đoạn 2006-2010
3.1 Những thành tựu đạt được
Trong giai đoạn 2006-2010 có nhiều sự thay đổi lớn về mặt kinh tế, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng đã đạt được những thành tựu như sau:
Thứ nhất, dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ngày càng gia tăng, góp phần bổ sung nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế-xã hội. Tính từ năm 1988 đến nay, Việt Nam đã thu hút 9.500 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký khoảng 98 tỷ USD. Đặc biệt, năm 2007 thu hút đầu tư nước ngoài vượt ngưỡng hơn 20 tỷ USD, tăng gần 70% so với năm 2006, chiếm trên 20% tổng vốn đầu tư nước ngoài trong 20 năm qua.
Thứ hai, quá trình thu hút đầu tư nước ngoài đóng góp tích cực vào thành công của công cuộc đổi mới trong 21 năm qua. Hiện khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 16% GDP, đóng góp vào ngân sách Nhà nước vượt 1,5 tỷ USD trong năm 2007; đồng thời thu hút 1,2 triệu lao động trực tiếp và hàng triệu lao động gián tiếp.
Thứ ba, đầu tư nước ngoài đã góp phần tích cực thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Về cơ cấu, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 37% giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước. Về cơ cấu vùng, đầu tư nước ngoài tập trung chủ yếu ở các vùng kinh tế trọng điểm đã góp phần làm cho các vùng này thực sự là vùng kinh tế động lực để lôi kéo sự phát triển chung và các vùng phụ cận.
Thứ tư, đầu tư nước ngoài là cầu nối quan trọng giữa kinh tế Việt Nam với nền kinh tế thế giới, thúc đẩy phát triển thương mại, du lịch và tạo điều kiện quan trọng để Việt Nam hội nhập ngày càng chủ động và sâu hơn vào đời sống kinh tế thế giới.
Thứ năm, đầu tư nước ngoài có tác động đến kinh tế trong nước, thúc đẩy các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh, đổi mới phương thức quản trị doanh nghiệp cũng như phương thức kinh doanh; đồng thời nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Thông qua đầu tư nước ngoài, nhiều nguồn lực trong nước như lao động, đất đai, lợi thế địa kinh tế, tài nguyên được khai thác và sử dụng có hiệu quả hơn.
3.2 Những hạn chế và ảnh hưởng tiêu cực của ĐTTTN
Bất kỳ một tấm huân chương nào cũng có mặt trái của nó, FDI của nước ta cũng có vấn đề đáng phải suy nghĩ:
Một là: cơ cấu đầu tư nước ngoài vào Việt Nam chưa hợp lý. Hơn 10 năm qua, các dự án đầu tư nước ngoài vào Việt Nam mới chỉ tập trung vào một số địa bàn và những ngành có khả năng thu hút vốn nhanh, ít rủi ro và có cơ sở hạ tầng khá. Trong 5 năm qua đã có 379 dự án đầu tư vào khách sạn, nhà hàng với 19402,8 triệu USD; 7475 dự án công nghiệp chế biến với số vốn 88579,5 triệu USD. Số dự án vào vùng sâu, vùng xa, vùng nghèo và các vùng sản xuất nông lâm nghiệp lại quá ít. Ngành nông lâm nghiệp chỉ có 575 dự án với số vốn 3837,7 triệu USD
Hai là: hiệu quả đầu tư chưa cao và không đồng đều, một số dự án đã đi vào hoạt động 3-4 năm nhưng vẫn bị thua lỗ. Mặt khác , có không ít các nhà đầu tư đã lợi dụng quan hệ hợp tác đầu tư và sơ hở trong chính sách và kiểm soát để buôn lậu, trốn thuế gây thiệt hại không nhỏ.
Ba là: đầu tư nước ngoài đã và đang tạo sự cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp nội địa về lao động kĩ thuật, về thị trường trong nước và xuất khẩu. Rõ nhất là sản xuất bia, bột giặt, dệt, da, lắp ráp điện tử, chế biến nông sản. Ví dụ công nghiệp điện tử liên doanh với nước ngoài tăng 35% lập tức khu vực trong nước giảm 5%...Các nhà đầu tư gây thiệt thòi cho người lao động. Ở một số xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài các nhà đầu tư đã tăng cường độ lao động, cắt xén điều kiện lao động, thậm chí xúc phạm nhân phẩm của người lao động, mua chuộc hoặc phản ứng với cán bộ công đoàn. Vì vậy đã có nhiều cuộc tranh chấp về lao động xảy ra ở các xí nghiệp này.
Bốn là: mô hình khu công nghiệp, khu chế xuất tuy có nhiều ưu điểm nhưng sự phát triển trong những năm qua, mô hình này ở Việt Nam cũng xuất hiện những yếu tố hạn chế. Trước hết là phát triển tràn lan không theo quy hoạch, chạy theo số lượng mà chưa tính đến hiệu quả. Cả nước có 17 khu công nghiệp chưa thực hiện được dự án nào, nước ta còn nghèo nhưng Nhà nước đã dành hẳn hàng trăm triệu USD để xây dựng kết cấu hạ tầng của các
khu công nghiệp để mời gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước, nhưng diện tích cho thuê lại quá ít so với dự kiến và quy hoạch.
