Tổ chức lớp và tệp chương trình

Một phần của tài liệu Giáo trình ngôn ngữ JAVA (Trang 31 - 32)

3. Xây dựng lớp trong java

3.7 Tổ chức lớp và tệp chương trình

Các gói - Packages

Chương trình Java được tổ chức thành các gói - packages. Đó là các tệp mã nguồn

xây dựng các lớp và các interfaces (sẽ nói sau). Tệp mã nguồn trong một gói phải bắt đầu

bằng câu lệnh package

package <tên package> ;

Nếu không có lệnh package mở đầu thì mọi lớp và interfaces khai báo trong tệp được coi là thuộc gói không tên - no name package.

Có thể dùng các lớp và interface trong một gói khác với điều kiện nó là public và phải chỉ rõ tên gói. Biến môi trường CLASSPATH để chỉ đường dẫn đến nơi đặt các gói

lớp.

Trong một tệp mã nguồn, chỉ có một lớp đựoc khai báo là public.

Tên của tệp mã nguồn phải trùng với tên của lớp hay interface được khai báo là

public.

Câu lệnh import

Câu lệnh import để nhập vào sử dụng các lớp hoặc interfaces đã khai báo trong một gói khác. Có ba dạng import:

import packageName.className;

import packageName.interfaceName;

import packageName.*;

Dạng cuối cùng của câu lệnh import với kí tự đại diện * có nghĩa là import tất cả

các lớp và interfaces trong gói.

Chỉ sau khi đã import ta mới có thể sử dụng các lớp hoặc interfaces mà không phải nêu đầy đủ toàn bộ tên gói chứa chúng.

Tổ chức dự án – project.

Nếu một chương trình không lớn, chỉ gồm một vài lớp thì các lớp đều nằm trong

một gói, mã nguồn sẽ nằm trong một tệp, tên tệp phải trùng tên lớp public. Các lớp còn lại không được là public.

Nếu chương trình gồm nhiều lớp thì phải tạo thành một Project. Một Project gồm

nhiều tệp, có nhiều lớp. Mỗi tệp một hoặc vài lớp. Phải có mô tả public và tên lớp

chính phải trùng tên tệp.

Các tệp thuộc một project chương trình thường đặt trong cùng một thư mục. Trình biên dịch sẽ tạo ra các tẹp mã byte-code cho mỗi lớp với đuôi .class. Trong tệp chính sẽ

phải có lệnh import các lớp phụ trợ khác.

Một phần của tài liệu Giáo trình ngôn ngữ JAVA (Trang 31 - 32)