÙ ĐẦU Ở LỢN CON DO ESCHERICHIA COLI ĐÂY RA TẠI BÌNH ĐỊNH (Trang 25 - 27)

+ Trại lợn giống cấp I (cai sữa cho lợn con lúc 21 ngày tuổi): tiêm phòng cho lợn con lúc 7 ngày tuổi và tiêm lặp lại lúc 14 ngày tuổi.

+ Trại lợn giống cấp II và các hộ chăn nuôi (cai sữa lúc 30-35 ngày tuổi): tiêm phòng lúc 21 ngày tuổi và tiêm lập lại lúc 28 ngày tuổi để kích thích khả năng tạo kháng thể. Tiêm phòng ở lứa tuổi này đủ thời gian hình thành kháng thể để chống lại bệnh phù đầu trong giai đoạn khi lợn con sau cai sữa từ 1- 2 tuần tuổi.

Không tiêm phòng cho lợn nái vào giai đoạn tr−ớc khi sinh 3 tuần. Do khả năng truyền kháng thể của lợn mẹ qua sữa đầu cho lợn con rất hạn chế và không có ý nghĩa trong phòng bệnh.

3.9. áp dụng kết quả nghiên cứu để phòng trị bệnh phù đầu lợn con ở Bình định lợn con ở Bình định

- Phổ cập quy trình tiêm phòng vacxin, phổ cập quy tình kỹ thuật phòng trị bệnh cho mạng l−ới thú y cơ sở trong toàn tỉnh.

- Hiệu quả kinh tế: Có thể −ớc tính tổng cộng áp dụng kết quả của luận án trong 4 năm đã giảm chi phí cho ng−ời chăn nuôi khoảng 28,2 tỷ đồng.

- Đã đ−ợc hội đồng khoa học tỉnh Bình Định đánh giá đạt giải nhì tại hội thi sáng tạo kỷ thuật tỉnh năm 2002-2003 và Tổng liên đoàn lao động Việt Nam cấp bằng lao động sáng tạo năm 2003.

Kết luận vμ đề nghị

1. Kết luận

Từ những kết quả nghiên cứu thu đ−ợc, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1.1. Bệnh phù đầu ở lợn con do vi khuẩn E. coli gây ra ở tất cả các địa ph−ơng của tỉnh Bình Định. Năm 2000- 2001, tỷ lệ lợn mắc bệnh là địa ph−ơng của tỉnh Bình Định. Năm 2000- 2001, tỷ lệ lợn mắc bệnh là 64,66%, tỷ lệ chết 71,63%; 2004- 2005 đã giảm xuống còn 14,64% và 48,73%. Bệnh xảy ra chủ yếu ở lợn từ 21- 50 ngày tuổi, có tỷ lệ mắc bệnh là 57,55% và 60,31%, tập trung vào các tháng 3 (75,73% và 11,76%), tháng 4 (83,43% và 11,87%), tháng 8 (11,89%), tháng 9 (12,42%) và tháng 10 (72,22%).

1.2. Tỷ lệ phân lập vi khuẩn E. coli bình quân khá cao (73,83%). Tập trung chủ yếu là dịch ruột non (79,69%), chất chứa ruột non (77,34%), trung chủ yếu là dịch ruột non (79,69%), chất chứa ruột non (77,34%), hạch ruột (71,88%), gan và lách (66,41%).

1.3. Vi khuẩn E. coli gây bệnh phù đầu lợn ở Bình Định có 8 serotyp khác nhau, cao nhất là O149 (22,22%), tiếp theo là O139 (19,44%), O141 khác nhau, cao nhất là O149 (22,22%), tiếp theo là O139 (19,44%), O141 (16,67%), O138 (13,87%), O147 (11,11%) ; thấp nhất là O9 (2,78%), O8 (5,56%) và O157 (8,33%).

1.4. Các chủng E. coli phân lập đ−ợc từ lợn bị bệnh phù đầu ở Bình Định mang các yếu tố gây bệnh nh−: Định mang các yếu tố gây bệnh nh−:

- Dung huyết chiếm tỷ lệ 60,57%.

- Sản sinh độc tố chịu nhiệt (ST) 59,38%, không chịu nhiệt (LT) 47,92%, cả hai độc tố chịu nhiệt và không chịu nhiệt (ST+LT) 43,75%.

- Kháng nguyên bám dính F4 (82,86%), F18 (70,41%) và F4+F18 là 33,12%.

- Các chủng E. coli gây bệnh phù đầu lợn ở Bình Định kháng mạnh với kháng sinh: Penicillin, ampicillin từ 83,02- 86,76%. Mẫn cảm cao với neomycin (88,68%), polymicin B (86,79%).

1.5. Các chủng E. coli phân lập có độc lực giết chuột bạch từ 50- 100%, trong thời gian 17- 24 giờ và gây bệnh thực nghiệm ở lợn, sau khi quan sát trong thời gian 17- 24 giờ và gây bệnh thực nghiệm ở lợn, sau khi quan sát và mổ khám có những triệu chứng, bệnh tích giống lợn mắc bệnh tự nhiên.

1.6. Năm chủng vi khuẩn E. coli đ−ợc chọn để sản xuất vacxin có kýhiệu là BĐ 97, BĐ27, BĐ10, BĐ55, BĐ40 hiệu là BĐ 97, BĐ27, BĐ10, BĐ55, BĐ40

1.7. Vacxin tạo đáp ứng miễn dịch từ 92,36%- 98,28%, với hiệu giá kháng thể từ 1/40- 1/320 gần t−ơng đ−ơng với vacxin Porcine Pili SieldTM. Tiêm phòng đại trà, tỷ lệ lợn con mắc bệnh 7,64% và tỷ lệ chết 1,43%

1.8. Kháng sinh sử dụng điều trị bệnh phù đầu ở lợn t−ơng đối có hiệu quả là neomycin và polymicin, khi lợn đã có triệu chứng lâm sàng (10%) và (8,33%) khi lợn ch−a có triệu chứng lâm sàng (73,30%) và (62,50%). 1.9. Lịch tiêm phòng vacxin :

- Không tiêm cho lợn nái vì kháng thể truyền từ lợn nái sang lợn sơ sinh rất thấp, không có khả năng miễn dịch bị động cho lợn con.

- Tiêm cho lợn con ở 7 ngày tuổi và tiêm lặp lại lúc 14 ngày tuổi (đối với lợn con cai sữa 21 ngày tuổi) hoặc lúc 21 ngày tuổi và tiêm lặp lại ở 28 ngày tuổi (đối với lợn con cai sữa 30- 35 ngày tuổi)

2. Đề nghị

Tiếp tục áp dụng mô hình phòng bệnh phù đầu lợn con tại tỉnh Bình Định, tiếp tục phân lập và xác định các chủng E.coli gây bệnh phù đầu tại địa ph−ơng, tuyển và bổ xung chủng đại diện, hoàn thiện và nâng cao hiệu lực của vacxin.

Một phần của tài liệu BỆNH PHÙ ĐẦU Ở LỢN CON DO ESCHERICHIA COLI ĐÂY RA TẠI BÌNH ĐỊNH (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(27 trang)