Năm là: vấn đề lớn nhất mà FDI gây ra trong những năm vừa qua nữa đó là không ít những công nghệ và thiết bị lạc hậu đã bị thải đến 20%. Việc định giá cao hơn giá thực tế từ 15%-20% của các ngành công nghiệp do nước ngoài đưa vào dưới hình thức liên doanh đã gây thiệt hại cho ta khoảng 50 triệu USD. Ngoài ra nguy cơ có thể xảy ra nữa là sự phụ thuộc của các nước nhận đầu tư vào vốn, công nghệ kỹ thuật và thị trường của các nhà đầu tư, sự phát triển kinh tế giả tạo ở các nước nhận đầu tư, sự chảy máu tài nguyên và chất xám, sự can thiệp vào công việc nội bộ, an ninh của các nước công nghiệp phát triển thông qua các công ty xuyên quốc gia…
3.3. Nguyên nhân
3.3.1 Nguyên nhân của thành tựu
Thứ nhất, để thực hiện nghĩa vụ thành viên WTO, Việt Nam đã tiến hành điều chỉnh các chính sách kinh tế theo hướng minh bạch và thông thoáng hơn cho các doanh nghiệp; mở cửa thị trường hàng hóa, dịch vụ nhằm tận dụng tốt các cơ hội trong quá trình hội nhập.
Thứ hai, thị trường cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam được mở rộng. Các doanh nghiệp FDI cũng như doanh nghiệp Việt Nam đã thâm nhập được nhiều thị trường hơn. Xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp FDI gia tăng đáng kể nên đã mạnh dạn đầu tư mở rộng sản xuất.
Thứ ba, cùng với việc xóa bỏ các rào cản về đầu tư, Việt Nam đã trở thành một địa điểm hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, chính những thay đổi lớn về môi trường đầu tư kinh doanh đã giúp Việt Nam đón bắt được nhiều cơ hội mới.
3.3.2 Nguyên nhân của hạn chế
- Môi trường đầu tư của Việt Nam hiện còn một số tồn tại, hạn chế:
+Mặc dù đã có những bước phát triển mạnh mẽ song về cơ bản Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp, quy mô của nền kinh tế còn nhỏ bé, các cơ sở công nghiệp và trình độ kỹ thuật - công nghệ còn thấp, cơ cấu kinh tế còn chuyển biến chậm, hiệu quả đầu tư chưa cao, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn chưa đáp ứng được các yêu cầu phát triển.
+ Quá trình cải cách hành chính còn chuyển biến chậm, các thủ tục liên quan đến hoạt động đầu tư còn phức tạp; nạn tham nhũng còn phổ biến và chưa có biện pháp ngăn chặn, loại bỏ hữu hiệu; các chi phí dịch vụ về cơ sở hạ tầng hỗ trợ kinh doanh, chi phí trung gian, chi phí gia nhập thị trường của các doanh nghiệp còn lớn so với các nước trong khu vực. Sự phối hợp trong các hoạt động cải cách cơ cấu kinh tế, cải cách thế chế với chiến lược hội nhập kinh tế quổc tế còn chưa nhịp nhàng, động bộ.
+ Hệ thống thị trường các yếu tố sản xuất như thị trường vốn, thị trường lao động, thị trường đất đai, thị trường khoa học - công nghệ... còn chưa đồng bộ và kém phát triển. Hệ thống dịch vụ tài chính - ngân hàng cũng chưa phát triển mạnh. Quá trình cải cách hệ thống tài chính - ngân hàng tiến hành chậm; hệ thống ngân hàng dễ bị tổn thương do tỷ lệ nợ xấu còn cao, rủi ro lãi suất và tỷ giá lớn và khả năng giám sát, quản trị rủi ro yếu; hệ số tín nhiệm đối với với hoạt động của hệ thống tài chính - ngân hàng còn thấp. theo đánh giá của Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO). Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng mức độ cải thiện môi trường đầu tư của Việt Nam vẫn chậm hơn so với các nước khác trong khu vực.
- Hệ thống luật pháp chưa hoàn thiện
Hệ thống luật pháp về kinh tế của Việt Nam còn đang trong quá trình hoàn thiện, chưa đảm bảo tính bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế; tính ổn định và minh bạch chưa cao, mức độ rủi ro pháp luật còn lớn và khó dự báo; hệ thống văn bản pháp luật còn nhiều bất cập... - - Khủng hoảng thế giới
Cơn bão khủng hoảng kinh tế toàn cầu bắt đầu từ cuối năm 2007 ở nước Mỹ đang có dấu hiệu suy giảm nhờ sự nỗ lực của các quốc gia và các tổ chức quốc tế, như Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB).
Khủng hoảng kinh tế gây ra những rối loạn trong sản xuất, lưu thông hàng hóa, trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng dẫn đến rối loạn trong đời sống kinh tế, gây ra nạn thất nghiệp, sụt giảm về thu nhập, cuộc sống của người lao động và có thể kéo theo sự bất ổn về chính trị.
Đối với các nước tiếp nhận đầu tư, cuộc khủng hoảng lần này mang tính chất toàn cầu tự bản thân nó đã ngăn cản mọi dòng FDI, từ các nền kinh tế chủ chốt đến các nền kinh tế phụ thuộc. Cơ cấu đầu tư tại các nước tiếp nhận đầu tư chịu hiệu ứng tác động mạnh, có những nơi tạo sự bất hợp lý, mất định
hướng ban đầu do chính phủ quốc gia đề xuất, thể hiện tính tăng trưởng chưa bền vững. Xu hướng chung là như vậy, tuy nhiên, cơ hội mới lại phát sinh trong thời kỳ khủng hoảng. Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính thế giới, các dòng vốn chuyển vào và chuyển ra biến động tương đối mạnh, việc không có nguồn số liệu chính xác và kịp thời để tính toán cân bằng tổng thể trong cán cân thanh toán, từ đó có những quyết sách kịp thời và đúng đắn ứng phó với những biến động bên ngoài khiến cho các chính sách tỷ giá và tiền tệ trở nên kém linh hoạt và chậm trễ, ảnh hưởng tới điều tiết vĩ mô.
Chương III: Giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong giai đoạn tới