Hội nghị Trung ương 7 khóa VII đề ra chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa :” Cải biến nước thành nước có cơ sở hạ tầng – kỹ thuật hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của sức sản xuất, mức sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh
Khi đã có những bước tiến mạnh mẽ trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì Việt Nam đã trở thành một nước công nghiệp. Huyện Thường Tín tuy là một huyện vùng ven thành phố nhưng tốc độ đô thị hóa ở đây diễn ra mạnh mẽ nên nó cũng đóng góp trong công cuộc đổi mới này, để giúp cho đất nước ta hoàn thành các nhiệm vụ đặt ra nâng cao đời sống xã hội cả về vật chất và tinh thần
Nguyên nhân để đánh giá biến động
Qua phân tích biến động tình hình sử dụng đất, ta thấy rằng trong thời gian 11 năm mà diện tích đất nông nghiệp giảm với số lượng tương đối lớn. Do huyện Thường Tín có tốc độ đô thị hóa cao nên diện tích đất nông nghiệp được chuyển sang sử dụng vào đất ở, đất khu công nghiệp, đất sản xuất kinh doanh với diện tích khá lớn. Trong 11 năm trở lại đây, các doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngoài đầu tư nhiều vào huyện Thường Tín cho các dự án như: khu công nghiệp Quất Động, khu công nghiệp Hà Bình Phương, khu công nghiệp Hà Hồi … nên đất xây dựng vào các dự án này tăng nhanh đồng thời hệ thống đường giao thông cũng phải được mở rộng (tiêu biểu là quốc lộ 1A) để đáp ứng được sự đòi hỏi của một đô thị có tốc độ đô thị hóa cao. Dân cư tăng nhanh kéo theo diện tích đất ở ngày một mở rộng một phần do sinh đẻ, một phần là do công việc đem lại từ các khu công nghiệp nên đã hình thành các cụm dân cư mới ngay cạnh các khu công nghiệp. Sự chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp một mặt làm cho người dân mất tư liệu sản xuất tạo ra một lực lượng lao động dư thừa lớn, mặt khác đó cũng là một điều kiện thuận lợi để tạo ra bước phát triển kinh tế - xã hội vững chắc theo hướng dịch vụ kinh doanh
Trải qua 11 năm phát triển mạnh mẽ, trên địa bàn huyện Thường Tín thể hiện sự gia tăng mạnh của đất ở từ 22,09 km2
(năm 2000) lên 23,83 km2; đất khu công nghiệp từ 0,12 km2 lên 2,87 km2; đất sản xuất vật liệu xây dựng gốm sứ từ 0,03 km2 lên 1,18 km2. Tuy nhiên để có được những diện tích đất phi nông nghiệp tăng đáng kể như vậy, đất nông nghiệp của Thường Tín đã giảm từ 96,93 km2 xuống 89,68 km2.
Dưới sức ép của sự phát triển dân số và kinh tế - xã hội mạnh mẽ nên việc sử dụng đất phải dựa trên quan điểm tiết kiệm để sử dụng có hiệu quả tránh lãng phí đất, đồng thời có biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế và hệ số sử dụng đất để đảm bảo phát triển đời sống xã hội. Xã hội ngày càng phát triển nhu cầu sử dụng đất ngày càng gia tăng nhất là khu vực có mức độ đô thị hóa cao như huyện Thường Tín. Việc đánh giá biến động tình hình sử dụng đất có ý nghĩa lý luận và thực tiễn rất lớn. Thông qua số liệu biến động đất đai của huyện Thường Tín đã cho thấy trong thời gian từ năm 2000 – 2011 tình hình biến động đất đai lớn nhưng huyện đã quản lý được quỹ đất một cách chặt chẽ, hợp lý và đúng pháp luật. Sự biến động này có ảnh hưởng tới việc phát triển kinh tế xã hội của huyện trong giai đoạn tới.