Những thành công và thất bại của một số ngân hàng thương mại Việt

Một phần của tài liệu ngân hàng thương mại Việt Nam trước và sau khi Việt Nam gia nhập WTO (Trang 28 - 31)

Nam

1- Thành công của một số ngân hang

Điển hình cho sự thành công của ngân hang đó chính là ngân hang ngoại thương việt nam- vietcombank với một kết quả kinh doanh hết sức khả quan trong năm 2007

2- Thất bại của một số ngân hang

2.1 Một số ngân hang bị thua lỗ khi Việt Nam gia nhập WTO

Năm 2007, Ngân hàng Thương mại Cổ phần xuất nhập khẩu (Eximbank) bán 500 tỷ đồng vốn điều lệ cho 17 đối tác chiến lược trong nước là các tập đoàn kinh doanh có uy tín, với giá bán gấp 8 lần mệnh giá, tương đương với 4.000 tỷ đồng. Eximbank thu được khoản chênh lệch 3.500 tỷ đồng thặng dư vốn . Song hiện nay giá cổ phiếu của Eximbank trên thị trường OTC chỉ còn 36.000 đồng/cổ phiếu, giảm hơn 50%.

Tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB), số vốn huy động trong 2 tuần cuối tháng 3/2008 giảm 300 tỷ đồng và 2 tuần đầu tháng 4/2008 giảm tiếp 450 tỷ đồng

2.2 Nguyên nhân tình trạng này là do

Một là, do thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, các ngân hàng thương mại bị khống chế hạn mức tín dụng có tính chất bình quân, cào bằng như nhau là tăng trưởng dư nợ không quá 30% đến hết năm 2008 và lãi suất cho vay tăng lên quá cao, nên các doanh nghiệp, đông đảo khách hàng khác rất khó vay được vốn ngân hàng.

Bởi vậy các doanh nghiệp giảm tiền gửi của mình để chuyển sang sử dụng cho đầu tư. Một số doanh nghiệp cho đối tác kinh doanh của mình vay. Các tập đoàn cũng sử dụng vốn tiền gửi của mình để cho các đơn vị thành viên, công ty con vay,...

Bên cạnh đó, người dân, doanh nghiệp tư nhân,... cũng giảm tiền gửi của mình để cho người thân trong gia đình, bạn bè, đầu mối bạn hàng vay kinh doanh, đầu tư, thanh toán,...

Hai là, theo dự kiến, tháng 6/2008 là thời điểm rút toàn bộ 52.000 tỷ đồng tiền gửi của Kho bạc Nhà nước đang gửi tại các ngân hàng thương mại Nhà nước về Ngân hàng Nhà nước, nên chủ trương này đang được thực hiện theo lộ trình, nếu không sẽ "gây sốc" về nguồn vốn của ngân hàng thương mại.

Ba là, tiền gửi chờ thành lập ngân hàng thương mại cổ phần và Công ty tài chính cổ phần, của nhiều doanh nghiệp, cá nhân, nay chuyển sang tài khoản tiền gửi phong toả tập trung tại một định chế được lựa chọn cho chuẩn bị xin cấp giấy phép và khai trương hoạt động.

Bốn là, thị trường chứng khoán sụt giảm, giá cổ phiếu trên thị trường OTC xuống quá thấp, hàng loạt nhà đầu tư thua lỗ, thụt vốn. Bởi vậy tiền của các nhà đầu tư gửi tại ngân hàng thương mại cũng sụt giảm theo.

Bên cạnh đó số dư trên tài khoản của nhà đầu tư tại các công ty chứng khoán cũng giảm; đồng thời hàng loạt công ty chứng khoán bị thua lỗ trong nhiều danh mục đầu tư từ đầu năm đến nay.

Hai nhân tố này làm giảm số dư tiền gửi của công ty chứng khoán tại các ngân hàng thương mại.

Năm là, từ đầu năm đến nay thị trường vàng biến động mạnh, trong điều kiện chỉ số tăng giá tiêu dùng (CPI) ở mức cao, nên một lượng đáng kể tiền của người dân được đầu tư vào vàng.

Một số thông tin đã công bố cho hay, từ đầu năm 2008 đến nay trên 40 tấn vàng đã được nhập khẩu về Việt Nam, trị giá trên 1,2 tỷ USD, trong đó ước tính 60% đã bán ra dân chúng.

Sáu là, thị trường chứng khoán sụt giảm, thị trường bất động sản chững lại, giá hạ nhưng cũng rất ít giao dịch. Chứng khoán và bất động sản không bán được, tiền không trở lại với nhà đầu tư, thì lấy đâu ra để gửi ngân hàng.

Bảy là, các thông tin về tăng thuế và tăng giá đối với ô tô liên tục được đưa ra, nên nhiều người có kế hoạch mua ô tô đã phải nhanh chóng rút tiền gửi tại ngân hàng, vay thêm bạn bè, người thân và tìm kiếm nguồn khác để chớp thời cơ mua.

Tám là, nguồn tiền trong dân cũng có giới hạn. Sau các đợt tăng lãi suất huy động vốn của ngân hàng thương mại từ cuối tháng 2/2008 đến nay, người dân đã tập trung gửi vào ngân hàng thương mại thời điểm lãi suất cao, lại còn được khuyến mại quay thưởng, tặng quà,... đến nay không còn tiền để gửi

Một phần của tài liệu ngân hàng thương mại Việt Nam trước và sau khi Việt Nam gia nhập WTO (Trang 28 - 31)