- Về công nghệ:
3.4. Năng lực cạnh tranh của ngân hàng ACB
* Sức mạnh từ thương hiệu
• ACB nhiều năm liền được tạp chí Asianmoney ( Tạp chí uy tín chuyên về tài chính ngân hàng, thu hút được một lượng độc giả rất lớn, đặc biệt là các chủ tịch hội đồng quản trị, tổng giám đốc, giám đốc tài chính các chuyên gia tài chính khắp châu Á) bình chọn là “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam” và mới đây ACB lại vinh dự nhận đựoc vinh dự đó trong năm 2009. Bên cạch đó ACB còn được nhận một loạt các danh hiệu do các tạp chí có uy tín trong nước và người tiêu dùng bìng chọn như “Dịch vụ ngân hàng bán lẻ được hài lòng nhất năm 2008” của báo Sài Gòn tiếp thị, ACB đã trở thành một thương hiệu mạnh cả trong và ngoài nước, nằm trong Top 100 thương hiệu mạnh Việt Nam. Cho đến nay ACB là ngân hàng đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam trong một năm nhận 3 giải thưởng quốc tế danh giá do các tạp chí nổi tiếng the Banker của tập đoàn Financial Times, The AsianBanker, và Asianmoney trao tặng
• Thương hiệu và uy tín đã được khẳng định không chỉ trong nước mà còn cả ở châu lục là ưu thế giúp cho ACB chiếm được lòng tin của khách hàng, giảm thiểu rủi ro liên quan đến thanh toán, hỗ trợ ACB phát triển thị trường và các sản phẩm dịch vụ mới.
• Tính đến ngày 15/10/2008 tổng số nhân viên của ACB là 6200 người trong đó cán bộ có trình độ đại học và trên đại học chiếm 93%. Đội ngũ nhân viên luôn được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ tại trung tâm đào tạo riêng của ACB. ACB được công ty tài chính quốc tế (IFC) tài trợ một chương trình đào tạo kỹ thuật viên chuyên về đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên, do ngân hàng FAREAST BANK AND TRUST COMPANY ( FEBTC ) của Philippin thực hiện
• Trong năm 2002 và 2003 các cấp điều hành đã tham gia các khoá học về quản trị ngân hàng của trung tâm đào tạo ngân hàng ( Bank training center ). Ngoài ra các nhà quản trị cấp cao của ACB liên tục nhận được các giải thưởng như “Một trong 100 nhà lãnh đạo trẻ triển vọng nhất khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và vùng Vịnh”
* Quy mô về vốn và thị trường vững mạnh
• Quy mô vốn điều lệ của ACB đạt 6.355 tỉ đồng với hơn 20.000 cổ đông tăng 318 lần so với ngày đầu thành lập. ACB hiện là ngân hàng có tổng tài sản đứng thứ 5 trong toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam, chiếm 10% thị phần huy động tiết kiệm của cả nước, trên 57% thị phần chủ thẻ tín dụng quốc tế, và chiếm phần lớn thị phần chuyển tiền nhanh Western Union tại Việt Nam
* Sản phẩm dịch vụ đa dạng phong phú mạng lưới giao dịch rộng khắp
• Ngân hàng ACB cung cấp cho khách hàng hơn 200 sản phẩm cơ bản ( Tương đương hơn 600 sản phẩm tiện ích ) được khách hàng đánh giá là ngân hàng cung cấp các dịch vụ ngân hàng phong phú nhất, mạng lưới giao dịch phủ khắp các địa bàn trọng điểm phát triển-kinh tế xã hội trên cả nước với gần 200 đơn vị. Bên cách đó hệ thống ngân hàng đại lý hỗ trợ thanh toán quốc tế cũng không ngừng tăng lên qua các năm. Đến nay số lượng ngân hàng đại lý của ACB trên thế giới là 628 ngân hàng và tập đoàn tài chính
* Công nghệ kỹ thuật tiên tiến hiện đại
• ACB luôn đi đầu trong việc đổi mới công nghệ, ACB bắt đầu trực tuyến hoá các giao dịch ngân hàng từ tháng 10/2001 thông qua hệ quản trị nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ (TCBS- The Complete Banking Solution ),có cơ sở dữ liệu tập trung và xử lý giao dịch theo thời gian thực và đến năm 2007 hệ thống lại được nâng cấp cao hơn. Trong các phần mềm ứng dụng thì ACB đã hợp
tác với Microsoft để có tư vấn và có nhà cung ứng phần mềm tin cậy về công nghệ thông tin. Bên cạnh đó ACB còn ứng dụng một loạt các hệ thống mới trong thanh toán và dịch vụ.