Khả năng thanh toán dài hạn bằng tiền mặt

Một phần của tài liệu bài tiểu luận môn phân tích báo cáo tài chính phân tích dòng tiền (Trang 25 - 28)

Khả năng thanh toán dài hạn đề cập đến năng lực tài chính dài hạn của công ty và khả năng thanh toán các nghĩa vụ nợ dài hạn. Nó đo lường mức độ mà những mà cung cấp tín dụng dài hạn và những nhà đầu tư được công ty đảm bảo sẽ được thanh toán những khoản nợ/đầu tư khi đến hạn (Kieso, et al., 2004). Một hệ số tích cực cho thấy khả năng đảm bảo của công ty với nhà đầu tư và chủ nợ. Hệ số phổ biến được các nhà phân tích sử dụng là hệ số nợ đối với tổng tài sản, giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu. Những hệ số dòng tiền sau đây sẽ đo lường khả năng này

1. Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn bằng tiền mặt (Cash Flow to Long Term Debts)

Hệ số đánh giá tính phù hợp của những quỹ sẵn có để thanh toán những nghĩa vụ nợ dài hạn (Figelwicz & Zeller, 1991; Schmidgall, et al, 1993). Hệ số càng cao càng tốt, một công ty có thể bảo đảm thanh toán những khoản nợ dài hạn bằng dòng tiền từ hoạt động kinh doanh. Dữ liệu được lấy từ bảng cân đối kế toán và báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh Nợ dài hạn

2. Hệ số khả năng thanh toán cổ tức bằng tiền mặt (Cash Dividend Coverage Ratio) Ratio)

Hệ số này đo lường khả năng thanh toán cổ tức của công ty từ dòng tiền hoạt động kinh doanh (Figelwicz & Zeller, 1991). Hệ số này rất quan trọng đối với nhà đầu tư, chủ sở hữu và chủ sở hữu tiềm năng của công ty. Một xu hướng tăng sẽ cho thấy khả năng công ty mang lại lợi nhuận cho họ. Dữ liệu lấy từ báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh Cổ tức

3. Tỷ suất sinh lời tiền mặt của vốn chủ sở hữu (Cash Return to Shareholders)

Hệ số này là thước đo lượng tiền mặt được tạo ra từ khoản đầu tư của cổ đông (Figelwicz & Zeller, 1991). Một nhà đầu tư quan tâm đến tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu. Hệ số này cũng sẽ cho thấy tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu trong tương lai mà nhà đầu từ tiềm năng quan tâm. Hệ số này tương tự hệ số ROE (Lợi nhuận ròng / vốn cổ đông thường trung bình) (Weygandt, et al., 1998). Tuy nhiên, hệ số dòng tiền sẽ sử dụng tổng vốn chủ sở hữu. Với một xu hướng tăng là một chỉ báo tốt cho ROE tương lai

Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh Vốn chủ sở hữu

4. Cash Flow per Share

Cho thấy EPS có liên quan trực tiếp đến dòng tiền. Hệ số này sẽ bổ sung cho hệ số EPS. Một xu hướng tăng là chỉ báo tốt cho tỷ suất sinh lợi của chủ sở hữu trong tương lai

Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh

Số lượng cổ phiếu thường trung bình đang lưu hành

III. Hiệu suất hoạt động

Hiệu quả hoạt động đề cập đến một công ty sử dụng tài sản như thế nào trong sản xuất . Thông thường, hệ số đo lường hiệu quả là vòng quay tài sản, vòng quay khoản phải thu và vòng quay hàng tồn kho. Hệ số hoạt động của dòng tiền đo lường khả năng sử dụng tài sản hiện có của một công ty. Sử dụng các hệ số này sẽ giúp một nhà phân tích theo dõi việc tạo ra tiền mặt từ hoạt động kinh doanh mà đã loại trừ những sai lệch trong kế toán (Figelwicz & Zeller, 1991). Những hệ số dòng tiền sau đây sẽ đo lường hiệu quả hoạt động bằng cách sử dụng dữ liệu lưu chuyển tiền tệ.

1. Tỷ suất sinh lời tiền mặt của tài sản (Cash Return on Assets)

Hệ số này cho thấy tỷ lệ phần trăm tiền mặt được tạo ra từ việc sử dụng tổng tài sản. Tỷ lệ này đo lường trực tiếp những luồng tiền từ hoạt động kinh doanh được tạo ra từ tài sản công ty (Figelwicz và Zeller, 1991). Tỷ lệ càng cao, chứng tỏ công ty sử dụng tài sản của mình càng hiệu quả.

Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh Tổng tài sản bình quân

2. Tỷ suất sinh lời tiền mặt tài sản cố định (Cash Return on Fixed Assets)

Hệ số này cho thấy phần trăm tiền mặt được tạo ra từ việc sử dụng tổng tài sản cố định. Mục tiêu của hệ số này là đo lường lượng tiền mặt được tạo ra bằng việc sử dụng tài sản cố định. Hệ số càng cao, thì công ty sử dụng tài sản cố định càng hiệu quả. Dữ liệu được lấy từ các báo cáo lưu chuyển tiền mặt và bảng cân đối kế toán.

Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh Bình quân tổng tài sản cố định

3. Hệ số tái đầu tư tiền mặt (Cash Reinvestment Ratio)

Hệ số này đo lường mức độ mà lợi nhuận ròng dưới dạng tiền mặt được tái đầu tư vào kinh doanh (Schmidgall, et al, 1993) . Hệ số rất hữu ích cho việc đo lường phần trăm đầu tư vào tài sản mà có thể được tái đầu tư với cả hai loại tài sản thay thế và mở rộng. Hệ số tái đầu tư càng cao, dòng tiền dự kiến trong tương lai từ các hoạt động càng lớn. Ibarra, Venus C đề nghị hệ số này từ 8% đến 10% là hợp lý. Dữ liệu sẽ đi từ các bảng cân đối, báo cáo thu nhập và báo cáo lưu chuyển tiền mặt.

Gia tăng trong tài sản cố định và vốn luân chuyển Lợi nhuận ròng + khấu hao

4. Vòng quay tiền mặt (Cash Turnover)

Hệ số này sẽ hiển thị số lần tiền mặt quay vòng trong một năm. Số vòng quay càng nhiều, doanh thu tiền mặt có thể tạo ra càng lớn . Dữ liệu sẽ được lấy từ báo cáo thu nhập và bảng cân đối kế toán.

Giá vốn hàng bán (không bao gồm khấu hao) Tiền mặt có sẵn

5. Số ngày dư tiền mặt (Cash Balance or Days Cash Balance)

Hệ số này bổ sung cho hệ số vòng quay tiền mặt bằng việc chuyển số vòng quay tiền mặt thành số ngày tồn quỹ tiền mặt. Hệ số tính ra số ngày càng thấp càng tốt cho công ty

Tiền mặt có sẵn x 365 ngày giá vốn hàng bán (không bao gồm khấu hao)

Một phần của tài liệu bài tiểu luận môn phân tích báo cáo tài chính phân tích dòng tiền (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(30 trang)
w